ICF. PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG, GIẢM CHỨC NĂNG VÀ SỨC KHỎE

Cập nhật lần cuối vào 16/03/2023

Mục lục

Quá trình gây bệnh

Khi một tác nhân tác động vào con người làm thay đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý. Quá trình này có thể được điều chỉnh và dừng lại không gây nên bệnh hoặc có thể diễn biến nặng gây nên bệnh.

Bệnh là do quá trình bệnh lý tác động vào tế bào, cơ quan, hệ thống, cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng cụ thể của cơ quan, hệ thống cơ thể của người bệnh, có khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại của ng­ười bệnh.

Mã bệnh theo TCYTTG: ICD-10. Ví dụ: Đau thắt lưng: M 54.5

image1

Quá trình tàn tật theo TCYTTG NĂM 1980 (ICIDH)

1

Di chứng của bệnh có thể là khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật.

Tổ chức Y tế Thế giới (1980 ) đã đưa ra các định nghĩa về chúng như sau

  • Khiếm khuyết: là sự mất mát, thiếu hụt hoặc bất thường về cấu trúc giải phẫu, tâm lý, sinh lý hoặc chức năng do bệnh hoặc các nguyên nhân khác gây nên.
  • Giảm khả năng: là bất kỳ sự hạn chế hay mất khả năng thực hiện một hoạt động gây nên bởi khiếm khuyết.
  • Tàn tật: là tình trạng người bệnh do bị khiếm khuyết, giảm khả năng nên không thực hiện được vai trò của mình trong xã hội mà người cùng tuổi, cùng giới, cùng hoàn cảnh và cùng công việc lại thực hiện được.

Như vậy,

Khiếm khuyết là mức độ khuyết tật nhẹ nhất gây tổn thương ở mức độ cơ quan hoặc mô;

Giảm khả năng là mức độ khuyết tật nặng hơn, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của người bệnh;

Tàn tật là mức độ khuyết tật nặng nhất, gây cản trở cho người bệnh ở mức độ xã hội.

image3

Sự thay đổi trong phân loại của TCYTTG

  • 1980 ICIDH: Khiếm khuyết- Giảm chức năng- Tàn tật (Impairment Disability Handicap)
  • 1997 ICIDH – 2: Khiếm khuyết- Hoạt động – Tham gia (Impairment Activities Participation)
  • 2001: ICF – International Classification of Functioning, Disability and Health: Phân loại quốc tế về hoạt động chức năng, giảm chức năng và sức khỏe

Chỉnh sửa lại ICIDH thành ICF (1996-2001):

2

Thêm các yếu tố hoàn cảnh:

  • Vật lý (nhà cửa, người chăm sóc, áo quần…)
  • Cá nhân (kinh nghiệm, điểm mạnh, thái độ…)
  • Xã hội (gia đình/bạn bè, văn hóa…)

Thay đổi từ (không thay đổi khái niệm)

  • Giảm chức năng thành ( giới hạn) hoạt động :
  • Tàn tật thành (hạn chế ) sự tham gia

Thêm khái niệm hoạt động chức năng (functionning)

image4

Các thành phần của ICF

3

Với một người với một tình trạng sức khỏe nào đó thì:

Hoạt động chức năng (Functioning) bao gồm những việc mà người đó thực hiện trong môi trường hàng ngày (performance) hoặc có thể thực hiện trên lâm sang khi thăm khám (capacity).

Các thành phần của hoạt động chức năng là:

  • Các cấu trúc và chức năng cơ thể
  • Các hoạt động
  • Sự tham gia

Giảm chức năng/khuyết tật (Disability) bao gồm các vấn đề hoặc khó khăn:

  • Các khiếm khuyết
  • Các giới hạn hoạt động
  • Hạn chế sự tham gia

 Các yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân tác động với những thành phần trên và có thể là các yếu tố tạo thuận lợi hoặc cản trở (được gọi là các yếu tố hoàn cảnh)

4
5

Các lĩnh vực của “các cấu trúc và chức năng cơ thể”

Các chức năng cơ thể (8)

  • Chức năng tâm thần kinh
  • Chức năng cảm giác và đau
  • Chức năng ngôn ngữ
  • Chức năng hệ tim mạch, máu, hô hấp, miễn dịch,
  • Chức năng hệ tiêu hóa, chuyển hóa, nội tiết
  • Chức năng hệ sinh dục, tiết niệu
  • Chức năng thần kinh cơ và liên quan đến vận động
  • Chức năng da và các cấu trúc liên quan

Các cấu trúc của cơ thể

  • Cấu trúc của hệ thần kinh
  • Tai, mắt, các cấu trúc liên quan cảm giác
  • Các cấu trúc liên quan giọng nói, phát âm
  • Các cấu trúc của hệ tim mạch, miễn dịch, hô hấp
  • Các cấu trúc liên quan đến hệ tiêu hóa, chuyển hóa, nội tiết
  • Các cấu trúc liên quan đến hệ sinh dục, tiết niệu
  • Các cấu trúc liên quan đến vận động
  • Da và các cấu trúc liên quan

Các lĩnh vực của các hoạt động và sự tham gia.

Hoạt động: Sự thực hiện một hành động hay hoạt động, ví dụ đi, chạy

Sự tham gia: Tham gia một vai trò trong tình huống cuộc sống, ví dụ đi học, chạy đua

 Các lĩnh vực:

  • Học và áp dụng kiến thức
  • Các nhiệm vụ và yêu cầu thông thường (hàng ngày)
  • Giao tiếp
  • Vận động (dịch chuyển, đi lại của thân, chân)
  • Tự chăm sóc (như tắm rửa, mặc, ăn, vệ sinh)
  • Cuộc sống ở nhà
  • Tương tác giữa các cá nhân và các mối liên hệ
  • Học tập, nghề nghiệp
  • Cộng đồng, đời sống xã hội và công dân (giải trí, vui chơi, đời sống chính trị, tâm linh)
image6

Các yếu tố môi trường (tạo thuận hay cản trở)

  • Các sản phẩm và công nghệ
  • Môi trường tự nhiên và các thay đổi của môi trường do con người
  • Các nâng đỡ và các mối liên hệ (gia đình, bạn bè, láng giềng, người chăm sóc, chính quyền, nhân viên y tế)
  • Thái độ (cá nhân: gia đình, bạn bè, láng giềng, người chăm sóc, chính quyền, nhân viên y tế. Thái độ xã hội và truyền thống phong tục)
  • Các hệ thống và chính sách dịch vụ (địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế)

Các yếu tố cá nhân

  • Tuổi
  • Giới
  • Giáo dục
  • Lối sống
  • Mối quan tâm…

Một số ví dụ:

6

Ví dụ bệnh nhân đột quỵ

Khiếm khuyết

  • Liệt nửa người
  • Tầm vận động
  • Kiểm soát thân, thăng bằng
  • Rối loạn trương lực cơ
  • Rối loạn thị giác
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Rối loạn nhận thức
  • Khó nuốt

Giới hạn chức năng

  • Giảm vận động trên giường
  • Giảm khả năng ngồi dậy, giữ tư thế ngồi- đứng
  • Giảm khả năng di chuyển/đi lại
  • Giảm khả năng giao tiếp
  • Giảm khả năng sinh hoạt hang ngày…
7

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

3 bình luận về “ICF. PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG, GIẢM CHỨC NĂNG VÀ SỨC KHỎE”

  1. Dạ thầy ơi cho em hỏi, một bệnh nhân bị hôn mê do xuất huyết não hoặc một bệnh nhân suy hô hấp do thở máy phải nằm viện chăm sóc cấp I thì việc đánh giá sự tham gia, yếu tố môi trường, yếu tố cá nhân như thế nào ạ? Em cảm ơn thầy nhiều ạ!

    Trả lời
    • Chào em,
      ICF xem xét hoạt động chức năng của con người và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ khoẻ(cá nhân và môi trường). Ở bệnh nhân hôn mê, thở máy … cấu trúc và chức năng không ổn định, hoạt động và tham gia hạn chế và yếu tố môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong duy trì, cải thiện sức khoẻ. Sự tham gia ở đây là tham gia điều trị tại bệnh viện, tham gia giao tiếp (nếu được) với nhân viên y tế, bệnh nhân giường bên …
      Yếu tố cá nhân tạo thuận cho bệnh nhân hôn mê như là trẻ tuổi, ít bệnh nền, bản chất di truyền, sức sống- động lực mãnh liệt …
      Yếu tố môi trường thì tất nhiên là quan trọng nhất: bệnh nhân hôn mê, thở máy nếu nằm ở khoa/bệnh viện có cơ sở vật chất tốt, thuốc men đầy đủ (sản phẩm và công nghệ, môi trường vật lý), nhân viên y tế có kinh nghiệm và nhiệt tình, cũng như quan tâm của người nhà (nâng đỡ và thái độ), hệ thống chính sách dịch vụ tốt tất nhiên khả năng duy trì sự sống và hồi phục sẽ cao hơn là bệnh nhân không có những điều kiện môi trường như vậy

      Trả lời

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này