GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM: CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ

XEM THÊM:

Mục lục

CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ

Khớp thái dương hàm thường liên quan trong các hoạt động như nói, nhai, cắn, nuốt, há miệng. Một số cơ cùng nhau vận động, thường theo kiểu đồng vận. Các cơ chính được liệt kê ở sau đây. Trừ khi được trình bày riêng, hoạt động thường là hai bên xảy ra tại mỗi khớp phải và trái đồng thời.

Các cơ chính:

  • cơ thái dương,
  • cơ cắn,
  • cơ chân bướm ngoài,
  • cơ chân bướm trong.

Các cơ khác liên quan trong vận động khớp thái dương hàm:

  • Các cơ trên móng (Suprahyoid muscles): hàm móng, trâm móng, cằm móng, hai bụng
  • Các cơ dưới móng (Infrahyoid muscles): ức móng, ức giáp, giáp móng, vai móng

Cơ thái dương (Temporalis Muscle)

Là cơ hình cánh quạt

Nguyên uỷ: 

Hõm thái dương và mặt ngoài của hộp sọ.

Bám tận: 

Đầu ngoài bám vào mặt ngoài của mỏm vẹt (coronoid process), và đầu trong gắn vào mặt trong của ngành hàm xuống đến mức của răng hàm thứ ba.

Cơ này được chia thành ba vùng riêng biệt theo hướng sợi và chức năng cuối cùng. 

  • Phần trước bao gồm các sợi hướng gần như thẳng đứng. 
  • Phần giữa chứa các sợi chạy chéo qua mặt bên của hộp sọ (hơi về phía trước khi chúng đi xuống). 
  • Phần sau bao gồm các sợi được sắp xếp gần như theo chiều ngang, hướng về phía trước phía phía trên tai để nối với các sợi thái dương khác khi chúng đi qua dưới cung gò má. 

Hình 1: Cơ thái dương

Chức năng: 

  • Khi phần trước co lại, hàm dưới được nâng lên theo phương thẳng đứng. 
  • Phần giữa co lại sẽ nâng và đưa hàm ra sau (retrude)
  • Bởi vì góc của các sợi cơ thay đổi, cơ thái dương có khả năng phối hợp các vận động đóng hàm và là một cơ đặt tư thế hàm quan trọng.

Phân bố: 

  • Dây thần kinh sọ số 5 (dây thần kinh sinh ba), nhánh III.

Cơ cắn (Masseter muscle)

Là cơ hình thoi (trám).

Nguyên uỷ:

  • Phần trên: Hai phần ba phía trước của bờ dưới của cung gò má.
  • Phần sâu: Mặt trong của cung gò má.

Bám tận: 

  • Cơ được tạo thành từ hai đầu: phần nông (A) bao gồm các sợi chạy xuống dưới và hơi ra sau, và phần sâu (B) bao gồm các sợi chạy chủ yếu theo chiều thẳng đứng. Chúng cùng nhau gắn vào mặt ngoài của ngành hàm và mỏm vẹt.
  • Bám tận vào xương hàm dưới kéo dài từ vùng của răng cối thứ hai ở bờ dưới ra sau bao gồm cả góc hàm.

Hình 2: Cơ cắn, phần nông và phần sâu

Chức năng: 

  • Nâng hàm dưới và đưa hai hàm răng chạm (“cắn”) vào nhau. Cơ cắn là một cơ mạnh cung cấp lực cần thiết để nhai một cách hiệu quả. 
  • Phần nông của nó cũng có thể trợ giúp đưa hàm dưới ra trước (protrude). Khi phần hàm dưới được đưa ra trước và tạo lực cắn, các sợi của phần sâu giữ vững lồi cầu trên gờ khớp.

Phân bố: 

  • Dây thần kinh sọ số 5 (dây thần kinh sinh ba), nhánh III.

Cơ chân bướm ngoài (lateral pterygoid)

Nguyên uỷ:

Nguyên uỷ của đầu trên và đầu dưới:

  • Mặt dưới thái dương của cành lớn của xương bướm
  • Mặt ngoài của lá mỏm bướm ngoài

Bám tận:

  • Đĩa khớp.
  • Cổ của lồi cầu.
Hình 3: Cơ chân bướm ngoài

Chức năng: 

  • Khi các cơ chân bướm ngoài dưới bên phải và bên trái co lại đồng thời, các chỏm lồi cầu bị kéo xuống vành khớp và xương hàm nhô ra trước. Khi cơ này hoạt động với cơ hạ hàm dưới, hàm dưới được hạ xuống và các chỏm lồi cầu trượt ra trước và xuống dưới trên vành khớp. 
  • Cơ chân bướm ngoài phần trên nhỏ hơn nhiều so với cơ chân bướm ngoài phần dưới. Trong khi cơ chân bướm ngoài phần dưới hoạt động trong khi mở hàm, phần trên vẫn không hoạt động, chỉ hoạt động cùng với các cơ nâng. Cơ chân bướm ngoài trên hoạt động mạnh khi cắn mạnh chống vật cản như nhai (power stroke) và khi các răng được giữ lại với nhau. Khi cơ này hoạt động, đĩa đệm được kéo về phía trước và vào trong.
  • Khoảng 5 phần trăm các sợi của đầu trên của cơ chân bướm ngoài gắn vào phía sau mắt. Điều này có thể giải thích cho đau sau ổ mắt ở một số bệnh nhân rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.

Phân bố: 

  • Dây thần kinh sọ số 5 (dây thần kinh sinh ba), nhánh III.

Cơ chân bướm trong (Medial Pterygoid)

  • Là cơ hình thoi.
  • Lá mỏm bướm ngoài (lateral pterygoid plate) phân tách cơ chân bướm ngoài với cơ chân bướm trong.

Nguyên uỷ:

  • Mặt trong của lá mỏm bướm ngoài, mỏm tháp của xương khẩu cái, lồi củ hàm trên.

Bám tận:

  • Phần sau và dưới của mặt trong ngành hàm và góc hàm (dưới).
Hình 4: Cơ chân bướm trong

Chức năng: 

  • Đưa hàm dưới ra trước và nâng hàm. Trợ giúp vận động xoay hàm.

Cơ hai bụng(Digastric muscles)

Nguyên uỷ:

  • Bụng sau: Khuyết chũm (mastoid notch) của xương thái dương, ngay bên trong xương chũm.
  • Bụng trước: Hõm hai bụng của xương hàm dưới, nằm ngay trên bờ dưới và gần với đường giữa.

Bám tận:

  • Bụng sau: Sợi chạy ra trước, xuống dưới, hướng vào trong đến gân trung gian gắn với xương móng.
  • Bụng trước: Các sợi kéo dài ra phía dưới và ra phía sau để bám tận vào cùng một gân trung gian như ở bụng sau.
Hình 5: Cơ hai bụng (bụng trước và bụng sau)

Chức năng: 

  • Khi các cơ hai bụng bên phải và bên trái co lại và xương móng (hyoid bone ) được giữ cố định ở vị trí bởi các cơ trên và dưới móng, hàm dưới bị hạ xuống và kéo về phía sau và hai hàm răng hở xa nhau. 
  • Khi xương hàm dưới được giữ vững, các cơ hai bụng, cùng với cơ trên và dưới móng, nâng xương móng lên (một chức năng cần thiết để nuốt). 
  • Cơ hai bụng là một trong nhiều cơ hạ hàm dưới và nâng xương móng. Nói chung, các cơ gắn từ xương hàm đến xương móng được gọi là cơ trên móng, và những cơ gắn từ xương móng đến xương đòn và xương ức được gọi là cơ dưới móng. Cơ trên và cơ dưới móng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều phối chức năng hàm dưới.

Phân bố thần kinh:

  • Bụng sau: Dây thần kinh sọ số 7 (dây thần kinh mặt). 
  • Bụng trước: Dây thần kinh sọ 5 (thần kinh sinh ba), dây thần kinh hàm móng (mylohyoid).

Hình 6: Các cơ sàn miệng, nhìn từ phía sau, trên (nhìn xuống dưới ra trước bên trong hàm dưới). Mylohyoid: cơ hàm móng; Geniohyoid: cơ cằm móng. Các cơ này trợ giúp hạ hàm.
Hình 7: Các cơ sàn miệng, nhìn từ trước dưới (nhìn từ trước, dưới cằm hướng lên). Stylohyoid: Cơ trâm móng. Các cơ này trợ giúp hạ hàm
Vận động hàm
NângThái dương, cắn, chân bướm trong
HạChân bướm ngoài
Đưa ra trướcChân bướm ngoài, chân bướm trong
Đưa ra sauThái dương (sau)
Đưa ra ngoài cùng bên Cơ hai bụng (Digastric), Trâm móng (Stylohyoid), Hàm móng (Mylohyoid), Cằm móng (Geniohyoid)Thái dương, cắn
Đưa ra ngoài đối bên Chân bướm ngoài, chân bướm trong
Bảng 1: Tóm lược vận động khớp thái dương hàm và hoạt động cơ chính tương ứng

XEM VIDEO

PHÂN BỐ THẦN KINH – MẠCH MÁU

  • Cung cấp động mạch cho TMJ được cung cấp bởi các nhánh của động mạch cảnh ngoài, chủ yếu là nhánh thái dương nông. Các nhánh góp phần khác bao gồm động mạch nhĩ sâu, hầu lên và động mạch hàm trên.
  •  Khớp thái dương hàm được phân bố bởi các nhánh tai thái dương và nhánh cơ nhai của dây thần kinh hàm dưới (CN V3).
  • Các cơ hoạt động lên khớp thái dương hàm được phân bố bởi dây thần kinh hàm dưới (CN V), thần kinh mặt (CN VII), C 1, C 2 và C 3.
Cơ và dây thần kinh chi phối

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này