CHÁNH NIỆM LÀ GÌ VÀ LỢI ÍCH CỦA CHÁNH NIỆM

Hãy nghe bài viết
Getting your Trinity Audio player ready...

Cập nhật lần cuối vào 19/05/2023

Các bạn đã bao giờ nghe thấy từ “Chánh niệm” hay “Thực hành chánh niệm” chưa? Chánh niệm trong tiếng Anh là “Mindfulness”.

Khi nhắc đến “Chánh niệm” nhiều người hay lầm tưởng nó là một cái gì đó đậm chất “Phật giáo”. Tuy nhiên sự thật hoàn toàn không phải như vậy.

Nhiều người hay nhầm lẫn khi cho rằng thực hành chánh niệm chính là ngồi thiền. Tuy nhiên, ngồi thiền chỉ là một phương pháp phổ biến để thực hành chánh niệm. Có những kiểu thiền định mang tính chánh niệm. Dù vậy, không phải tất cả thực hành chánh niệm đều có liên hệ tới thiền định và không phải tất cả thực hành thiền định đều dựa trên chánh niệm.

Mục lục

CHÁNH NIỆM LÀ GÌ?

Nói một cách đơn giản, Chánh niệm là “tỉnh thức và nhận biết chúng ta đang sống trong giây phút hiện tại”. Hoặc nói một cách đơn giản hơn nữa, Chánh niệm là tập trung hoàn toàn tâm ý và tận hưởng từng giây phút của hiện tại.

  • Trong thực tại: tức là khi bạn quan sát kỹ tâm trí của bạn thân, bạn sẽ nhận ra rằng nó rất hay suy tưởng lan man về tương lai hoặc những gì đã xảy ra trong quá khứ. Việc này dẫn đến những cảm xúc tiêu cực xảy ra bên trong chúng ta. Thực hành theo chánh niệm chính là việc tập trung sống trong “thực tại” và nhờ đó mà ta sẽ cảm nhận được sự an tĩnh khởi sinh từ bên trong.
  • Không phán xét/Chấp nhận: Phán xét chính là một xu hướng cực kỳ tiêu cực, phân biệt tốt – xấu, đúng – sai,… Điều này thường làm nên sự xáo động và sân si bên trong chúng ta khi bạn không chấp nhận một việc gì đó xảy ra. Từ ấy khiến chúng ta quan tâm quá mức đến những thứ đôi khi chẳng liên quan gì đến mình, sinh ra bực bội và lâu dần tạo thành tính xấu.
  • Sự chú tâm/Nhận biết: Đây chính là nền tảng quan trọng nhất vì khi ta chú tâm, ta mới có thể nhận thấy rằng tâm trí mình đang “lạc” vào quá khứ hoặc tương lai hay đôi khi phán xét vu vơ không đầu chẳng đuôi. Ta sẽ được đưa về với thực tiễn hiện tại để sống đúng đắn, tính cực hơn nhờ vào sự chú tâm đó.

Các bạn có nghĩ mình đang sống và tận hưởng giây phút hiện tại hay không? Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều đang ở rất xa trạng thái này. Lượng thông tin một ngày chúng ta tiếp xúc và phải xử lý ngày một tăng, trí óc cũng như tinh thần của chúng ta hầu như không được nghỉ ngơi. Hầu hết chúng ta đều đang làm công việc này nhưng đầu óc lại nghĩ đến công việc tiếp theo. Ví dụ như khi chúng ta ăn cơm, chúng ta nghĩ về những bài tập hoặc công việc còn dang dở chẳng hạn,..

Ngay cả khi các bạn có ngồi một mình và cố gắng không suy nghĩ gì đi chăng nữa, thì thật ra bên trong đầu của các bạn đang tự nói chuyện, xử lý thông tin và cùng theo đó là những đánh giá, nhận xét, phủ định, bất an,.. về những sự việc đã xảy ra trong quá khứ hoặc có thể xảy ra trong tương lai.

Chính những suy nghĩ “vu vơ” không ngừng này sẽ làm cho chúng ta không nhìn được bản chất của hiện tại, trở nên bi quan hơn và căng thẳng mệt mỏi cũng từ đó mà lớn dần lên.

Thực hành chánh niệm sẽ giúp chúng ta cải thiện được tình trạng này một cách có chủ đích, từ đó hiểu rõ hơn về cảm giác của những căng thẳng mệt mỏi, có được tinh thần ổn định hơn. 

HIỆU QUẢ CỦA THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM

Thực hành chánh niệm được cho là có một số tác động tích cực lên sức khoẻ tâm thần và thể chất.

Tăng khả năng tập trung

Thiền chánh niệm chính là vứt bỏ đi những tạp niệm, tập trung sau vào những khoảnh khắc hiện tại. Mỗi khi phát hiện ra tạp niệm chúng ta lại quay lại tập trung vào hơi thở, chính nhờ vậy mà khả năng tập trung sẽ tăng cao hơn. 

Thanh lọc tư tưởng, giảm căng thẳng, giảm đau 

Không phải là cố gắng chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mà bản chất của chánh niệm chỉ là quan sát và chờ cho những cảm xúc đó đi qua. Nhờ vậy tinh thần và cả thể chất của chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Tăng năng lực trực giác, khả năng sáng tạo

Thực hành chánh niệm sẽ giúp những chúng ta hiểu rõ hơn những tư tưởng và suy nghĩ của chính mình, nhờ đó rất nhiều năng lực của bản thân sẽ phát huy được tốt hơn.

Tăng chất lượng của giấc ngủ

Tập trung vào hơi thở sẽ giúp thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm trở nên cân bằng hơn, tình trạng căng thẳng của cơ thể cũng được giải tỏa và giúp chúng ta có được một giấc ngủ tốt hơn.

Lưu ý:

Nghiên cứu về hiệu quả của chánh niệm về mặt y học hiện vẫn còn chưa đầy đủ, một phần vì không thống nhất về định nghĩa, cách thực hành, đo lường hiệu quả cũng như thiếu sót trong thiết kế nghiên cứu. Những bằng chứng hiện tại về lợi ích của chánh niệm lên giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ, tập trung, giấc ngủ và thói quen ăn uống vẫn còn hạn chế.

Trong khi vẫn còn những hạn chế trong minh chứng về ích lợi, chánh niệm và thiền định đôi khi lại có tác động tiêu cực, có liên hệ tới loạn thần, hưng cảm, lo âu, hoảng loạn, tái trải nghiệm các ký ức sang chấn. Các chuyên gia cho rằng chánh niệm không phải phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt những người có những vấn đề sức khoẻ tâm thần nghiêm trọng như tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực.

XEM TIẾP: THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM
Đọc thêm: CHÁNH NIỆM LÀ GÌ (Jon Kabat-Zinn)

Minh Dat Rehab tổng hợp

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này