BỆNH LÝ LỒI CẦU NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY

Cập nhật lần cuối vào 02/10/2021

Mục lục

ĐẠI CƯƠNG

Từ đồng nghĩa: Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay, khuỷu tay người đánh tennis, tennis’ elbow (Lateral epicondilitis)

Mã ICD 10: M77.1

Bệnh lý lồi cầu ngoài (tên gọi khác: ) liên quan đến tổn thương các cơ duỗi cổ tay phát xuất từ lồi cầu ngoài của xương cánh tay.

Cơ chính bị ảnh hưởng là cơ duỗi cổ tay quay ngắn (extensor carpi radialis brevis), mặc dù những cơ duỗi cổ tay khác như duỗi cổ tay quay dài, duỗi các ngón chung cũng có thể bị.

Bệnh ảnh hưởng khoảng 1% đến 3% dân số. Về mô học, các gân bị tổn thương không có dấu hiệu viêm, mà thay vào đó là loạn sản mạch máu-nguyên bào sợi và tân sinh mạch máu.

a

Thông thường người bệnh có tiền sử duỗi cổ tay lập lại, do thể thao, nghề nghiệp hoặc sinh hoạt. Bệnh nhân thường đau ở lồi cầu ngoài với các hoạt động có động tác duỗi cổ tay, quay sấp, và/hoặc nắm chặt đồ vật.

LƯỢNG GIÁ

Lâm sàng

Khám lâm sàng chính gồm nhìn, sờ, khám thần kinh mạch máu, và đánh giá đau với tầm vận động và cơ lực.

Bắt đầu bằng nhìn để phát hiện sưng nề sau đó tầm vận động duỗi cổ tay với khuỷu duỗi và đánh giá sấp/ngửa cẳng tay, gấp/duỗi cổ tay.

Sờ thường phát hiện đau cách dưới lồi cầu ngoài 1-2 cm, gần chỗ bám của cơ duỗi cổ tay quay ngắn. Đau khi duỗi cổ tay hoặc ngón giữa có kháng gợi ý bệnh lồi cầu ngoài.

Về phân biệt cần sàng lọc cột sống cổ với đau lan rễ C6-C7, viêm khớp chỏm quay và chèn ép thần kinh quay.

Cận lâm sàng:

Không cần thiết trong hầu hết trường hợp. X quang thường bình thường. Siêu âm và cộng hưởng từ có thể phát hiện phù nề và các thay đổi của bệnh lý gân như dày lên và bất thường cấu trúc của gân cơ.

CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Vật lý trị liệu

Mục đích làm giảm đau và không thể thay thế cho chương trình tập luyện. trong giai đoạn cấp hoặc sau khi tập luyện có thể sử dụng chườm lạnh Nhiệt nóng có thể sử dụng làm giảm đau. Có thể sử dụng siêu âm hoặc điện dẫn thuốc tại chổ.

Điều trị sóng kích sốc ngoài cơ thể (ESWT), thường được sử dụng với một số loại bệnh lý gân cơ, chưa chứng tỏ có kết quả tốt, thậm chí kết quả còn xấu hơn và không khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này.

Điều trị bằng tay (manual therapy)

Các kỹ thuật bằng tay có thể có ích nhưng ít nghiên cứu chất lượng cao được tiến hành để đánh giá hiệu quả của nó.

Những kỹ thuật đã được các nhà điều trị sử dụng gồm di động khớp , di động và xoa bóp mô mềm, các kỹ thuật năng lượng cơ (muscle energy techniques), giải phóng cân- cơ (myofascial release).

Vận động trị liệu

Một khuyến cáo thông thường với đau khuỷu tay lồi cầu ngoài là bắt đầu một chương trình tập ở nhà để giảm đau và teo cơ và phục hồi chức năng như trước. các bài tập tập quan trọng đầu tiên nhằm phục hồi tầm vận khuỷu, cẳng và cổ tay để đạt sự đối xướng hai bên.

b
Hình: Tập kéo dãn cơ duỗi cổ tay

Các bài tập mạnh cơ ly tâm không đau là phần chính của chương trình tập luyện. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ vai trò của loại bài tập này trong giảm đau và cải thiện chức năng, đặc biệt với trường hợp bệnh gân cơ mạn tính.

Bên cạnh điều chỉnh khiếm khuyết tầm vận động và cơ lực, một chương trình PHCN đầu đủ sẽ bao gồm các phần khác của chuỗi vận động. Khám sàng lọc ban đầu gồm đánh giá toàn bộ phức hợp vai, vận động bả vai, cột sống cổ và ngực, và sức mạnh cơ thân mình. Sau khi xác định rối loạn chức năng, cần hướng dẫn bệnh nhân các bài tập điều chỉnh những rối lạn chức năng đó.

c
d
Hình: Tập co cơ đẳng trương ly tâm

Các kỹ thuật chuyên biệt

Các kỹ thuật tiêm tại chổ, sử dụng nhiều nhất là tiêm corticoid vẫn còn bàn cãi. Một số nghiên cứu nhận thấy mặc dù corticoid trợ giúp giảm đau 6 tuần sau sau tiêm, nhưng bệnh nhân mô tả đau nặng hơn so với điều trị PHCN hoặc chờ đợi.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể đem lại các kết quả khả quan với những trường hợp bệnh gân cơ kháng trị.

Các dụng cụ hỗ trợ

Băng cẳng tay (nẹp đối lực) hoặc nẹp cổ tay để giảm đau.

e
Hình: Đai đối lực cẳng tay

Chương trình tập luyện ở nhà

Chương trình tập luyện ở nhà cần được bắt đầu từ lúc bắt đầu điều trị. Đầu tiên là các bài tập tầm vận động chủ động và thụ động đồng thời tránh các hoạt động làm đau tăng lên. Sau khi đau được cải thiện, bệnh nhân dần dần bắt đầu chương trình làm mạnh cơ, cuối cùng sử dụng các bài tập ly tâm để phục hồi chức năng bình thường và giảm đau trong các hoạt động hàng ngày.

Minhdatrehab tổng hợp

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này