THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART VÀ THANG ĐO ĐẠT MỤC TIÊU GAS

Cập nhật lần cuối vào 14/03/2023

Mục lục

I. THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART (THÔNG MINH)

Xem thêm bài:

Các mục tiêu là đích đến cần đạt được (cho bệnh nhân/người chăm sóc)

Các mục tiêu nảy sinh từ các vấn đề của người bệnh (Nên sử dụng khung ICF để định hướng mục tiêu)

Cần điều chỉnh các mục tiêu để tăng cường khả năng của người bệnh nhằm hoạt động một cách độc lập nhất có thể được, Kết quả cuối cùng phải là nâng cao chất lượng cuộc sống và các hoạt động hàng ngày và sự tham gia liên quan.

Các mục tiêu  nên được viết ra và phải là các mục tiêu THÔNG MINH SMART.

S specific (cụ thể), significant (có ý nghĩa), stretching (khó khăn)

Đặc biệt ở bối cảnh cộng đồng cần chú trọng vào các mục tiêu hoạt động và tham gia

Cụ thể: cần nêu bật ai (bệnh nhân/người chăm sóc), cái gì (lĩnh vực, mục nào của khung ICF), như thế nào (các đặc điểm bổ sung), ở đâu (ở nhà, trường học, cộng đồng…) …

Ví dụ các lĩnh vực/mục thường sử dụng để đặt mục tiêu:

  • lĩnh vực hoạt động: nghỉ ngơi, dịch chuyển, di chuyển, tự chăm sóc, ngôn ngữ,
  • lĩnh vực tham gia: việc nhà, ăn uống giải trí với gia đình, di chuyển công cộng, đi học, làm việc, việc xã hội…

M measurable (đo lường được), meaningful (có ý nghĩa), motivational (tạo động cơ)

Sử dụng các thang đo lường để theo dõi quá trình đạt mục tiêu

Ví dụ:

  • Bệnh lý: Mức độ hoạt tính của bệnh, các thang đo chuyên biệt cho bệnh lý
  • Khiếm khuyết: đo cơ lực, tầm vận động, trương lực cơ, mức độ đau
  • Hoạt động: FIM, thời gian, tần suất, khoảng cách, mức trợ giúp, …
  • Tham gia: thời gian, tần suất, …, Thang điểm đạt mục tiêu (GAS: goal attainement scale)

A – achievable (đạt được), acceptable (chấp nhận được), action-oriented (hướng hành động), agreed upon (cùng đồng ý), attainable (đạt được),

Khó khăn thách thức nhưng có thể đạt được

  • Quá dễ: lười biếng, không ý nghĩa, không khích lệ
  • Quá khó: nỗ lực quá mức, thất vọng do không đạt được …

R relevant (có ý nghĩa, liên quan với bệnh nhân và/hoặc người nhà), realistic (thực tiễn), reasonable, rewarding (đem lại phần thưởng), results-oriented (hướng kết quả)

  • Các mục tiêu cần là những mục tiêu có giá trị và quan trọng đối với người đó
  • Có ý nghĩa và phù hợp với họ
  • Mục tiêu chức năng nên được lựa chọn phối hợp cùng với bệnh nhân và khi thích hợp, của gia đình/người chăm sóc

T – time-based (xác định thời hạn), time-bound (gắn thời gian), timely (đúng thời gian), tangible (có thật), trackable (theo dõi được)

Bao gồm cả các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

  • Ngắn hạn: ví dụ 1-2 tuần, 2-4 tuần
  • Dài hạn: ví dụ 3-6 tháng

Ví dụ:

Một bệnh nhân nam 65 tuổi (yếu tố cá nhân) bị yếu nửa người phải (khiếm khuyết) do tai biến mạch não 6 tháng (tình trạng bệnh lý), hạn chế khả năng đi lại và lên xuống bậc thang (hoạt động) nên không thể tham gia sinh hoạt thôn xóm cách nhà 100 m (sự tham gia).

Hiện tại bệnh nhân có thể đi được khoảng 20 m không dùng gậy chống với bàn chân quệt, dễ ngã. lên xuống được 5 bậc cấp với cầu thang có thanh vịn với trợ giúp tối thiểu.

Mục tiêu:

Cụ thể:

Mục tiêu nhắm vào hoạt động:

  • chức năng đi lại và lên xuống cầu thang (di chuyển)
  • bệnh nhân có thể đi được với dụng cụ trợ giúp (gậy chống)

Hoặc mục tiêu nhắm vào sự tham gia:

  • tham gia sinh hoạt cộng đồng
  • bệnh nhân có thể tham gia sinh hoạt cộng đồng với sự hỗ trợ của cán bộ xã hội (chở xe)

Đo lường được:

  • đi được 50 m trong thời gian ? phút, lên xuống 10 bậc thang
  • hoặc số lần đi trong ngày/tuần
  • hoặc mức độ hỗ trợ: trợ giúp/giám sát/độc lập
  • tham gia sinh hoạt 1 lần/tuần …

Đạt được:

  • Mục tiêu này có thể đạt được với khả năng của người bệnh, hợp tác của người bệnh và người nhà, sự hướng dẫn trợ giúp của chuyên gia y tế, nguồn lực của gia đình và cộng đồng …

Có ý nghĩa:

  • đi lại có ý nghĩa với bệnh nhân này để di chuyển đến những nơi mà họ mong muốn
  • tham gia sinh hoạt để nắm được các thông tin mới, để phát biểu ý kiến cá nhân, để giữ mỗi quan hệ ưa thích …

Có xác định thời gian:

Ví dụ 3 tháng

II. THANG ĐO ĐẠT MỤC TIÊU GAS (Goal Attainement Scale)

  • GAS là một công cụ đo lường sự thay đổi có tính cá nhân hóa, dựa trên tiêu chuẩn
  • Được phát triển vào năm 1960 bởi Kiresuk & Sherman để đánh giá các chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng
  • Được sử dụng rộng rãi kể từ đó để đánh giá các dịch vụ y tế, các chương trình giáo dục và các dịch vụ xã hội
  • Trong 20 năm qua được sử dụng trong nghiên cứu cho thiết lập mục tiêu cho các bệnh nhân cả người lớn lẫn trẻ em
  • Gần đây được sử dụng thường xuyên hơn trong thực hành lâm sàng, nhất là trong lĩnh vực hoạt động trị liệu
  • GAS liên quan đến việc xác định một loạt các mục tiêu riêng cho mỗi BN, từ đó xác định một loạt các kết quả phản ánh các hoạt động cụ thể.
  • Kiresuk et al. (1994) rất khuyến khích sử dụng thang điểm bao gồm 5 mức đạt được, cho điểm từ -2 tới +2

Cách thiết lập mục tiêu GAS:

Bước 1: Xác định các mục tiêu:

  • Khách hàng (bệnh nhân), gia đình và người điều trị xác định:
    • Những mong muốn về chức năng – các lĩnh vực cần can thiệp
    • Mục tiêu của bệnh nhân và gia đình
    • Mục tiêu của người điều trị
    • Các yếu tố thuận lợi (điểm mạnh)
    • Các rào cản
  • Cùng nhau để chuyển các mục tiêu rộng thành các mục tiêu riêng biệt với các biến số cụ thể, có thể đo lường sự thay đổi được, như là : thời gian, số lượng, mức độ trợ giúp, …

Bước 2: Xác định các kết quả

  • Mô tả những gì bệnh nhân hiện có thể làm – ‘mức cơ bản’ (điểm -2)
    • ví dụ: đi bộ 20 mét trong 8 phút bằng cách sử dụng gậy (Viết ở thì hiện tại).
  • Xác định kết quả có khả năng xảy ra nhất hoặc “thay đổi dự kiến” – điều bạn mong đợi một cách hợp lý do kết quả của can thiệp (điểm 0) – Chỉ định các biến số của sự thay đổi,
    • ví dụ: đi bộ 20 mét trong 2 phút bằng gậy
  • Xác định mức ‘thay đổi ít hơn mong đợi‘ (điểm -1) nằm giữa mức (-2) và (0),
    • ví dụ: đi bộ 20 mét trong 5 phút bằng gậy
  • Xác định mức ‘thay đổi nhiều hơn mong đợi’ (điểm +1).
    • Ví dụ như đi bộ 20 mét trong 1 phút bằng gậy
  • Xác định mức ‘thay đổi quá nhiều hơn mong đợi’ (điểm +2).
    • Ví dụ như đi bộ 20 mét trong 1 phút với một tay được giữ.

Bước 3: Xác định sự thay đổi sau can thiệp

Các tiêu chuẩn viết mục tiêu GAS

Nói chung, Thang điểm nên đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Đảm bảo khoảng cách giữa các điểm bằng nhau, thống nhất.
    • Ví dụ: cải thiện từ mức +1 tới +2 không nên lớn hơn mức cải thiện từ -2 tới -1
  • Số lượng thay đổi giữa các mức nên có tính hợp lý về mặt lâm sàng
  • Sự cải thiện nên được xác định bằng cách chỉ dùng 1 biến thay đổi (miễn là mục tiêu vẫn giữ ý nghĩa), giữ các biến khác không đổi.
    • Ví dụ: mức -2 (hiện tại): BN đi bộ được 100m với khung tập đi trong 8 phút, với 2 tay trên khung để điều khiển
  • Mục tiêu trên bao gồm nhiều biến: khoảng cách, thời gian, và mức trợ giúp
  • Quyết định trên 1 biến cần đánh giá thay đổi khi BN thực hiện, ví dụ như thời gian, còn  các biến khác thì giữ không đổi
    • Ví dụ: mức 0 :   BN đi bộ được 100m với khung tập đi trong 6 phút với 2 tay trên khung để điều khiển
  • Xác định khoảng thời gian để đạt mục tiêu:

Can thiệp nên diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, như 4-5 tháng hay số buổi trị liệu được đưa ra sẵn.

MỖI MỨC TRÊN THANG ĐIỂM NÊN ĐẠT ĐƯỢC CÁC TIÊU CHUẨN SAU

  • Mọi mức độ đánh giá được viết thành câu ở thì hiện tại
  • Mọi mức độ đều phải có thể đạt được hoặc phải thực tế
  • Mọi mức độ nên được viết càng rõ càng tốt, bằng cách sử dụng các thuật ngữ hành vi cụ thể
  • Mọi mức độ nên xác định một hành vi có thể quan sát được

Ví dụ thiết lập mục tiêu GAS:

VÍ DỤ 1 – MẪU GAS CHO HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU

  • Lĩnh vực trị liệu: Hoạt động trị liệu
  • Chức năng cần can thiệp:  Học và áp dụng kiến thức
  • Mục:  Học viết
  • Mức độ chức năng: Hạn chế hoạt động
  • Thời gian: 10 tháng

THANG ĐIỂM THIẾT LẬP MỤC TIÊU

-2              BN viết đúng 5 trong 26 chữ trong suốt quá trình 1 kèm 1

-1              BN viết đúng 6 đến 10 trong 26 chữ  trong suốt quá trình 1 kèm 1

0                BN viết đúng 11 đến 15 trong 26 chữ  trong suốt quá trình 1 kèm 1

+1             BN viết đúng 16 đến 20 trong 26 chữ  trong suốt quá trình 1 kèm 1

+2             BN viết đúng 21 đến 26 trong 26 chữ  trong suốt quá trình 1 kèm 1

VÍ DỤ 2 – MẪU GAS CHO HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU

  • Lĩnh vực trị liệu: Hoạt động trị liệu
  • Chức năng cần can thiệp:  Vận  động
  • Mục: Dùng cánh tay và bàn tay
  • Mức chức năng: Tham gia
  • Thời gian: 5 tháng

THANG ĐIỂM THIẾT LẬP MỤC TIÊU

-2              BN chơi bắt bóng  với bạn cùng lớp trong giờ ra chơi ít hơn 1 phút, mà không làm rơi bóng

-1              BN chơi bắt bóng  với bạn cùng lớp trong giờ ra chơi từ 1-2 phút, mà không làm rơi bóng

0                BN chơi bắt bóng  với bạn cùng lớp trong giờ ra chơi từ 2-3 phút, mà không làm rơi bóng

+1             BN chơi bắt bóng  với bạn cùng lớp trong giờ ra chơi từ 3-4 phút, mà không làm rơi bóng

+2             BN chơi bắt bóng  với bạn cùng lớp trong giờ ra chơi từ 4-5 phút, mà không làm rơi bóng

Ví dụ 3: Khả năng leo bậc cấp

Thành phần ICF: Giới hạn hoạt động

Mục: Di chuyển bậc cấp/cầu thang
Mốc thời gian: 4 tháng

THANG ĐIỂM THIẾT LẬP MỤC TIÊU:
-2: Trẻ không thể leo lên các bậc lên lớp học – được bế lên cầu thang
-1: Trẻ leo lên cầu thang vào lớp học bằng cách vịn một thanh vịn với một người chăm sóc giữ ở xương chậu để hỗ trợ nâng
0: Trẻ leo lên cầu thang đến lớp học vịn một thanh vịn với một người chăm sóc nắm tay kia
+1: Trẻ leo lên các bậc thang đến lớp học vịn thanh vịn với người chăm sóc nhắc nhở bằng lời
+2: Trẻ leo lên cầu thang đến lớp học độc lập bằng cách vịn vào thanh vịn

Lưu ý: Leo các bước trước hoặc sau những đứa trẻ khác
Lưu ý: Nếu mức độ đạt được nằm giữa các mức thang điểm, mục tiêu sẽ được xếp hạng ở mức thấp hơn.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

2 bình luận về “THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART VÀ THANG ĐO ĐẠT MỤC TIÊU GAS”

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này