PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHI TRÊN CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ: CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN

Các chiến lược PHCN cho bệnh nhân đột quỵ chủ yếu bao gồm:

  • Các chiến lược bù trừ: như mặc áo với tay lành
  • Các chiến lược cải thiện

Bài viết trình bày một số nhiệm vụ có thể lựa chọn để thúc đẩy cải thiện chức năng bên liệt bị suy giảm.

Nền tảng của hoạt động trị liệu được xây dựng trên cơ sở bệnh nhân đóng vai trò tích cực trong quá trình phục hồi của chính mình, bằng cách tham gia vào các hoạt động chức năng. 

Các nhiệm vụ chức năng trong trị liệu bao gồm các hoạt động đòi hỏi phải chịu trọng lượng của chi trên để hỗ trợ tư thế, với tới, mang, nâng, cầm nắm và thao tác các đồ vật tự nhiên hoặc thông thường. 

Các biện pháp can thiệp hiệu quả nhất sau đột quỵ thường áp dụng các nguyên tắc của học vận động, bao gồm:

  • Các nhiệm vụ cụ thể, lặp đi lặp lại, cường độ cao, chủ động, và dựa trên chức năng. 
  • Huấn luyện cụ thể cho từng nhiệm vụ cần phải phù hợp với bệnh nhân (tức là có ý nghĩa) và bối cảnh, tập luyện được sắp xếp theo cách ngẫu nhiên, có tính lặp lại và bao gồm thực hành khối, tập trung vào thực hành toàn bộ nhiệm vụ khi có thể được và được củng cố/phản hồi tích cực.

Mục lục

CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CAN THIỆP ĐỂ THÚC ĐẨY CHỨC NĂNG

Các mục tiêu sau đây là ví dụ về các hoạt động điều trị cho các mức độ và sự kết hợp khác nhau của quá trình phục hồi chức năng. Các hoạt động sau đây được phân loại theo mức độ tự do (ví dụ: tăng số lượng mặt phẳng chuyển động được kiểm soát và tích hợp sử dụng bàn tay), mức độ kiểm soát kháng trọng lực và các đồ vật được sử dụng trong nhiệm vụ. Một lưu ý quan trọng là các yêu cầu về nhận thức của nhiệm vụ có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ chức năng của chi trên.

Không nên xem danh sách này là theo thứ bậc từ thấp đến cao. Bệnh nhân cần tham gia vào nhiều nhiệm vụ đòi hỏi phải sử dụng tay theo nhiều cách khác nhau và tham gia vào thực hành cụ thể cho từng nhiệm vụ.

Tập trung chú ý vào tay bên liệt (Không vận động chủ động)

  • Bệnh nhân rửa tay bên liệt trong các hoạt động tắm rửa phần thân trên.
  • Bệnh nhân bảo vệ tay bên liệt trong khi lăn bằng cách đưa tay bên liệt thụ động xa thân mình khi chuẩn bị lăn.
  • Bệnh nhân phòng ngừa không cho cánh tay bên liệt lủng lẳng khi ngồi trên ghế.
  • Bệnh nhân đặt tay bên liệt lên bàn trong giờ ăn.

Các Mục tiêu Dự phòng

  • Bệnh nhân kéo dãn cánh tay đúng cách bằng cách với xuống sàn và giữ tư thế này sau khi thực hiện các nhiệm vụ khó khiến cánh tay bị cong.
  • Gia đình bệnh nhân trình bày các kỹ thuật bảo vệ thích hợp cho bệnh nhân di chuyển.
  • Người chăm sóc trình bày cách đặt tư thế bệnh nhân đúng cách trên giường.
  • Người chăm sóc trình bày kỹ thuật thích hợp để dịch chuyển bệnh nhân từ bề mặt này sang bề mặt khác (ví dụ: không phải bằng cách nâng dưới hai nách).

Chịu trọng lượng lên cẳng tay để giữ cố định

  • Bệnh nhân giữ chặt cuốn vở bằng tay bên liệt trong khi viết với tay lành.
  • Bệnh nhân giữ chặt thớt bằng tay bên liệt trong khi chuẩn bị bữa ăn.
  • Bệnh nhân giữ mở tờ báo bằng tay bên liệt trong khi chơi trò chơi ô chữ.

Sử dụng tay bên liệt để hỗ trợ trong quá trình dịch chuyển

  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt để hỗ trợ khi ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng.
  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt để đẩy người lên từ tư thế ngồi sang đứng.
  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt để với ra sau trước khi ngồi xuống.
  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt để hạ thân mình xuống sàn khi từ tư thế ngồi chuyển sang nằm ngửa.
Hình: sử dụng tay liệt để đẩy người lên/hạ xuống

Kết hợp tay bên liệt để hỗ trợ tư thế khi ngồi và đứng 

(Chịu trọng lượng bằng cánh tay duỗi thẳng với bàn tay ổn định trên bề mặt hỗ trợ)

  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt để hỗ trợ dịch chuyển sang bên trong khi giảm áp lực.
  • Bệnh nhân giữ vững phần thân trên bằng tay bên liệt trong khi lau bàn hoặc ủi bằng tay lành.
  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt giữ vững trên thanh vịn trong khi điều chỉnh quần áo bằng tay lành trong khi đi vệ sinh.
  • Bệnh nhân giữ vững phần thân trên bằng tay bên liệt trong khi đánh răng tại bồn rửa.
Một số nhiệm vụ để cải thiện chức năng chi trên cho bệnh nhân đột quỵ
Hình: sử dụng tay liệt để giữ vững khi đánh răng bằng tay lành

Chịu trọng lượng với chuyển động chồng lên

(nghĩa là bàn tay không rời khỏi bề mặt hỗ trợ nhưng trượt và kéo đồ vật)

  • Bệnh nhân ủi và/hoặc phủi bụi/lau bàn bằng tay bên liệt trong khi giữ vững phần thân trên bằng tay lành.
  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt để khóa phanh xe lăn với phần kéo dài phanh (nghĩa là tay phanh được làm dài ra).
  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt để làm phẳng quần áo.
  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt để đẩy xe đẩy hàng hoặc khung tập đi.
  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt để thoa kem dưỡng da.
  • Bệnh nhân sử dụng tay bên liệt để lau gương hoặc cửa sổ.
Hình: Lau bàn với tay liệt (trái) trong khi giữ vững thân mình bằng tay lành

Vận động vai chống trọng lực mà không có chức năng bàn tay

  • Bệnh nhân khởi đầu lăn bằng tay bên liệt.
  • Bệnh nhân nhấc đặt  tay bên liệt vào tay áo sơ mi.
  • Bệnh nhân nhấc tay bên liệt đặt lên mặt bàn.
  • Bệnh nhân đóng ngăn kéo lại bằng đẩy mu bàn tay bên liệt.
  • Bệnh nhân tắt công tắc đèn bằng cạnh bên của bàn tay bên liệt.

Bắt đầu vận động bàn tay (Cầm Nắm tĩnh) với vận động vai hạn chế 

(Hoạt động trên đùi hoặc trên bề mặt làm việc)

  • Bệnh nhân điều chỉnh mép áo bằng tay bên liệt.
  • Bệnh nhân giữ sách trên đùi bằng cả hai tay trong khi đọc.
  • Bệnh nhân giữ cố định trái cây hoặc rau bằng tay bên liệt trong khi cắt bằng tay lành.
  • Bệnh nhân cầm túi mua sắm bằng tay bên liệt trong khi đi lại.
  • Bệnh nhân cầm khăn mặt bằng tay bên liệt và lau từ giữa đến dưới thân mình.
Hình: Cố định bằng tay liệt (trái) trong khi cắt bằng tay lành

Các mẫu với tay với tới kèm hoạt động của bàn tay

  • Bệnh nhân nhặt tất, đồ vật trên sàn bằng tay bên liệt.
  • Bệnh nhân lấy đồ vật từ tủ dưới bồn rửa, tủ bếp bằng tay bên liệt.
  • Bệnh nhân mở tủ thuốc với tay bên liệt.
  • Bệnh nhân lấy đồ vật từ kệ trên cùng của tủ thuốc với tay bên liệt.
  • Bệnh nhân uống từ cốc với tay bên liệt.
HÌnh: Vươn tới và cầm nắm
Quét sàn với tay liệt (phải)

Các hoạt động bàn tay nâng cao

  • Bệnh nhân giữ các đồng xu trong lòng bàn tay bên liệt và trượt chúng vào đầu ngón tay.
  • Bệnh nhân gõ 15 từ mỗi phút bằng cả hai tay.
  • Bệnh nhân viết, ký tên với tay bên liệt.
  • Bệnh nhân nhặt và kẹp giấy với tay bên liệt.
Chế biến thức ăn bằng tay liệt (trái)

CÁC KỸ THUẬT KHÁC NHẰM CẢI THIỆN CHỨC NĂNG CHI TRÊN

  • Trị liệu vận động đồng cưỡng bức (CIMT)
  • Thực hành tinh thần/Tưởng tượng Hình ảnh (Mental Practice/Imagery)
  • Phản hồi sinh học điện cơ (Electromyographic Biofeedback)
  • Kích thích điện
  • Kích thích điện kích hoạt bằng điện cơ
  • Tập luyện cả hai tay (Bilateral Training)
  • Liệu pháp gương (Mirror Therapy)
  • Quan sát Hoạt động (Action Observation): quan sát video hoạt động
  • Tập luyện hỗ trợ bằng robot

XEM THÊM: KHÁI NIỆM VỀ TRỊ LIỆU VẬN ĐỘNG ĐỒNG CƯỠNG BỨC (CIMT)

Để theo dõi tiến triển, có thể sử dụng các thang đo kết quả chuẩn hóa. XEM THÊM: CÁC CÔNG CỤ LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG CHI TRÊN.

CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ

Các hoạt động chuẩn bị nhằm cải thiện:

  • Giảm phù nề,
  • Phòng và xử trí đau vai
  • Duy trì vận động khớp, tính mềm dẻo mô mềm, Phòng và xử trí co rút, co cứng
  • Cải thiện cơ lực
  • Cải thiện kiểm soát tư thế ….

Không được đề cập ở đây.

Lược dịch và có chỉnh sửa từ: Glen Gillen. Stroke Rehabilitation A Function-Based Approach. 4 th edition. Elsevier. 2016.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này