Bài viết trình bày các đặc điểm sinh cơ học của cơ và thần kinh cơ, phần tiếp theo: sự tạo lực và các yếu tố ảnh hưởng.
XEM LẠI: ĐẶC ĐIỂM SINH CƠ HỌC CỦA CƠ VÀ THẦN KINH CƠ. PHẦN 1
Sự tạo và lan truyền kích thích thần kinh đến cơ: sự lan truyền của điện thế hoạt động (xem tài liệu sinh lý học).
Sự chuyển kích thích thần kinh thành quá trình co thắt (kết hợp kích thích-cơ thắt):
XEM VIDEO:
Một điện thế hoạt động duy nhất hoạt hóa một sợi cơ sẽ tạo một lực tăng rồi giảm đi gọi là một co thắt đơn lẻ (twitch). Nếu một kích thích thứ hai xảy ra trước khi co thắt ban đầu chấm dứt thì sẽ tạo ra một co thắt đơn lẻ khác lên trên co thắt ban đầu. Khi tăng tần số kích thích, lực liên tục được tạo và tạo thành một trạng thái được gọi là co cơ liên tục không hòa lẫn (unfused tetanus). Nếu tăng tần số kích thích đến một mức độ nhất định, lực cơ không tăng được nữa và cơ ở trạng thái co liên tục (tetanus).
Hình. Khi có một kích thích, cơ tạo nên một co thắt đơn lẻ (twitch). Khi có nhiều kích thích liên tiếp, lực cơ tăng lên và cơ co liên tục không hòa lẫn. Khi tần số tiếp tục tăng, cuối cùng lực cơ đạt đến một giới hạn và cơ co hòa lẫn (tetanus).
Sự tạo lực cơ có thể được gia tăng bằng hai cách. Một là, gia tăng sự huy động số đơn vị vận động, hai là gia tăng tần số kích thích.
Hệ thần kinh trung ương phối hợp tốc độ và cường độ co cơ sao cho phù hợp với đòi hỏi của vận động.
Sức căng hay lực do cơ tạo ra được quyết định bởi số đơn vị vận động bị kích thích ở cùng một thời điểm và bởi tần số mà đơn vị vận động đang kích thích. Sự huy động, thuật ngữ dùng để mô tả trình tự hoạt hóa của đơn vị vận động, là cơ chế chính của sự tạo lực cơ. Sự huy động này thường đi theo một trình tự nhất định tùy theo hoạt động chức năng mà cơ đang tiến hành.
Trình tự huy động đơn vị vận động thường theo nguyên lý kích thước, các tế bào thần kinh vận động nhỏ, co chậm được huy động trước, theo sau bởi các đơn vị vận động co nhanh oxi hóa và cuối cùng là co nhanh đường phân. Điều này là bởi vì các tế bào thần kinh vận động nhỏ hơn có ngưỡng thấp hơn các tế bào lớn hơn. Như vậy những tế bào thần kinh vận động nhỏ được sử dụng tạo sức căng lan rộng trước khi các sợi vừa và lớn hơn được huy động.
Ví dụ như khi đi, các đơn vị vận động ngưỡng thấp được sử dụng cho hầu hết chu kỳ dáng đi, trừ một số huy động ngắn các đơn vị vận động trung gian trong thời gian hoạt hóa tối đa. Các đơn vị vận động co nhanh ngưỡng cao thường không được huy động trừ khi cần thay đổi nhanh về hướng hay khi vấp ngã.
Khi chạy, nhiều đơn vị vận động hơn được huy động, và một số đơn vị ngưỡng cao được huy động vào những lúc cần lực mạnh nhất trong chu kỳ. Ngoài ra, các đơn vị ngưỡng thấp được huy động cho các hoạt động như đi hoặc chạy, và các sợi nhanh được huy động trong các hoạt động như nâng tạ. Trình tự huy động khi đi và các bài tập có cường độ khác nhau được trình bày ở hình 9.
Trình tự huy động đơn vị vận động diễn tiến từ tế bào thần kinh vận động nhỏ đến lớn, chậm đến nhanh, lực nhỏ đến lực lớn, và cơ kháng mệt đến cơ mau mệt. Sau khi một đơn vị vận động được huy động, nó vẫn còn hoạt động cho đến khi lực giảm, và khi lực giảm, các đơn vị vận động bị bất hoạt theo trình tự đảo ngược với hoạt hóa, nghĩa là các tế bào thần kinh vận động lớn sẽ bị bất hoạt trước. Lực được tạo ra trong sự huy động không gia tăng một cách giật cục bởi vì các tế bào thần kinh vận động lớn hơn không được đưa vào hoạt động cho đến khi cơ cần tạo một lượng lực lớn.
Tần số kích thích của đơn vị vận động cũng có thể ảnh hưởng mức độ lực hay sức căng của cơ. Điều này được gọi là mã hóa tần số hay mã hóa tốc độ. Trong trường hợp co cơ với sức căng không đổi hay tăng chậm, tần số kích thích thay đổi từ 15-50 xung động mỗi giây. Tần số có thể tăng đến 80 -120 xung động mỗi giây trong co tốc độ nhanh. Ở các cơ nhỏ, tất cả các đơn vị vận động thường được huy động và hoạt hóa khi lực bên ngoài của cơ ở mức chỉ 30% đến 50% mức co cơ chủ động tối đa. Qua mức này, lực của cơ tăng lên thông qua gia tăng mã hóa tốc độ, làm cho cơ co chính xác và trơn tru hơn.
Ở những cơ lớn, sự huy động các đơn vị vận động xảy ra qua tất cả tầm lực tổng, làm cho cơ vẫn đang huy động nhiều đơn vị vận động hơn ở mức co cơ chủ động 100%. Ví dụ cơ delta, cơ tứ đầu đùi.
Mã hóa tốc độ cũng thay đổi với loại sợi và các thay đổi với loại vận động. Ví dụ mã hóa tốc độ của các sợi cơ ngưỡng thấp và cao được trình bày ở hình 10.
Hình. Chu kỳ kéo dãn- co thắt (SSC). Nếu kéo căng cơ trước khi co hướng tâm, lực tạo ra sẽ lớn hơn.
Như hình dưới đây mô tả, trong co cơ hướng tâm tốc độ làm ngắn cơ tỷ lệ nghịch với lực tác dụng bên ngoài. Tốc độ lớn nhất khi lực tác dụng bằng zero. Khi lực gia tăng đến một giá trị bằng với lực tối đa mà cơ có thể tạo ra, tốc độ làm ngắn cơ bằng zero và cơ đang co đẳng trường. Điều này mô tả mối liên hệ lực-tốc độ co cơ. Một sự gia tăng thêm lực dẫn đến một sự gia tăng chiều dài cơ khi nó co ly tâm và do đó tốc tộ làm dài gia tăng với lực tác dụng.
Độ lớn của lực được tạo ra bởi cơ trong khi co cũng liên quan đến chiều dài của cơ đang co. Chiều dài cơ có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi trong khi cơ phụ thuộc vào lực đối lập bên ngoài. Chiều dài cơ bị hạn chế bởi giải phẫu của vùng và điểm bám lên xương. Sức căng tối đa có thể tạo ra trong sợi cơ xảy ra khi một cơ được hoạt hóa ở chiều dài lớn hơn một ít so với chiều dài khi nghỉ, khoảng từ 80% đến 120% của chiều dài khi nghỉ. Bởi vì khi đó các thành phần co thắt tạo sức căng tối ưu và các thành phần thụ động đang dự trữ năng lượng đàn hồi và bổ sung vào sức căng tổng của đơn vị gân-cơ. Một trong những mục đích của khởi động là làm kéo dãn cơ để tạo thuận sự tạo lực cơ trong vận động.
Hình sau cho thấy mối liên hệ chiều dài- sức căng và minh họa sự đóng góp của các thành phần thụ động và chủ động trong cơ trong co cơ.
Một đặc tính cơ học quan trọng khác của cơ liên quan đến sự chậm trễ của quá trình tạo nên sức căng cơ của toàn bộ đơn vị gân- cơ và có thể được biểu diễn bằng thời gian từ lúc bắt đầu điện thế hoạt động đến lúc tăng hoặc sức căng cơ tối đa. Trong nghiên cứu điện cơ mối liên hệ lực –thời gian được gọi là chậm trễ điện- cơ.
Sự chậm trễ thời gian trong mối liên hệ lực-thời gian có thể được chia thành hai phần; phần đầu liên hệ đến sự gia tăng kích thích cơ đôi lúc được gọi là động học kích thích. Trong các vận động nhanh và lực cao, hệ thần kinh cơ có thể được rèn luyện để nhanh chóng tăng kích thích cơ (đến khoảng 20ms). Phần thứ hai của chậm trễ liên quan đến sự tạo sức căng thực sự mà đôi khi được gọi là động học co thắt. Độ dài thời gian phụ thuộc nhiều vào nỗ lực ý chí của cá nhân, sự rèn luyện, loại hoạt động cơ, và sự hoạt hóa trước đó của nhóm cơ.
Là khả năng của một nhóm cơ tạo moment lực (xoay) ở một khớp cụ thể.
Có hai thành phần:
Thành phần song song với xương: làm vững hoặc trật khớp
Hình. Phân tích lực cơ nhị đầu thành thành phần xoay và song song với xương
Sức mạnh cơ phụ thuộc vào:
Cánh tay đòn của các cơ góp phần vận động so với trục khớp (phụ thuộc vào khoảng cách giữa điểm gắn giải phẫu của cơ đến xương và trục xoay ở trung tâm khớp, góc của cơ bám vào xương).
Hình. Mối liên hệ lực, vận tốc và công.
Để rèn luyện cho vận động viên về công, huấn luyện viên phải hoạch định các hoạt động ở tốc độ cao ở mức lực bằng 30% lực tối đa. Sự tạo công cũng gia tăng bằng tăng các sợi co nhanh, có thể tạo công nhiều hơn 4 lần so với sợi chậm.
Khả năng tạo sức căng trong một khoảng thời gian.
Đối lập với sức bền
Đặc trưng bởi:
Phụ thuộc vào loại sợi cơ
Điểm cần lưu ý: cần phải khởi động (làm nóng) trước vận động
Cơ có thể thay đổi rất nhanh khi không sử dụng hoặc bất động. Teo cơ là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bất động chi, có thể đến 20-30% thiết diện sau 8 tuần bất động. Sự không sử dụng dẫn đến teo vì cơ tái tổ chức, dẫn đến mất protein và các thay đổi trong chuyển hóa cơ. Những thay đổi nhiều nhất xảy ra trong những tuần đầu của không sử dụng, và cần chú ý điều này trong PHCN và tập luyện.
Chấn thương cơ có thể gây đau, sưng nề, bất thường giải phẫu, giảm chức năng vận động. Khi một cơ bị chấn thương, khả năng tạo lực thường giảm. Sự bù trừ xảy ra ở những cơ khác hoặc thay đổi hoạt động để giảm sử dụng cơ bị chấn thương. Ví dụ như chấn thương cơ mông lớn (duỗi háng) có thể chuyển hoạt động duỗi háng cho cơ mông nhỡ và hamstring. Mất chức năng của một cơ có thể ảnh hưởng đến tất cả các khớp trong các phân đoạn liên kết nhau như ở chi dưới, do đó cần chú ý rèn luyện lại cả toàn bộ hệ thống cơ xương
Kính gửi Quý Bệnh Nhân, Phẫu thuật thay khớp háng là một phương pháp điều…
Bài viết trình bày tổng quan về Phương Pháp Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng…
Bài viết trình bày các thay đổi sinh lý của mảnh ghép sau phẫu thuật,…
Thành tựu này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh nhân bị liệt…
Bài viết này trình bày tổng quan về giải phẫu các động mạch não và…