Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh viêm không đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp.
Bệnh RA là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh cao, bệnh diễn biến kéo dài, hậu quả dẫn đến tàn phế.
Tỷ lệ mắc bệnh: 0,5-1%.
Thường gặp ở nữ giới (75%), lứa tuổi từ 30 – 60 tuổi.
RA là một bệnh gặp rất phổ biến, tuy nhiên nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Một yếu tố khởi phát từ bên ngoài (như là hút thuốc lá, nhiễm trùng hoặc chấn thương) gây ra phản ứng tự miễn dịch, dẫn đến phì đại màng hoạt dịch và viêm khớp mạn tính cùng với khả năng xuất hiện các biểu hiện ngoài khớp, được cho là xảy ra ở những người nhạy cảm về mặt di truyền.
Sự khởi đầu của RA rõ ràng về mặt lâm sàng được bắt đầu bởi một giai đoạn tiền viêm khớp dạng thấp (pre-RA). Sự phát triển của pre-RA và sự tiến triển của nó đến RA xác lập rõ được phân thành các giai đoạn sau:
Ở hầu hết bệnh nhân RA, khởi phát rất âm ỉ, thường bắt đầu bằng sốt, mệt mỏi, đau khớp trước khi tiến triển thành viêm và sưng khớp.
Thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp, trong đó hay gặp nhất là các khớp cổ tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp gối, khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp khuỷu. Các khớp ít gặp như: khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường là ở giai đoạn muộn.
RA có diễn tiến mạn tính kéo dài hàng năm, 75% tiến triển dần dần, chỉ 25% tiến triển thành từng đợt, có những giai đoạn lui bệnh rõ. Các đợt tiến triển nặng lên khi nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, chấn thương, phẫu thuật. Rất hiếm khi bệnh lui dần đến khỏi hẳn.
Để xác định sự tiến triển của RA, bệnh nhân được phân loại theo tiêu chuẩn lâm sàng và X quang thành 4 giai đoạn, như sau:
Bản thân RA không gây tử vong, nhưng các biến chứng của bệnh có thể rút ngắn thời gian sống thêm nhiều năm ở một số bệnh nhân. Nói chung, RA tiến triển và không thể chữa khỏi, nhưng ở một số bệnh nhân, bệnh dần dần trở nên ít rầm rộ hơn, và các triệu chứng thậm chí có thể cải thiện. Tuy nhiên, nếu đã xảy ra sự phá hủy xương và dây chằng hoặc biến dạng khớp thì hậu quả là vĩnh viễn.
RA gây ra suy giảm chức năng và khả năng làm việc tiến triển và giảm chất lượng cuộc sống. Trong 2 năm đầu, 10% bệnh nhân bị viêm khớp dai dẳng gây đau và suy giảm chức năng. Cùng với thời gian mắc bệnh tăng lên, tình trạng giảm khả năng làm việc cũng tăng lên. Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị biến dạng và việc thực hiện các công việc ngay cả bình thường có thể rất khó khăn hoặc không thể thực hiện được; những yếu tố này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Ngoài ra, RA là một bệnh toàn thân có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể ngoài khớp. Những ảnh hưởng/biến chứng này bao gồm:
Máu lắng, C-Reactive Protein (CRP)
Hình ảnh chung: giai đoạn đầu thấy mất vôi ở đầu xương và cản quang ở phần mềm quanh khớp. Sau một thời gian thấy hẹp khe khớp, hình khuyết xương nhỏ ở đầu xương giữa phần tiếp giáp của phần sụn và đầu xương. Giai đoạn muộn thấy dính 2 đầu xương và biến dạng khớp.
.
Cộng hưởng từ (nhất là cột sống cổ), siêu âm (tràn dịch khớp)…
Dịch khớp viêm, bạch cầu >2000/mm3 (5000-50000) ưu thế đa nhân trung tính.
Có 7 tiêu chuẩn:
1/ Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
2/ Sưng đau kéo dài tối thiểu 3 khớp trong số 14 khớp sau: ngón tay gần (2), bàn ngón (2), cổ tay (2), khuỷu (2), gối (2), cổ chân (2), bàn ngón chân (2).
3/ Sưng đau 1 trong 3 vị trí: khớp ngón tay gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.
4/ Sưng khớp đối xứng.
5/ Có hạt dưới da.
6/ Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp (+).
7/ Hình ảnh X quang điển hình.
Chẩn đoán xác định khi có 4 tiêu chuẩn trở lên.
( American College of Rheumatology (ACR)/European League Against Rheumatism (EULAR)
Nhằm phát hiện và điều trị sớm hơn khi khớp chưa bị biến dạng, tổn thương vĩnh viễn. Là một thuật toán dựa vào điểm kết hợp 4 yếu tố: ảnh hưởng đến khớp, các test huyết thanh học, các test phản ứng viêm, báo cáo của người bệnh về thời gian của dấu hiệu và triệu chứng.
A. Khớp tổn thương | Điểm |
1 khớp lớn: | 0 |
2 – 10 khớp lớn: | 1 |
1 – 3 khớp nhỏ: | 2 |
4 – 10 khớp nhỏ: | 3 |
> 10 khớp nhỏ: | 5 |
B. Xét nghiệm miễn dịch (ít nhất phải thực hiện một xét nghiệm) | |
Cả RF và Anti CCP âm tính | 0 |
RF hoặc Anti CCP dương tính thấp | 2 |
RF hoặc Anti CCP dương tính cao | 3 |
C. Phản ứng viêm cấp tính | |
Cả CPR và tốc độ máu lắng bình thường | 0 |
CRP hoặc tốc độ máu lắng tăn | 1 |
D. Thời gian bị bệnh | |
< 6 tuần | 0 |
>= 6 tuần | 1 |
Điểm tối đa là 10, chẩn đoán xác định khi điểm 6/10 hoặc lớn hơn.
Bệnh nhân có điểm nhỏ hơn 6/10 cần được đánh giá lại định kỳ.
Nếu bệnh nhân đã có những thay đổi ăn mòn khớp đặc trưng của RA (như tiêu chuẩn cũ) thì áp dụng thuật toán này không cần thiết.
Lưu ý
– Khớp lớn bao gồm: Khớp háng, khớp gối, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai
– Khớp nhỏ: Khớp cổ tay, bàn ngón, khớp ngón gần
– Âm tính: RF ≤ 14 UI/ml; Anti CCP ≤17 UI/ml
– Dương tính thấp: Giá trị xét nghiệm ≤3 lần mức bình thường
– Dương tính cao: Giá trị xét nghiệm ≥ 3 lần mức bình thường
Tất cả bệnh nhân cần phải lượng giá với các thông số lâm sàng, xét nghiệm và chức năng. Có nhiều chỉ số theo dõi hoạt tính bệnh được đề xuất, như là Disease Activity Score-28 (DAS-28); Simple Disease Activity Index (SDAI); Clinical Disease Activity Index, CDAI; Health Assessment Questionnaire, HAQ; Rheumatoid Arthritis Disease Activty Index, RADAI; Rheumatoid Arthritis Quality of Life, RAQoL) .
Nhiều thang đo được tích hợp sẵn trong phần mềm, trang web tạo thuận lợi cho việc tính kết quả.
Ví dụ: DAS 28
Bảng sau minh hoạ tiêu chuẩn đáp ứng của EULAR đánh giá theo DAS/DAS-28
ACR 2012 đưa ra 6 công cụ đo lường để tính thành một chỉ số liên tục xác định mức hoạt tính bệnh cao, trung bình, thấp hoặc lui bệnh.
ACR 2019 xác định 5 công cụ có thể sử dụng trong hầu hết các bối cảnh lâm sàng, đó là DAS-28, CDAI (Clinical Disease Activity Index), SDAI (Simplified Disease Activity Index), Routine Assessment of Patient Index Data 3, và PAS-II (Patient Activity Scale‐II).
Tiêu chuẩn lui bệnh:
Bệnh nhân RA được phân loại thành 4 nhóm chức năng:
Nguyên tắc chung:
Mục tiêu:
Các mục tiêu phục hồi chức năng cho bệnh nhân RA bao gồm:
Các biện pháp:
Mục đích chống viêm, giảm đau như nhiệt nóng, điện trị liệu, từ trường, …
Trong giai đoạn viêm cấp cần nghỉ ngơi tương đối, đặt tư thế đúng, vận động nhẹ nhàng theo tầm vận động khớp
Khi tình trạng viêm giảm có thể tăng dần các bài tập tương ứng. Cần tập vận động sớm, gồm vận động thụ động, vận động chủ động và vận động có dụng cụ.
Nguyên tắc tập vận động là: tập các động tác phải thận trọng, tăng từ từ. Tập nhẹ nhàng xen lẫn nghỉ ngơi, không tập gắng sức có thể làm đau thêm. Cố gắng khuyến khích người bệnh tự tập để đạt tầm vận động tối đa, tốt nhất là hết tầm vận động.
Ngoài tập động tác về tầm vận động của khớp, còn phải tập cơ lực, sức bền. Có thể tập dưới nước trong giai đoạn đầu để giảm tác động của lực lên khớp viêm. Các bài tập tại khớp tổn thương nên tập đẳng trường nhẹ, lập lại. Ở những khớp không viêm cần tập duy trì sức mạnh và sức bền chung cơ thể.
Xem thêm: Video: Các bài tập bàn ngón tay cho Viêm khớp dạng thấp
Hoạt động trị liệu có thể mang nhiều lợi ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp chi trên, nhất là bàn ngón tay. Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu giúp bệnh nhân sử dụng các khớp và gân cơ một cách hiệu quả mà không gây căng cho các cấu trúc này để tránh gây tổn thương thêm, hoặc thông qua các loại nẹp được thiết kế riêng. Cải thiện khả năng sinh hoạt hàng ngày qua thay đổi môi trường và sử dụng các dụng cụ trợ giúp.
Các biến dạng do viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng chức năng của bệnh nhân. Phần lớn các biến dạng liên quan đến bàn tay, khớp gối, bàn chân và vai. Loại dụng cụ chỉnh hình nào phụ thuộc vào khớp tổn thương và mục đích can thiệp (như phòng bàn chân rũ, giảm co rút khớp). Các dụng cụ chỉnh hình có thể làm cho người bệnh dễ dàng hơn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đem lại mức độ độc lập lớn hơn.
Dụng cụ chỉnh hình Chi trên
Thường thì hậu quả cơ xương nặng nề của viêm khớp dạng thấp liên quan đến rối loạn các khớp bàn tay. Ví dụ như biến dạng nút bấm/Boutonniere và cổ thiên nga/Swan Neck. Mục đích chính là phòng ngừa biến dạng và giảm đau.
Dụng cụ chỉnh hình chi dưới
Dụng cụ chỉnh hình bàn chân có thể đem lại một tiếp cận bảo tồn để giảm đau khi đi và chịu trọng lượng. Điều này có thể được thực hiện qua một số biện pháp như điều chỉnh kích thước và độ vừa của giày hoặc thay đổi vật liệu làm giày. Ngoài thay đổi giày, các dụng cụ chỉnh hình có thể được sử dụng để điều trị viêm khớp cổ, bàn chân. Dụng cụ chỉnh hình cổ bàn chân cũng có thể được sử dụng để làm giảm co rút khớp hoặc trợ giúp các cơ yếu quanh khớp. Các nẹp gối cũng rất hữu ích trong giai đoạn sưng đau.
Các thiết bị thích ứng (hình 4) trợ giúp cho bệnh nhân độc lập trong các hoạt động như tự chăm sóc (mặc áo quần, ăn uống, vệ sinh… ). Ví dụ tay cầm bổ sung, nẹp đĩa, đai velcro, thanh móc cài nút, thanh vịn, vật nâng bồn vệ sinh…
Xem thêm bài: Đại cương Phục hồi chức năng bệnh khớp.
Bài viết mô tả giải phẫu chức năng vùng chẩm và các đường liên hệ
Bài viết này nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy…
Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực hành lấy…
Bài viết này sẽ trình bày những điểm cơ bản của thấu nhiệt (sóng ngắn,…
Kính gửi Quý Bệnh Nhân, Phẫu thuật thay khớp háng là một phương pháp điều…
Bài viết trình bày tổng quan về Phương Pháp Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng…
View Comments
cảm ơn thầy bài viết rất hay và dễ hiểu