Bệnh nhân sau đang được chăm sóc tích cực sau khi nhập viện cấp cứu 2 tuần trước.
XEM VIDEO: LOG ROLLING TECHNIQUE
Khi nhập viện, các vấn đề xuất hiện đối với bệnh nhân nam này là:
Mục tiêu ban đầu đối với bệnh nhân này là theo dõi tình trạng hô hấp và phòng ngừa các biến chứng phát sinh do thở máy. Thở máy chọn lọc đôi khi được thực hiện với những bệnh nhân bị chấn thương sọ não để phòng ngừa các biến chứng thứ phát. Tổn thương tế bào do chấn thương sọ não làm giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh kích thích độc hại. Điều này dẫn đến tăng quá mức canxi trong các tế bào não gây chết tế bào. Mặc dù tổn thương do chấn thương ban đầu và hậu quả là chết tế bào không thể đảo nghịch được, nhưng việc duy trì cung cấp oxy, áp lực máu và áp lực nội sọ trong giới hạn bình thường có thể ngăn ngừa các tổn thương thứ phát (Critchley 2004). Các hướng dẫn lâm sàng của NICE về xử trí các chấn thương sọ não nêu rõ rằng phải tiến hành đặt nội khí quản và thông khí (thở máy) khi xác định điểm hôn mê Glasgow (GCS) dưới 8 (NICE 2003). Thông khí cho phép kiểm soát được áp lực nội sọ bệnh nhân hiệu quả hơn, ngăn ngừa tổn thương thêm do sự dịch chuyển các cấu trúc của não.
Trong khi ở ICU, kỹ thuật viên vật lý trị liệu cũng nên chú ý vào các nhu cầu phục hồi lâu dài của bệnh nhân. Thời gian bất động kéo dài và giảm trương lực cơ do dùng thuốc an thần có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể về chiều dài cơ và tầm vận động của khớp. Duy trì tầm vận động thông qua đặt tư thế đúng và di chuyển tay chân qua tầm vận động thụ động là một mặt quan trọng của chăm sóc. Điều này có thể liên quan đến làm việc cùng với nhân viên điều dưỡng để đảm bảo tư thế phù hợp 24/24 giờ và có thể sử dụng cần sử dụng nẹp.
Trong khi quản lý hô hấp là quan trọng hàng đầu, các nguy cơ liên quan đến tăng áp lực nội sọ khiến cho bất kỳ can thiệp nào lên bệnh nhân đều phải tính đến điều này. Do đó, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu phải phối hợp chặt chẽ với điều dưỡng và nhân viên y tế của ICU để đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp điều trị nào được thực hiện không làm tăng áp lực nội sọ. Do đó, can thiệp vật lý trị liệu đối với hệ hô hấp có thể ít tích cực hơn so với các bệnh nhân khác và có thể thường xuyên hơn, với thời gian mỗi buổi can thiệp ngắn.
Các vận động thụ động được thực hiện để giảm nguy cơ xảy ra hiện tượng co rút và thích ứng mô mềm. Tuy nhiên, một số tư thế có thể cần phải tránh hoặc thực hiện thận trọng để tránh làm tăng áp lực nội sọ. Cần tránh tư thế gập cổ và đầu thấp. Các vận động thụ động của chi dưới, đặc biệt là gập háng có thể dẫn đến tăng áp lực trong lồng ngực. Điều này có thể dẫn đến tăng áp lực nội sọ và do đó cần được thực hiện một cách cẩn trọng (Stokes 2004).
Trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục sau chấn thương sọ não, thường ghi nhận một sự gia tăng đáng kể về trương lực cơ. Điều này thường được ghi nhận khi quá trình cai máy thở bắt đầu vì giảm dùng thuốc an thần. Giảm liều an thần cho phép não chứng tỏ chức năng về mặt vận động (Stokes 2004) (nghĩa là các biểu hiện vận động rõ ràng hơn, ND) .
Trong chấn thương sọ não, và đặc biệt với bệnh nhân này, có một sự gia tăng rõ rệt về sức đề kháng trên cả nhóm cơ duỗi và cơ gấp. Điều này xuất hiện khi thực hiện các vận động thụ động chậm và thể hiện trong suốt tầm vận động. Loại kháng trở này được gọi là ‘ống chì’/‘lead-pipe’.
Bệnh nhân biểu hiện các tư thế cứng khác nhau do tổn thương não, có thể liên quan đến vùng tổn thương trong não gây tăng trương lực:
Do đó, bệnh nhân nam trong nghiên cứu trường hợp này có thể được mô tả là có tư thế mất vỏ, điều này chứng tỏ một tổn thương não giữa hoặc cao hơn.
Tăng trương lực có thể dẫn đến sự thích ứng và co rút mô mềm nghiêm trọng, điều này có thể hạn chế khả năng phục hồi chức năng của bệnh nhân. Bệnh nhân nam này biểu hiện tư thế mất vỏ, bao gồm gập lòng bàn chân. Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc đạt được tư thế ngồi thích hợp và ảnh hưởng đến những cố gắng dịch chuyển và đứng sau này. Do đó, các cố gắng xử trí trương lực cơ và duy trì tầm vận động có tầm quan trọng cao nhằm đảm bảo tối ưu khả năng PHCN lâu dài.
Một ghi nhận về mẫu hồi phục chung của bệnh nhân bị chấn thương đầu thường dẫn đến một mẫu chung là trương lực cơ thấp, với trương lực cơ cao ban đầu giảm dần. Do đó, các biện pháp can thiệp nên là ngắn hạn hoặc khả hồi để ngăn cản trở ngại thêm cho việc phục hồi chức năng của bệnh nhân (Stokes 2004).
Do đó, các can thiệp được đề xuất có thể tập trung vào sử dụng thuốc, đặt tư thế và kéo dãn nếu có thể được. Một số tác giả cho rằng có thể bó bột phòng ngừa trước khi hình thành các tư thế co cứng ở bệnh nhân bị chấn thương đầu để duy trì sự canh chỉnh và phòng ngừa các tư thế có thể dẫn đến sự rút ngắn thích ứng nghiêm trọng của mô mềm (Edwards 2002).
Qua ca bệnh ở giai đoạn cấp này, có thể rút ra một số nguyên tắc và mục tiêu chung ở giai đoạn cấp:
Không ổn định/ ổn định về y học, sức khoẻ (Việt Nam hay dùng từ không ổn định nội khoa thì cũng không đúng lắm).
Thang điểm nổi tiếng này có lẽ không cần phải được bàn luận chi tiết. Dưới đây MinhDat Rehab chỉ đưa ra một số thông tin bổ sung.
Glasgow Coma Scale (GCS) được xuất bản lần đầu tiên năm 1974 ở Trường Đại Học Glasgow bởi các giáo sư phẫu thuật thần kinh Graham Teasdale và Bryan Jennett. Thang đo này được sử dụng để mô tả khách quan mức độ suy giảm ý thức ở các bệnh nhân chấn thương hoặc bệnh lý nội khoa cấp tính, thông qua lượng giá các đáp ứng tốt nhất của: mở mắt (E), vận động (M) và lời nói (V) (Ví dụ GCS10 = E3V4M3). Thang đo này trở nên phổ biến từ những năm 1980 và được khuyến cáo sử dụng ở nhiều hướng dẫn cho các bệnh nhân giai đoạn cấp.
Tham khảo thang điểm tại đây
Dựa vào tổng điểm của thang đo này, có thể xác định mức độ nặng nhẹ và đưa ra các quyết định lâm sàng phù hợp. Ví dụ về thở máy, chuyển bệnh ở bệnh nhân nặng, chụp phim, xuất viện hoặc nhập viện theo dõi ở bệnh nhân nhẹ. Mức độ nặng nhẹ được tính như sau:
Lượng giá liên tiếp Thang điểm Hôn mê Glasgow cũng quan trọng trong theo dõi diễn tiến lâm sàng của một bệnh nhân và hướng dẫn các thay đổi điều trị.
Thông tin từ ba thành phần của thang điểm thay đổi theo mức độ phản ứng. Các thay đổi về đáp ứng vận động là yếu tố chiếm ưu thế trong các bệnh nhân nặng hơn, trong khi mắt và lời nói hữu ích hơn ở các mức độ nhẹ. Do đó, ở trên bệnh nhân riêng biệt, các dấu hiệu lâm sàng của ba thành phần này phải được ghi lại riêng biệt. Tổng điểm nói lên một chỉ số tổng hữu ích, tuy nhiên làm mất một số thông tin.
Các nghiên cứu cũng nhận thấy mối liên hệ giữa tăng tỷ lệ tử vong sau chấn thương sọ não và giảm thang điểm GCS từ 15 đến 3. Mặc dù vậy, không nên chỉ sử dụng Thang điểm Hôn mê Glasgow hoặc thành phần của nó để tiên lượng trên một bệnh nhân riêng biệt. Điều này là do ý nghĩa tiên lượng của thang điểm bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như chẩn đoán, các chấn thương kèm theo (tổn thương ngoại sọ), các yếu tố liên quan đến bệnh nhân như tuổi và các chỉ số lâm sàng khác (như rối loạn chức năng của đồng tử và các kết quả hình ảnh học).
Kết hợp thang điểm hôn mê Glasgow và Điểm Phản ứng của Đồng tử – Pupil Reactivity Score (PRS) (bằng cách trừ GCS cho PRS), ta có Điểm số Đồng tử Thang điểm Hôn mê Glasgow (Glasgow Coma Scale Pupils Score (GCS-P), được mô tả bởi Paul Brennan, Gordon Murray, và Graham Teasdale (2018).
GCS-P = GCS – PRS
Điểm số Tính phản ứng của Đồng tử với ánh sáng được tính như sau:
Điểm GCS-P có thể thay đổi từ 1 – 15 và mức độ trầm trọng ban đầu có thể liên quan đến kết quả về tỉ lệ tử vong và khả năng phục hồi.
Đặt nội khí quản và thở máy ở các bệnh nhân (theo NICE, Last updated: 13 September 2019)
Từ Hy Lạp cổ, “opisthen” nghĩa là “ra sau” và “tonos” nghĩa là “sức căng”) là một tình trạng co cứng và quá duỗi với đầu, cổ và cột sống có tư thế “uốn cong”, “bắt cầu”.
Tình trạng này có thể khởi phát đột ngột và có thể kéo dài hoặc lặp lại.
Về nguyên nhân: tư thế điển hình biểu hiện rõ ở bệnh uốn ván. Opisthotonos xảy ra ở nhiều loại bệnh lý, có thể ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, và đôi khi có thể là triệu chứng duy nhất để xác định bệnh.
Các bệnh lý có thể gây tư thế này:
Về sinh lý bệnh, tư thế này xảy ra do co thắt đồng thời các cơ chủ vận và đối vận kèm với tăng trương lực cơ. Có sự mất cân bằng giữa các đường dẫn truyền thần kinh tạo thuận và ức chế phân bố cho các nhóm cơ liên quan. Có thể có vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh ức chế, như glycine và gamma-aminobutyric acid. Hậu quả là, hoạt động của các neuron vận động alpha và gamma không được kiểm soát. Vòng lặp phản xạ phân đoạn (segmental reflex loop) vẫn hoạt động, làm kéo dài một tình trạng co cơ. Trong bệnh uốn ván, độc tố chẹn các neuron ức chế tuỷ sống tiền synap.
PHCN Online hy vọng sau này sẽ có một bài viết riêng về tư thế mất vỏ và mất não.
Không phải mọi co cứng đều cần điều trị. Trong một số trường hợp, co cứng thậm chí có thể hỗ trợ vận động và tăng thêm trương lực cần thiết để hỗ trợ chức năng như đứng. Giảm co cứng một cách bừa bãi, không cân nhắc có thể dẫn đến giảm khả năng chức năng trong một số trường hợp và cần được đánh giá cẩn thận bởi một nhóm đa ngành, cân nhắc từng cá nhân và hoàn cảnh riêng của họ.a
Tuy nhiên, ở dạng nặng, co cứng gây bất lợi và cần được điều trị. Nếu tình trạng co cứng làm suy giảm chức năng, cản trở việc chăm sóc cá nhân và vệ sinh, gây ra các biến dạng, loét ép hoặc đau, thì luôn cần phải điều trị. Ở trẻ em, co cứng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển vì dẫn đến mất cân bằng cơ, các bất thường của xương và tổn thương các sụn đĩa tăng trưởng.
Các phương pháp điều trị co cứng hiện có bao gồm (1) thuốc uống: baclofen, tizanidine, diazepam và dantrolene sodium, đơn trị liệu hoặc kết hợp; (2) truyền baclofen trong khoang tuỷ (ITB); (3) phẫu thuật chỉnh hình: chẳng hạn như chuyển gân, kéo dài gân, cắt xương, và làm dính xương; (4) phẫu thuật thần kinh: chẳng hạn như phẫu thuật cắt thân rễ lưng chọn lọc qua da và mổ hở, cắt dây thần kinh hoặc mổ tủy; (5) liệu pháp tiêm: chẳng hạn như chẹn huỷ dây thần kinh với phenol; chẹn dây thần kinh bằng thuốc tê (procaine và lidocaine), và tiêm độc tố botulinum (Botox); và (6) liệu pháp phục hồi chức năng: bó bột, đeo nẹp, đặt tư thế, kích thích điện và tập vận động (như các kỹ thuật vận động xoay …).
XEM THÊM: CO CỨNG (SPASTICITY): LƯỢNG GIÁ VÀ CAN THIỆP
Bài viết này nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy…
Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực hành lấy…
Bài viết này sẽ trình bày những điểm cơ bản của thấu nhiệt (sóng ngắn,…
Kính gửi Quý Bệnh Nhân, Phẫu thuật thay khớp háng là một phương pháp điều…
Bài viết trình bày tổng quan về Phương Pháp Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng…