Vào năm 2012, Tiến sĩ Jan Willem Gorter và Tiến sĩ Peter Rosenbaum của Trung tâm Nghiên cứu Khuyết tật Trẻ em CanChild đã xuất bản một bài báo mang tính đột phá có tựa đề “Những ‘từ F’ trong Khuyết tật Trẻ em: Tôi thề đây là cách chúng ta nên suy nghĩ!” xác định lại cách chúng ta nói về trẻ em khuyết tật.
Các “từ F” này được đưa ra dựa trên khung Phân loại Quốc tế về Hoạt động Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Khung ICF cho thấy mối liên quan qua lại giữa cấu trúc và chức năng cơ thể, hoạt động, sự tham gia, các yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân và các thành phần này đều có ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động chức năng của chúng ta. Cách tiếp cận toàn diện này khuyến khích chúng ta tập trung vào các yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của mọi trẻ em, kết hợp hoạt động với sự tham gia và môi trường của chúng.
Ví dụ khung ICF của một trẻ bại não:
XEM THÊM: TÀI LIỆU: BÀI GIẢNG ĐẠI CƯƠNG KHUNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ KHUYẾT TẬT (ICF)
Các chữ F này là: Function (Chức năng), Family (Gia đình), Fitness (Thể dục), Fun (Vui vẻ), Friends (Bạn bè) và Future (Tương lai).
HOẠT ĐỘNG
Con có thể làm hơi khác nhưng con CÓ THỂ làm được. Con làm thế nào không quan trọng. Hãy để con thử!
GIA ĐÌNH
Họ hiểu rõ con nhất và con tin họ sẽ làm những điều tốt nhất cho con. Hãy lắng nghe họ. Trò chuyện với họ. Nghe họ. Tôn trọng họ.
TẬP THỂ DỤC
Tất cả mọi người đều cần giữ thân hình cân đối và khoẻ mạnh, kể cả con. Hãy giúp con có cách để tập thể dục.
VUI CHƠI
Tuổi thơ phải là vui chơi. Đây là cách con học hỏi và phát triển. Hãy giúp con thực hiện những hoạt động mà con thấy vui nhất.
BẠN BÈ
Có những người bạn thời thơ ấu là điều rất quan trọng. Hãy cho con cơ hội kết bạn với bạn bè cùng trang lứa.
TƯƠNG LAI
Môt ngày nào đó con sẽ trưởng thành. Vì vậy hãy tìm cách để con phát triển tính độc lập và hoà nhập vào cộng đồng.
Ghi chú: Với các chữ F, chúng ta hướng đến mặt mạnh của trẻ và gia đình, và làm thế nào để tận dụng hiệu quả các mặt mạnh này nhằm thúc đẩy hoạt động chức năng và phát triển của trẻ. Nhiều bác sĩ, kỹ thuật viên khi đối mặt với trẻ, lại quá chú tâm vào cái khiếm khuyết, cái không thể của trẻ nhằm thay đổi, chỉnh sửa, phục hồi. Tuy nhiên, với một góc nhìn khác, sử dụng, tận dụng, phát huy cái mạnh để vượt qua cái khiếm khuyết (nhiều khi không còn chỉnh sửa được) mới là giải pháp tối ưu. Tiếp cận này được gọi là Tiếp Cận Dựa trên Mặt Mạnh (Strengths-based approach)
Minh Dat Rehab
Minh Dat Rehab Tổng hợp.
Rosenbaum, P. & Gorter, J.W. (2011). The ‘F-Words’ in childhood disability: I swear this is how we should think!. Child:Care, health and development, 38(4), 457-463.
Bài viết trình bày các thay đổi sinh lý của mảnh ghép sau phẫu thuật,…
Thành tựu này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh nhân bị liệt…
Bài viết này trình bày tổng quan về giải phẫu các động mạch não và…
Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về EBM, các nguyên tắc cơ…
Bài viết trình bày kỹ thuật sóng xung kích ngoài cơ thể trong điều trị…