Categories: Bệnh lý Nhi khoa

BẠI NÃO: CÁC CÔNG CỤ PHÂN LOẠI

XEM LẠI: BẠI NÃO: ĐẠI CƯƠNG 

XEM THÊM: GMFM-88 ĐO LƯỜNG CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ CHO TRẺ BẠI NÃO

Bên cạnh phân loại bại não theo thể (co cứng, loạn động hoặc thất điều), theo định khu, cần phân loại khả năng của trẻ để đánh giá mức độ nặng của tình trạng. Các nhóm chức năng được sử dụng phân loại cho trẻ bại não là:

  • Di chuyển chức năng (Functional Mobility)
  • Khả năng của tay
  • Khả năng ăn uống
  • Khả năng giao tiếp

Bài viết tóm lược các hệ thống phân loại này.

KHẢ NĂNG DI CHUYỂN CHỨC NĂNG

Hệ thống Phân loại Chức năng Vận động Thô (GMFCS)

(Palisano, Rosenbaum, Walters, Russell, Wood & Galuppi, 1997; Palisano, Rosenbaum, Bartlett & Livingston, 2008).

Hệ thống Phân loại Chức năng Vận động Thô (GMFCS) là một phân loại 5 mức, mô tả chức năng vận động thô của trẻ bại não dựa trên vận động trẻ tự thực hiện, chú trọng đặc biệt đến ngồi, đi lại, và di chuyển có bánh xe. Phân biệt giữa các mức dựa trên các khả năng chức năng, nhu cầu về kỹ thuật trợ giúp, bao gồm các thiết bị di chuyển cầm tay (khung đi, nạng hoặc gậy) hoặc di chuyển có bánh xe, và ở mức độ ít hơn, chất lượng của vận động.

Trang web CanChild cung cấp các định nghĩa/mô tả của 5 mức GMFCS cho các nhóm tuổi khác nhau: Trước 2 tuổi; Từ 2 đến 4 tuổi; Từ 4 đến 6 tuổi; và từ 6 đến 12 tuổi. GMFCS – E & R (GMFCS Chỉnh sửa và Mở rộng) mô tả phân loại vận động thô trên các độ tuổi sau: 0-2 tuổi; 2-4 tuổi; 4-6 tuổi; 6-12 tuổi; và 12-18 tuổi.

GMFCS E&R từ 6-12 tuổi: Minh hoạ và Mô tả

Bản GMFCS – ER (2007) có thể được tải miễn phí qua website CanChild tại địa chỉ

https://www.canchild.ca/en/resources/42-gross-motor-function-classification-system-expanded-revised-gmfcs-e-r

Thang điểm Di chuyển Chức năng (FMS)

(Graham, Harvey, Rodda, Nattras & Piripis, 2004)

Thang điểm Di chuyển Chức năng (Functional Mobility Scale, FMS) (phiên bản 2) được xây dựng để phân loại di chuyển chức năng ở trẻ từ 4 đến 18 tuổi, có xét đến các dụng cụ hỗ trợ mà trẻ có thể sử dụng qua ba khoảng cách: 5 mét (trong và xung quanh nhà), 50 mét (trong và xung quanh trường học/trường mẫu giáo) và 500 mét (trong cộng đồng).

Bản GMFCS – ER (2007) có thể được tải miễn phí qua website CanChild tại địa chỉ

https://www.canchild.ca/en/resources/42-gross-motor-function-classification-system-expanded-revised-gmfcs-e-r

KHẢ NĂNG CỦA TAY

Hệ thống Phân loại Khả năng sử dụng Tay (MACS & Mini-MACS)

(Eliasson, Krumlinde Sundholm, Rösblad, Beckung, Arner, Öhrvall & Rosenbaum, 2005)

Hệ thống Phân loại Khả năng Sử dụng Tay (Manual Ability Classification System – MACS) là một phương pháp có hệ thống để phân loại khả năng sử dụng tay khi thao tác các đồ vật trong các hoạt động hàng ngày ở trẻ bại não trong độ tuổi từ 4 đến 18 tuổi. Trọng tâm của MACS là xác định mức nào đại diện cho khả năng thực hiện bình thường của trẻ ở nhà, ở trường học và tại cộng đồng.

Hệ thống Phân loại Khả năng Bàn tay (MACS)
Mức ICầm nắm các vật dễ dàng và thành công
Mức IICầm nắm hầu hết các vật với một ít khó khăn, giảm chất lượng và tốc độ hoạt động
Mức IIICầm nắm đồ vật khó khăn; cần trợ giúp để chuẩn bị hoặc phải thay đổi hoạt động
Mức IVCầm nắm một số ít các vật dễ cầm trong các hoàn cảnh thích ứng
Mức VKhông cầm nắm đồ vật được và khả năng thực hiện bị hạn chế nặng nề ngay cả những hoạt động đơn giản

Mini-MACS là một thay đổi điều chỉnh của MACS để phân loại cho trẻ từ 1-4 tuổi.

Các mẫu đánh giá có sẵn để tải xuống từ: http://www.macs.nu/

KHẢ NĂNG GIAO TIẾP

Hệ thống Phân loại Chức năng Giao tiếp (CFCS)

(Hidecker, Paneth, Rosenbaum, Kent, Lillie, Eulenberg, Chester, Johnson, Michalsen, Evatt & Taylor, 2011)

Hệ thống Phân loại Chức năng Giao tiếp (Communication Function Classification System, CFCS) phân loại khả năng thực hiện giao tiếp hàng ngày thành một trong 5 mức độ mô tả. Phân loại giao tiếp dựa trên khả năng thực hiện của cá nhân với vai trò là người gửi và người nhận một thông điệp, nhịp độ giao tiếp và sự thân quen của đối tác giao tiếp với cá nhân. Tất cả các phương pháp giao tiếp được xem xét bao gồm lời nói, các cử chỉ, các hành vi, ánh mắt, nét mặt và các hệ thống giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC).

Mức 1Người gửi và người nhận hiệu quả với các đối tác quen thuộc và không quen thuộc
Mức 2Người gửi hiệu quả nhưng chậm với các đối tác quen thuộc và không quen thuộc
Mức 3Người gửi và người nhận có hiệu quả với các đối tác quen thuộc
Mức 4Người gửi và/hoặc người nhận không nhất quán với các đối tác quen thuộc
Mức 5Người gửi và người nhận hiếm khi có hiệu quả ngay cả với đối tác quen thuộc

Có thể tham khảo tại: website http://cfcs.us/

http://cfcs.us/wp-content/uploads/2018/11/CFCS_English_CP.pdf

KHẢ NĂNG ĂN UỐNG

Hệ thống Phân loại Khả năng Ăn Uống (EDACS)

(Sellers, Mandy, Pennington, Hankins & Morris, 2014)

Hệ thống Phân loại Khả năng Ăn Uống (Eating and Drinking Ability Classification System, EDACS) là một hệ thống phân loại khả năng ăn và uống của trẻ bại não từ 3 tuổi trở lên. EDACS tập trung vào các khía cạnh của ăn uống như nhai, nuốt, mút, cắn và giữ thức ăn và chất lỏng trong miệng. Phân loại này bổ túc cho GMFCS, MACS và CFCS và có mục đích sử dụng được trên lâm sàng lẫn trong nghiên cứu.

Mc IĂn và uống an toàn và hiệu quả
Mc IIĂn và uống an toàn nhưng có một số hạn chế về tính hiệu quả
Mc IIIĂn và uống có một số hạn chế về tính an toàn; có thể hạn chế về tính hiệu quả
Mc IVĂn và uống có hạn chế đáng kể về tính an toàn
Mc VKhông thể ăn hoặc uống an toàn- có thể cân nhắc dinh dưỡng qua ống thông

Có thể thao khảo tại: www.EDACS.org

MinhDat Rehab

Admin PHCN-Online.com và Yhocphuchoi.com, kênh YouTube PHCN Online. Bút danh Y học: Minh Dat Rehab. Bút danh văn nghệ: Mạc Đình

Recent Posts

GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG DÂY THẦN KINH TRỤ

Bài viết ngắn gọn về gaiir phẫu dây thần kinh trụ ở chi trên và…

30 phút ago

PHCN Online Podcast 1: Tính mềm dẻo thần kinh

Cuộc trò chuyện về tính mềm dẻo thần kinh (neuro plasticity)

51 phút ago

ĐAU ĐẦU DO CỔ

Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về CGH dành cho các bác…

3 ngày ago

VÙNG CHẨM VÀ THỊ GIÁC: CÁCH BỘ NÃO NHẬN BIẾT ‘CÁI GÌ’ VÀ ‘Ở ĐÂU’

Bài viết mô tả giải phẫu chức năng vùng chẩm và các đường liên hệ

1 tuần ago

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG

Bài viết này nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy…

1 tuần ago

THỰC HÀNH LẤY BỆNH NHÂN LÀM TRUNG TÂM

Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực hành lấy…

2 tuần ago