“Học Vận động là một tập hợp các quá trình liên hệ với thực hành dẫn đến sự thay đổi tương đối lâu dài trong năng lực thực hiện các hoạt động có kỹ năng”
“Quá trình đạt được một kỹ năng mà người học, thông qua thực hành và mô phỏng, tinh chỉnh và làm cho vận động mong muốn trở thành tự động”
Về bản chất, đó là quá trình học cách thực hiện tốt một điều gì đó.
Học (kỹ năng) vận động là một quá trình phức tạp xảy ra bên trong não do đáp ứng với thực hành hoặc trải nghiệm một kỹ năng nhất định dẫn đến những thay đổi trong hệ thần kinh trung ương. Nó cho phép tạo ra một kỹ năng vận động mới. Nó thường liên quan đến việc cải thiện độ mượt mà trơn tru và độ chính xác của các chuyển động và cần thiết để phát triển vận động có kiểm soát và hiệu chỉnh các chuyển động đơn giản như phản xạ.
Phân loại kỹ năng vận động
Học (vận động) thường được chia thành ‘học tập rõ ràng’ và ‘học tập ngầm’.
Học tập rõ ràng được định nghĩa là “học tập tạo ra kiến thức bằng lời về hiệu suất chuyển động (ví dụ: sự kiện và quy tắc), liên quan đến các giai đoạn nhận thức trong quá trình học và phụ thuộc vào sự tham gia của trí nhớ làm việc”. Nó thường liên quan đến kiến thức khai báo, trong đó người học có thể nêu hoặc nói rõ các chi tiết kỹ thuật của hoạt động (tức là họ có thể liệt kê các bước của một nhiệm vụ cụ thể như buộc dây giày). Do đó, nó mang tính nhận thức và lời nói nhiều hơn là học tập ngầm. Theo thời gian, người học có xu hướng tiến bộ và hiệu suất trở nên tự động hơn (tức là người học có thể thực hiện nhiệm vụ mà không cần phải suy nghĩ về từng bước).
Học tập ngầm là học tập theo thủ tục/procedural. Nó được định nghĩa là một loại học tập “tiến triển mà không có hoặc chỉ tăng rất ít kiến thức bằng lời về hiệu suất vận động (ví dụ: sự kiện và quy tắc) và không có nhận thức. Các kỹ năng học ngầm được (vô thức) lấy lại từ bộ nhớ ngầm.” Do đó, với việc học ngầm, không dễ để diễn đạt bằng lời hoặc nói rõ các bước cụ thể của một nhiệm vụ, nhưng kỹ năng được học một cách cố hữu hơn. Học ngầm thường có thể dẫn đến tính tự động cao hơn so với học rõ ràng. Điều này có nghĩa là cá nhân có thể thực hiện một hành động mà không cần phải suy nghĩ về nó nhanh hơn một chút so với học rõ ràng. Một đặc điểm quan trọng của việc học ngầm là tính nhất quán của các thay đổi về vận động ngay cả sau khi các yếu tố làm nhiễu đã được loại bỏ, điều này cho thấy sự thích nghi.
Mặc dù có cuộc tranh luận trong tài liệu về loại hình học tập nào có thể tốt hơn, nhưng việc thành thạo nhiều nhiệm vụ thường đòi hỏi các yếu tố của cả hai.
Theo Fitts và Posner, quá trình học vận động bao gồm ba giai đoạn là giai đoạn nhận thức, giai đoạn kết hợp và giai đoạn tự chủ.
Khi một người học mới làm quen với một nhiệm vụ cụ thể, quá trình suy nghĩ bắt đầu với những câu hỏi “Tôi cần phải làm gì?” Cần phải có hoạt động nhận thức đáng kể để người học có thể xác định các chiến lược thích hợp nhằm phản ánh đầy đủ mục tiêu mong muốn. Các chiến lược tốt được giữ lại và các chiến lược kém hiệu quả bị loại bỏ. Hiệu suất được cải thiện đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn.
Người học đã xác định cách hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ và bắt đầu thực hiện những điều chỉnh tinh tế trong việc thực hiện. Các cải tiến dần dần và các chuyển động trở nên nhất quán hơn. Giai đoạn này có thể kéo dài một thời gian. Các kỹ năng trong giai đoạn này trở nên trôi chảy, hiệu quả và thẩm mỹ.
Giai đoạn này có thể mất vài tháng đến vài năm để đạt được. Giai đoạn này được mệnh danh là “tự động” bởi vì người thực hiện bây giờ có thể “tự động” hoàn thành nhiệm vụ mà không cần phải quan tâm đến việc thực hiện nó. Ví dụ như vừa đi vừa nói chuyện hoặc ngắm cảnh trong khi đang tính toán đơn giản.
Như vậy, học vận động/kỹ năng có thể xảy ra theo từng giai đoạn khác nhau và các hoạt động của bệnh nhân cũng sẽ khác nhau trong các giai đoạn khác nhau đó. Do vậy, các hoạt động của người điều trị cũng phải phù hợp với từng giai đoạn.
Một cách phân chia khác là mô hình hai giai đoạn của Gentile (1972), trong đó giai đoạn đầu nhằm hiểu các mục tiêu nhiệm vụ, phát triển các chiến lược vận động thích hợp để hoàn thành mục tiêu, nhận biết các đặc điểm điều hoà của môi trường. Giai đoạn sau theo mô hình này là tinh chỉnh vận động, thực hiện vận động nhất quán và hiệu quả, các kỹ năng đóng trở thành cố định / nhất quán và các kỹ năng mở trở thành đa dạng hóa / thích ứng
Hình: Mô hình Gentile với các kỹ năng đóng và kỹ năng mở
Học Vận động đòi hỏi sự tham gia tích cực. Để cho sự mềm dẻo thần kinh xảy ra, cần phải thực hành cường độ cao, lập lại và đặc thù với nhiệm vụ. Có năm nguyên lý chính của Học Vận động, đó là: (1) Thực hành, (2) Chuyên biệt (đặc thù với nhiệm vụ), (3) Phản hồi, (4) Hướng dẫn, (5) Tưởng tượng hình ảnh
Phản hồi là thông tin có được sau khi hoàn thành một hành động hoặc nhiệm vụ, liên quan đến việc thực hiện hành động hoặc nhiệm vụ đó.
Theo phương thức phản hồi, có thể phân loại thành phản hồi bên trong/vốn có và phản hồi tăng cường.
Theo loại thông tin phản hồi, đó có thể là các Kiến thức về kết quả (KR, Knowledge of Resutlts) hoặc Kiến thức về cách thực hiện (KP, Knowledge of Performance).
Theo thời gian của Phản hồi, phản hồi có thể:
Một số lưu ý về phản hồi:
Hướng dẫn đề cập đến một số phương pháp hỗ trợ học :
Hướng dẫn có thể tạm thời cải thiện khả năng thực hiện hoạt động tuy nhiên nó thường ngăn cản người học phạm lỗi và do đó có thể hạn chế việc học thông qua việc tự sửa lỗi. Cần giảm / ngưng hướng dẫn càng sớm càng tốt.
Tưởng tượng (hoặc thực hành trong tâm trí) là một kỹ thuật trong đó việc thực hiện một nhiệm vụ được luyện tập trong tâm trí. Kỹ thuật này kích hoạt các liên kết thần kinh mà không dùng cử động thật sự. Tưởng tượng hình ảnh đã được chứng minh là hoạt hoá các đường truyền thần kinh qua kỹ thuật chụp MRI chức năng (fMRI) (Wright, 2016).
Bài viết trình bày kỹ thuật giải cảm giác cho các tình trạng nhạy cảm…
Bài viết mô tả các cấu trúc và chức năng của cơ sàn chậu/ đáy…
chip não Neuralink đang dần biến thành công cụ thực tế để những người mất…
giải phẫu chức năng dây thần kinh giữa và liên hệ lâm sàng
Bài viết ngắn gọn về gaiir phẫu dây thần kinh trụ ở chi trên và…