Xem thêm: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP: CÁC KỸ THUẬT LÀM THÔNG ĐƯỜNG DẪN KHÍ. Phần 1
Các kỹ thuật làm thông đường dẫn khí chủ động bao gồm:
Bài viết đề cập 3 kỹ thuật đầu tiên.
Xem thêm video: Mask PEP video, Pari PEP Video, Thera PEP Video
Liệu pháp Thở ra với Áp lực Dương (Liệu pháp PEP, Positive Expiratory Pressure Therapy) liên quan đến thở ra chủ động nhẹ kháng lại một dụng cụ cản (kháng trở). Phương pháp này được sử dụng để làm sạch các chất tiết quá mức ở phổi, giảm ứ khí trong phổi.
Liệu pháp PEP có thể được áp dụng qua:
Liệu pháp PEP gồm các chu kỳ thở qua mặt nạ hoặc dụng cụ ngậm miệng, sau đó bằng kỹ thuật thở ra mạnh FET (“thở hà hơi”) và ho. Với Liệu pháp PEP áp suất thấp, áp suất tối ưu là từ 10-20 cmH20 ở giữa thì thở ra.
Trong giai đoạn hướng dẫn kỹ thuật ban đầu, có thể gắn áp kế song song với kháng trở để xác định áp lực thở ra và cho phép điều chỉnh kỹ thuật thở.
Một chu kỳ điển hình của liệu pháp PEP bao gồm bước:
Lặp lại chu kỳ trên cho một buổi tập 10-15 phút.
Liệu pháp PEP có thể được thực hiện hàng ngày hoặc 2-3 lần mỗi ngày trong tình trạng lâm sàng ổn định. Trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính, tần suất, số lần thở mỗi chu kỳ và số chu kỳ có thể thay đổi.
Liệu pháp PEP có thể được thực hiện ở tư thế ngồi hoặc tư thế dẫn lưu, phụ thuộc vào tư thế tối ưu để làm sạch chất tiết của từng cá nhân. Tư thế ngồi đúng: ngồi ghế tựa lưng với cột sống thắt lưng trung tính.
– xem video Liệu pháp PEP với mặt nạ
Xem Video Liệu pháp PEP với dụng cụ ngậm miệng
Liệu pháp PEP được chỉ định cho bệnh nhân COPD (hen suyễn, xơ nang, viêm phế quản, giãn phế quản), viêm phổi, xẹp phổi, ho không có đờm và cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Lợi ích lâm sàng của liệu pháp PEP bao gồm đảo ngược hoặc ngăn ngừa xẹp phổi, tăng cường chuyển động của không khí, tăng chức năng phổi, làm sạch dịch tiết, mở rộng phân phối khí trong phổi và cải thiện trao đổi khí.
Khi được áp dụng cho đối tượng này cũng như ở những người bị bệnh phổi khái nhiều đàm, liệu pháp có hiệu quả tương đương so với vật lý trị liệu lồng ngực thông thường (dẫn lưu tư thế, vỗ rung và ho), dẫn lưu tự sinh và thở ra chậm với thanh môn mở ở tư thế nằm nghiêng (ELTGOL) trong việc loại bỏ dịch tiết (Falk và cộng sự 1984) và cải thiện chất lượng cuộc sống liên quan đến ho khi tình trạng lâm sàng ổn định và khi bị nhiễm trùng cấp tính (Elkins 2006, Van Asperen 1987, Herrera-Cortina 2016).
Để làm thông đường thở tương đương các kỹ thuật khác, điều quan trọng là kết hợp kỹ thuật thở “hà hơi” FET vào cuối của kỹ thuật để đưa chất tiết ra ngoài.
Liệu pháp PEP dao động (Oscillating PEP (OscPEP) therapy) vừa kết hợp thở ra áp lực dương với các dao động tần số cao với dụng cụ chuyên biệt. Về sinh lý, thành phần PEP khuyến khích dòng khí phía sau chất tiết. Thành phần dao động tạo rung động trong thành đường thở để dịch chuyển chất tiết vào lòng ống và giảm tính nhầy dính của chất tiết. Mục đích là:
Liệu pháp PEP dao động với bình nước (Bottle PEP)
Dụng cụ đơn giản tự chế này có thể thích hợp hơn ở Việt Nam (và trẻ em). Ở trẻ em nó thường được gọi là thổi bóng PEP vì tạo ra các bong bóng (bằng cách thêm dung dịch chất tẩy rửa và màu thực phẩm vào nước) để tạo hứng thú.
Sức cản của thiết bị này được tạo ra do mức nước. Ống nhựa có đường kính bên trong > hoặc = 10 mm (chẳng hạn như ống hút), được đặt trong bình nhựa với đáy ống dựa vào đáy bình.
Tùy thuộc vào hiệu quả mong muốn của kỹ thuật và tốc độ lưu lượng dòng khí của bệnh nhân, cột nước thường có độ sâu từ 10 – 13cm trong chai ít nhất một lít nước. (Ban đầu có thể đặt mức cao 5 cm). Mức độ PEP được tạo ra với thiết bị này thường từ 10 đến 20 cmH2O. Tăng độ sâu của nước sẽ làm tăng áp suất và giảm dao động trong khi thở ra. Ngược lại, giảm độ sâu mực nước sẽ làm tăng dao động và giảm áp suất trong khi thở ra. Tần số dao động của PEP bình này thường là 13 đến 17Hz và áp suất trong khoảng từ 10 đến 12cmH20. Có thể nối song song với một áp kế để đo áp suất khi hướng dẫn người bệnh.
Xem Video Liệu pháp PEP dao động bằng bình nước.
Kỹ thuật thường được hướng dẫn ở tư thế ngồi thẳng người. Có thể thực hiện ở bất kỳ tư thế nào miễn là vẫn đạt dao động hiệu quả.
Các chu kỳ thở được theo sau bằng Kỹ thuật thở hà hơi (FET), sau đó ho để huy động chất tiết ra khỏi nhiều hơn. Kỹ thuật thở hà được lập lại 1-3 lần phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
Mỗi buổi trị liệu gồm từ 6-10 chu kỳ.
Thời gian mỗi buổi kéo dài từ 10- 15 phút.
Tùy thuộc vào lượng chất tiết, liệu pháp PEP dao động này có thể được áp dụng hàng ngày, hoặc 2-3 lần mỗi ngày nếu tình trạng lâm sàng ổn định. Trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính, tần suất, số lần thở mỗi chu kỳ và số chu kỳ có thể thay đổi.
Cũng như Liệu pháp Thở ra với áp lực dương (PEP), Liệu pháp Thở ra áp lực dương dao động OscPEP được chỉ định cho bệnh nhân COPD (hen suyễn, xơ nang, viêm phế quản, giãn phế quản), viêm phổi, xẹp phổi, ho không có đờm và cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Lợi ích lâm sàng của liệu pháp PEP dao động bao gồm đảo ngược hoặc ngăn ngừa xẹp phổi, tăng cường chuyển động của không khí, tăng chức năng phổi, làm sạch dịch tiết, mở rộng phân phối khí trong phổi và cải thiện trao đổi khí.
Trong bệnh giãn phế quản, Flutter® cải thiện sự vận chuyển chất tiết và giảm độ nhớt hơn so với liệu pháp PEP bằng mặt nạ (Ramos và cộng sự 2009, Tambascio và cộng sự 2011). So với không điều trị, nó giúp tăng cường khả năng khạc đờm và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người bị giãn phế quản ổn định (Lee 2015). Nó cũng được phát hiện là làm giảm ứ khí hiệu quả hơn so với dẫn lưu tư thế và thở ra chậm (chúm môi) (Guimaraes 2012). Khi so sánh với ACBT, có hoặc không có dẫn lưu tư thế hoặc dẫn lưu tự sinh ở những người bị giãn phế quản trong tình trạng lâm sàng ổn định hoặc trong đợt cấp, Liệu pháp PEP dao động được dung nạp tốt và mang lại lợi ích tương tự trong việc làm long đờm như các kỹ thuật khác .
Dẫn lưu tự sinh (Autogenic drainage , AD) là một kỹ thuật làm thông đường thở áp dụng thở có kiểm soát ở các mức thể tích phổi khác nhau để làm lỏng, huy động và di chuyển chất tiết theo ba giai đoạn về phía đường thở có kích thước lớn hơn ở trung tâm (Hình). Kỹ thuật này do Jean Chevalier ở Bỉ phát triển năm 1967 nhằm mục đích tối đa hóa luồng khí thở ra, đồng thời tránh xẹp đường thở động.
Cơ sở lý luận của kỹ thuật này là tạo ra lực cắt do luồng không khí tạo ra. Tốc độ của dòng khí thở ra có thể huy động các chất tiết bằng cách cắt chúng khỏi thành phế quản và vận chuyển chúng từ đường thở ngoại vi đến đường thở trung tâm.
Xem Video minh hoạ Autogenic Drainage
Trước khi tiến hành kỹ thuật, nếu bệnh nhân có các triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp trên, có thể phải làm thông đường hô hấp trên bằng cách xì mũi hoặc dùng thuốc xịt mũi hoặc rửa xoang nếu cần.
Nếu được chỉ định, hãy bắt đầu mỗi buổi với thuốc giãn phế quản
Thuốc làm loãng đờm dạng khí dung có thể được hít vào trước hoặc trong buổi AD
Những bệnh nhân có lượng đờm vừa phải đến nhiều nên thực hiện kỹ thuật hai lần một ngày hoặc nhiều hơn.
Ngồi ở tư thế được hỗ trợ tốt với cột sống thắt lưng trung tính và cổ và vai được thư giãn.
Có thể nằm nghiêng, nằm ngửa, nằm sấp.
Bệnh nhân cần được khuyến khích tiếp tục cho đến khi phổi sạch.
Ở tất cả các giai đoạn, bệnh nhân phải được khuyến khích để kìm chế cơn ho của họ cho đến khi đờm di chuyển đến đường thở trung tâm và sẵn sàng được khạc ra ngoài.
Các nghiên cứu đã công bố về dẫn lưu tự sinh vẫn còn hạn chế.
Trong một so sánh ngắn hạn giữa thở ra chậm kèm nắp thanh môn mở, liệu pháp PEP và AD, AD có hiệu quả tương đương với phương pháp thở ra chậm với thanh môn mở trong việc lấy bỏ chất tiết và cải thiện chất lượng cuộc sống được cải thiện (Herrero-Cortina 2016).
Trong một nghiên cứu dài hạn về bệnh nhân bị xơ nang phổi khi so sánh AD với dẫn lưu tư thế và vỗ rung, các bệnh nhân đều thích sử dụng AD hơn (Davidson và cộng sự 1992).
Khi so sánh với ACBT, kỹ thuật dẫn lưu tư thế và vỗ rung, AD có hiệu quả tương đương trong việc cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân COPD với nhiều dịch tiết (Savci 2000).
Lượng đờm đạt được với AD nhiều hơn so với liệu pháp PEP (Lindemann 1990).
Ảnh hưởng lâu dài của AD đối với chất lượng cuộc sống và chức năng phổi, so với các kỹ thuật thông đường thở khác, là tương tự (Pryor 2010).
Tham khảo chính: https://bronchiectasis.com.au/
Có chỉnh sửa, bổ sung.
Bài viết trình bày tổng quan về Phương Pháp Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng…
Bài viết trình bày các thay đổi sinh lý của mảnh ghép sau phẫu thuật,…
Thành tựu này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh nhân bị liệt…
Bài viết này trình bày tổng quan về giải phẫu các động mạch não và…
Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về EBM, các nguyên tắc cơ…