illustration of man development, from child to old man
XEM LẠI PHẦN 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI: TUỔI THƠ ẤU. PHẦN 1
Sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ diễn ra nhanh chóng trong thời thơ ấu khi não tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Trong hai năm đầu, trẻ thay đổi từ một cá thể phản xạ sang tự hoạt động, có mục đích, giải quyết vấn đề và bắt đầu phát triển ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ và cảm xúc hỗ trợ lẫn nhau.
Nhà lý thuyết nhận thức người Thụy Sĩ Jean Piaget là một trong những nhà nghiên cứu có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực phát triển của trẻ em. Ông đã phát triển lý thuyết bốn giai đoạn phát triển nhận thức của mình dựa trên ý tưởng rằng trẻ em tích cực xây dựng kiến thức khi chúng khám phá và vận dụng thế giới xung quanh.
Theo Piaget, sự phát triển nhận thức của trẻ thời thơ ấu được chia làm 2 giai đoạn
XEM: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI. CÁC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Theo quan điểm xử lý thông tin, tư duy của con người dựa trên cả phần cứng và phần mềm tâm thần. Phần cứng tâm thần đề cập đến các cấu trúc thần kinh và tâm thần được tích hợp sẵn và cho phép trí óc hoạt động. Phần mềm tâm thần đề cập đến các “chương trình” tâm thần là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Theo thuyết này, khi trẻ phát triển, phần mềm và phần cứng tâm thần của chúng trở nên phức tạp hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn.
Các thay đổi của trẻ:
Thời thơ ấu là thời kỳ phát triển nhanh về cảm xúc và xã hội, khi trẻ học cách điều chỉnh cảm xúc và tương tác với người khác.
Sự phát triển cảm xúc về cơ bản là cách cảm xúc thay đổi hoặc không đổi trong suốt cuộc đời của con người. Sự phát triển về xã hội là cách mà con người học cách tương tác với nhau. Kết hợp với nhau, sự phát triển của cả hai yếu tố này phản ánh những thay đổi trong cảm xúc và mối quan hệ của trẻ với những người khác xảy ra trong suốt thời thơ ấu.
Theo Erikson, trong giai đoạn nhũ nhi và tiền học đường, trẻ trải qua 3 giai đoạn phát triển tâm lý xã hội.
Tuổi | Giai đoạn hoặc khủng hoảng | Mặt mạnh |
---|---|---|
Lúc sinh đến 1 tuổi | Tin tưởng cơ bản vs Không tin | Hy vọng |
1- 3 tuổi | Tự chủ vs Xấu hổ và nghi ngờ | Ý chí |
3- 6 tuổi | Sáng tạo vs Tội lỗi | Mục đích |
XEM THÊM: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI. CÁC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Tuổi | Mốc |
---|---|
Lúc sinh | 2 trạng thái kích thích chung • Thu hút những kích thích dễ chịu • Rút lui khỏi những kích thích khó chịu |
2-3 tháng | Trẻ tham gia vào nụ cười xã giao và đáp lại các biểu hiện trên khuôn mặt của người lớn. |
3-5 tháng | Cười trước những kích thích tích cực. Có khả năng nhận biết nét mặt và phù hợp với cảm xúc trong giọng nói và khuôn mặt. |
6-8 tháng | Các biểu hiện của cảm xúc cơ bản có tổ chức, thay đổi có ý nghĩa với các sự kiện môi trường. Sợ hãi và lo lắng về người lạ bắt đầu xuất hiện. Lo lắng khi bị tách rời, xa cách. Trẻ sơ sinh sử dụng người chăm sóc quen thuộc như một cơ sở an toàn để khám phá. |
8-12 tháng | Cải thiện hiểu biết về phản ứng cảm xúc của người khác. Bắt đầu tham khảo xã hội (Social referencing ) |
18-24 tháng | Các cảm xúc tự ý thức về xấu hổ, ngượng nghịu, tội lỗi và tự hào. Bắt đầu phát triển vốn từ vựng để nói về cảm xúc. Những dấu hiệu đầu tiên của sự đồng cảm xuất hiện. |
Theo thuyết gắn bó của (Bowlby, 1969, 1991), “trẻ ấu thơ gắn bó cảm xúc với người chăm sóc như là một đáp ứng phát triển để thúc đẩy sự tồn tại”. Người này thường là mẹ, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Điểm chính là mối liên hệ cảm xúc mạnh mẽ với một người quan tâm, đáp ứng với trẻ. Bowlby mô tả bốn giai đoạn phát triển của gắn bó.
XEM BÀI: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI. CÁC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Trong cuộc sống của một đứa trẻ, trẻ đi từ việc xem xét cảm xúc từ quan điểm bên ngoài sang quan điểm bên trong. Khi trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nâng cao, chúng sẽ phát triển khả năng điều chỉnh cảm xúc. Khả năng tự điều chỉnh cảm xúc đề cập đến khả năng của trẻ theo dõi, đánh giá và sửa đổi các phản ứng cảm xúc của mình trong bất kỳ tình huống nhất định nào. Đây là một kỹ năng phát triển theo thời gian, bao gồm cả phản ứng với các tình huống bằng cảm xúc được xã hội chấp nhận và phát triển khả năng kìm chế cảm xúc hoặc trì hoãn các phản ứng tự phát khi cần thiết. Tính khí của một đứa trẻ có tác động lớn đến việc tự điều chỉnh cảm xúc: những đứa trẻ chú ý vào tiêu cực hơn có xu hướng khó điều chỉnh hơn những đứa trẻ chú trọng đến những khía cạnh tích cực của cuộc sống.
Sự phát triển của sự đồng cảm là một phần quan trọng của sự phát triển tình cảm và xã hội trong thời thơ ấu. Khả năng nhận biết cảm xúc của người khác giúp phát triển hành vi vì xã hội (tích cực về mặt xã hội) và vị tha (có ích, có lợi cho người khác hoặc không ích kỷ). Sự đồng cảm giúp một đứa trẻ phát triển các mối quan hệ bạn bè tích cực; nó bị ảnh hưởng bởi tính khí của một đứa trẻ, cũng như bởi phong cách nuôi dạy con cái. Trẻ em được nuôi dưỡng trong những mái ấm tình thương với cha mẹ giàu tình cảm có nhiều khả năng phát triển lòng cảm thông và lòng vị tha, trong khi những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong những ngôi nhà khắc nghiệt hoặc bị bỏ rơi có xu hướng hung hăng hơn và ít tử tế hơn với người khác.
Tuổi của trẻ | Cách trẻ chơi với trẻ khác |
---|---|
0-1 tuổi | Một mình (lặp đi lặp lại và chức năng) |
2-4 tuổi | Song song (biểu tượng và bắt đầu hợp tác) |
5-6 tuổi | Hợp tác (kịch bản xã hội) |
7-8 tuổi | Cạnh tranh (quy luật và hiệu suất) |
Từ 3 đến 5 tuổi, trẻ em hiểu rằng mọi người có những suy nghĩ, cảm xúc và niềm tin khác với của mình. Đây được gọi là thuyết về tâm trí. Trẻ em có thể sử dụng kỹ năng này để trêu chọc người khác, thuyết phục cha mẹ mua một thanh kẹo cho mình hoặc hiểu tại sao anh chị em có thể tức giận. Khi trẻ phát triển lý thuyết về tâm trí, chúng có thể nhận ra rằng những người khác có thể có niềm tin sai lầm (Dennett, 1987; Callaghan và cộng sự, 2005).
Bài viết trình bày các thay đổi sinh lý của mảnh ghép sau phẫu thuật,…
Thành tựu này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh nhân bị liệt…
Bài viết này trình bày tổng quan về giải phẫu các động mạch não và…
Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về EBM, các nguyên tắc cơ…
Bài viết trình bày kỹ thuật sóng xung kích ngoài cơ thể trong điều trị…