Một trường hợp gãy xương cẳng chân được phẫu thuật cố định, bàn thêm về gãy xương
1. Gãy xương được phân loại như thế nào?
2. Cố định trong là gì?
3. Những nhược điểm có thể có của kết hợp xương ORIF là gì?
4. Thời gian lành gãy xương bình thường là bao lâu?
5. Các biến chứng của gãy xương nói chung là gì?
6. Mô hình phục hồi chức năng và suy luận lâm sàng nào có thể hữu ích cho bệnh nhân này?
Có một số cách phân loại:
Phân loại AO (Arbeitsgemeinschaft fur Osteosynthesefragen) sử dụng phân loại theo vị trí gãy (McRae & Esser 2002):
Một phân loại khác dựa trên nhiều yếu tố khác nhau (Coutts 2005a, Dandy & Edwards 2003):
Cố định trong (ORIF) là viết tắt của ’open reduction internal fixation” (mổ chỉnh hở và cố định bên trong) (Coutts 2005). McRae và Esser (2002) mô tả các loại ORIF khác nhau. Chúng bao gồm vít, nẹp, đinh nội tủy, đinh khóa, dây thép hoặc đinh ghim (Coutts 2005, McRae và Esser 2002). ORIF thường được sử dụng khi bệnh nhân bị gãy nhiều xương. Biện pháp này là cách nhanh nhất để giữ ổn định gãy xương, giúp ngăn chặn tình trạng mất máu xảy ra khi gãy xương (Coutts 2005). Điều này không chỉ giúp giảm đau và khả năng mất chức năng của bệnh nhân mà còn giảm tình trạng sốc do gãy nhiều xương.
Một trong những vấn đề với cố định trong là (người bệnh) không thể nhìn thấy được (khác với các loại cố định ngoài như bó bột …, ND). Bệnh nhân cần xem phương tiện cố định trong như một loại giàn giáo. Điều này có nghĩa là bệnh nhân này sẽ phải giữ không chịu trọng lượng cho đến khi hình thành can xương đầu tiên xảy ra trong thời gian vài tuần. Bệnh nhân có thể cho rằng mình có thể sử dụng được chân nhiều hơn so với thực tế (có nghĩa là đáng lý chưa chiều nhiều trọng lượng vì chưa vững chắc nhưng nhiều bệnh nhân nghĩ là đã vững, ND).
Cần phân biệt giữa đang liền xương và lành hoàn toàn. Bảng sau đưa ra một chỉ dẫn.
đang lành (union) | lành hoàn toàn (consolidation) | |
⅓ trên xương cánh tay | 7- 10 ngày | 3 – 4 tuần |
⅓ dưới xương quay | 4 – 6 tuần | 8- 10 tuần |
⅓ trên xương đùi | 4 – 6 tuần | 8 – 12 tuần |
⅓ dưới xương chày | 6 – 8 tuần | 16 – 20 tuần |
XEM THÊM: CỐT HOÁ LẠC CHỖ
Điều quan trọng là nhận biết rằng bệnh nhân và đội ngũ chuyên gia y tế chăm sóc có thể có quan điểm rất khác nhau về các ưu tiên của việc phục hồi chức năng của anh ấy. Do đó, điều hết sức quan trọng là tất cả các mục tiêu và kế hoạch phục hồi chức năng phải có sự hợp tác. Điều này có thể có nghĩa là cách tiếp cận được thực hiện vượt qua ranh giới của chuyên ngành (làm việc liên chuyên ngành) để mang lại kết quả tốt nhất cho quá trình phục hồi (Steiner và cộng sự 2002). Tiếp cận này nhằm tránh những khác biệt quan trọng giữa bệnh nhân và các nhân viên y tế chăm sóc đièu trị cho bệnh nhân (Suarez và cộng sự 2001). Do đó, tất cả các mục tiêu phải được thảo luận sớm trong quá trình phục hồi chức năng. Có một số báo cáo chỉ ra rằng việc thiết lập mục tiêu hợp tác không chỉ là thực hành tốt mà còn là một biện pháp cải thiện tình trạng sức khỏe và có thể tăng hiệu quả chăm sóc (Stewart et al 2000).
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể muốn áp dụng mô hình ICF (Phân loại Quốc tế về Hoạt động Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe) như một công cụ giải quyết vấn đề lâm sàng (Steiner và cộng sự 2002). Mô hình này ngụ ý rằng mục tiêu cuối cùng của phục hồi chức năng là cải thiện tình trạng chức năng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Phục hồi chức năng là một quá trình liên tục bắt đầu từ ngày đầu tiên với việc xác định các vấn đề và nhu cầu của bệnh nhân (Steiner và cộng sự 2002) và xác định các mục tiêu trị liệu.
ICF phân loại sức khỏe và các thành phần liên quan đến sức khỏe bao gồm cấu trúc và chức năng cơ thể, các hoạt động và sự tham gia. Những mặt bình thường, không có vấn đề được gọi là “hoạt động chức năng”, trong khi những mặt có vấn đề, suy giảm được gọi là khuyết tật (đúng hơn là giảm khả năng, ND), bao gồm khiếm khuyết, giới hạn hoạt động và hạn chế tham gia.
Bệnh nhân này biểu hiện với khá ít yếu tố liên quan sẽ bị ảnh hưởng theo mô hình cổ điển này. Anh ấy sẽ phải không hoạt động một thời gian dài vì gãy chân (các cấu trúc và chức năng cơ thể) nhưng anh ấy cũng là người chăm sóc một phần cho các con của mình (hoạt động và tham gia) và anh ấy làm nghề tự do (các yếu tố cá nhân và môi trường). Tất cả những khía cạnh này sẽ làm gia tăng sự lo lắng của anh ấy và cần được kỹ thuật viên vật lý trị liệu giải quyết. (Tham khảo thêm case study gãy cổ xương đùi để biết thêm về điều này.)
Một mô hình khác có thể hữu ích để hiểu những thách thức sinh – tâm lý – xã hội (biopsychosocial challenges) mà bệnh nhân phải đối mặt là Mô hình Liên tục Vận động (Movement Continuum Model , Cott et al 1995). Ý tưởng này kết hợp tất cả các khía cạnh của cuộc sống con người từ cấp độ tế bào đến sự tham gia xã hội vào các phần chi tiết và riêng biệt – tất cả đều có thể được đánh giá riêng biệt cũng một cách toàn thể. Nó có thể cung cấp cho bạn nhiều ý tưởng hơn về việc tích hợp các khung hệ thống phục hồi chức năng cũng như chăm sóc sức khỏe lấy bệnh nhân làm trung tâm.
Theo radiopaedia, thời gian lành của các loại gãy thường gặp là:
Nói chung, chi trên 4 – 8 tuần, chi dưới 10 – 12 tuần.
XEM THÊM: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU GÃY XƯƠNG
Thuyết Liên tục Vận động đề xuất 8 Nguyên lý, trong đó 3 nguyên lý đầu hết sức quan trọng với khoa học vận động:
Bạn đọc quan tâm có thể đọc thêm nguyên bản bài viết ở đây.
Bài viết trình bày tổng quan về Phương Pháp Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng…
Bài viết trình bày các thay đổi sinh lý của mảnh ghép sau phẫu thuật,…
Thành tựu này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh nhân bị liệt…
Bài viết này trình bày tổng quan về giải phẫu các động mạch não và…
Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về EBM, các nguyên tắc cơ…