illustration of man development, from child to old man
Vị thành niên (10 – 20 tuổi) là thời kỳ chuyển tiếp giữa trẻ em và trưởng thành bao gồm sự phát triển về sinh học, nhận thức, đạo đức, tâm lý -xã hội.
Các đặc điểm phát triển chính liên quan đến vị thành niên được trình bày ở bài viết là:
(Lưu ý: các số liệu ở bài viết về tăng trưởng có thể không chính xác với người Việt nam, bạn đọc tham khảo thêm tài liệu khác).
Tuổi vị thành niên được đánh dấu bởi sự tăng trưởng cả chiều cao và cân nặng, ban đầu tuổi dậy thì bằng đợt phát triển nhanh (growth spurt) khi đạt đến tốc độ phát triển chiều cao tối đa, sau đó chậm dần cho đến khi hoàn tất tăng trưởng.
Tuổi bắt đầu, thời gian và mức độ tăng trưởng được xác định bởi yếu tố di truyền (dù chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội).
Dậy thì (Pubescence) bắt đầu ở tuổi vị thành niên
Đặc trưng trong giai đoạn này là sự phát triển và trưởng thành của các cơ quan sinh dục và biểu hiện bên ngoài là các đặc điểm sinh dục phụ.
Sự giải phóng gonadotropin từ tuyến yên tác động lên tinh hoàn để sản xuất testosterone và buồng trứng để sản xuất oestrogen.
Trẻ gái: Sự phát triển của vú, sự phát triển lông mu
Trẻ trai: sự phát triển bộ phận sinh dục, sự phát triển lông mu
Gia tăng hoạt tính hormon dẫn đến tăng xung động tình dục.
Một số thuật ngữ:
Nhiều quan niệm rập khuôn về bản sắc giới đã thay đổi và do đó ở trẻ vị thành niên thường có cảm giác mơ hồ: một cá nhân có thể có bản sắc giới nam nhưng lại có một vai trò giới nữ.
Trong thời gian thành niên, các cá nhân có thể phán đoán và suy nghĩ chín chắn hơn về các tình huống mà họ có thể chưa trải qua.
Có hai thuyết chính về sự phát triển nhận thức
Ở giai đoạn này, trẻ có thể tạo và kiểm định các giả thuyết (suy luận giả thuyết-diễn dịch) – xuất hiện sau tư duy thao tác cụ thể (suy luận từ các tình huống thực, cụ thể).
Bởi vì quá trình này phụ thuộc vào các kinh nghiệm môi trường, có nhiều sự khác nhau giữa các cá nhân và không phải ai cũng phát triển tư duy thao tác hình thức trong tất cả các lĩnh vực- logic, nhận thức, cảm xúc, xã hội.
Tư duy thao tác hình thức cũng có nghĩa là trẻ vị thành niên càng thách thức hơn với sự quản lý của người lớn và hay cãi hơn, dẫn đến xung đột (có thể phản đối suy luận của người lớn).
Thuyết xử lý thông tin dựa trên một số giả định, bao gồm:
Các mô hình xử lý thông tin bao gồm một loạt các giai đoạn, hoặc các hộp, đại diện cho các giai đoạn xử lý. Các mũi tên chỉ ra luồng thông tin từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo.
Sự chú ý được xem là một thành phần cơ sở trong quá trình: khả năng duy trì sự chú ý, chọn lọc chú ý (lọc nhiễu), phân chia sự chú ý (nhiều tác vụ đồng thời – multitasking). Ở trẻ vị thành niên, tốc độ xử lý thông tin cũng tăng qua sự myelin hóa.
Tversky và Kahneman (1974) đưa ra giả thuyết kỳ vọng (Prospect theory) cho rằng các quyết định dựa trên các cái hại (nguy cơ) cảm thấy được và cái lợi có thể có. Có thể xem thêm về thuyết này ở bài viết: Giới thiệu về Lý thuyết Kỳ vọng.
Bởi vì thời kỳ vị thành niên là thời kỳ khám phá nên nó cũng là thời kỳ dễ chịu ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ. Mô hình niềm tin sức khỏe (Health belief model, Rosenstock, 1966) cho rằng có 4 niềm tin liên quan đến sức khỏe tùy theo cảm nhận của cá nhân:
Bởi vì nhiều trẻ vị thành niên không luôn luôn xem những điều họ đang làm là nguy hiểm, các hành vi liên quan đến sức khoẻ thường bị ảnh hưởng.
Những nguy hiểm ở thời kỳ vị thành niên:
Kohlberg (1958) chia sự phát triển suy luận đạo đức thành 3 mức với 6 giai đoạn
Sự phát triển đạo đức không tự có và cần một môi trường phù hợp để phát triển đầy đủ – nhiều người cho rằng chỉ những ai được đào tạo chính thức trong những lĩnh vực như là đạo đức hoặc hoặc triết học mới đạt đến giai đoạn cuối cùng.
Tác giả ban đầu cho rằng mô hình này chỉ được áp dụng đúng với sự phát triển đạo đức của nam giới, tuy nhiên điều này chưa thực sự được chứng minh và có thể sự phát triển đạo đức là như nhau ở hai giới. Mô hình phát triển đạo đức của cũng bị nhiều tác giả khác chỉ trích.
Kết quả của một nghiên cứu về 6 giai đoạn phát triển đạo đức của Kohlberg (Colby et al., 1983) trên những người nam từ 10-36 tuổi cho thấy chỉ chứng tỏ được 5 giai đoạn, còn giai đoạn thứ 6 không có số liệu rõ ràng. Chúng ta có thể thấy rằng cùng với sự phát triển, các câu trả lời của người tham gia ở mức tiền quy ước (giai đoạn 1 và 2) giảm trong khi những câu trả lời phù hơp với mức quy ước (giai đoạn 3 và 4) tăng. Chỉ ít người chuyển sang giai đoạn hậu quy ước về suy luận đạo đức.
Tư duy và phát triển đạo đức hỗ trợ cơ hội phát triển bản sắc
Hầu hết các mốc phát triển khác trong thời kỳ vị thành niên là theo kiểu di truyền nghĩa là nó sẽ xảy ra, nhưng sự phát triển bản sắc thì không phải như vậy.
Erikson (1950, 1968) đưa ra khái niệm thời kỳ thiết lập bản sắc hoặc là mơ hồ về vai trò (identity versus role confusion) trong thời kỳ vị thành niên.
Erikson cho rằng thiết lập bản sắc cần được xem như là một nhiệm vụ phát triển chính của thời kỳ vị thành niên
Mơ hồ vai trò liên quan đến cá nhân xác định mình là ai, mình sẽ đi về đâu và thuộc về đâu.
Cho đến khi lập được bản sắc, cá nhân thường sẽ tuân theo với các mong đợi của xã hội với họ và không còn mơ hồ về vai trò của họ. Các cá nhân so sánh mình với những người khác để cố hình thành nên bản sắc của mình và tiếp tục đánh giá sự thành công và hạnh phúc với bản sắc.
Xem: Quá trình Phát triển Con người: Các thuyết về sự phát triển.
Dựa trên thuyết của Erikson và sự cam kết hoặc khám phá khủng hoảng bản sắc, Marcia đưa ra bốn trạng thái bản sắc (identity status) như sau:
Bản thân sự phát triển bản sắc có thể bị ảnh hưởng bởi giới tính, xã hội, văn hóa.
Trẻ vị thành niên gia tăng sự độc lập với gia đình khi nhiều càng tuổi hơn nhưng tốc độ phát triển độc lập phụ thuộc lớn vào các nền tảng quan hệ đã được hình thành trong thời niên thiếu.
Mức độ tự chủ đạt được phần lớn qua một quá trình thương thuyết, phản hồi và tranh luận.
Mức độ tự chủ có thể hoặc là bố mẹ cho phép tự do và không tham dự (ít đặt các giới hạn), hoặc độc đoán. Tốt nhất là nằm giữa những giới hạn này. (Bố mẹ độc đoán không giúp trẻ vị thành niên điều chỉnh thích nghi tốt).
Các xung đột thường nảy sinh từ tính trách nhiệm và sự tự do và khả năng trẻ vị thành niên cân bằng giữa hai yếu tố này. Xung đột thường xảy ra nhiều hơn trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên khi các nền tảng đang được thiết lập.
Trong lúc ảnh hưởng của bố mẹ giảm thì ảnh hưởng quan hệ đồng lứa tăng. Trẻ vị thành niên bình thường sẽ tham gia một hội, băng, nhóm và điều này giúp phát triển bản sắc tập thể/nhóm. Hội nhóm có thể giúp phát triển (hoặc ức chế) sự phát triển bản sắc ở trẻ vị thành niên khi các hành vi được xã hội chấp nhận được hình thành.
Hội có thể là:
Quan hệ đồng lứa không nhất thiết là theo giới.
MinhdatRehab, dựa theo bài giảng của TS Liz Pridham, Đại học Nam Úc (2011), có chỉnh sửa và bổ sung.
Bài viết trình bày các thay đổi sinh lý của mảnh ghép sau phẫu thuật,…
Thành tựu này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh nhân bị liệt…
Bài viết này trình bày tổng quan về giải phẫu các động mạch não và…
Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về EBM, các nguyên tắc cơ…
Bài viết trình bày kỹ thuật sóng xung kích ngoài cơ thể trong điều trị…