GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG CỔ TAY VÀ BÀN TAY. XƯƠNG VÀ KHỚP

Cập nhật lần cuối vào 30/01/2023

Bàn tay chủ yếu được sử dụng trong các hoạt động cầm nắm đòi hỏi các vận động rất tinh tế kết hợp nhiều cơ bàn tay và ngón tay.

Do đó, cần có sự phối hợp giữa các khớp cổ tay và bàn ngón tay để hoạt động được hiệu quả. Ví dụ: chơi các môn thể thao như bowling, tennis, bóng bàn, …

Vùng cổ bàn tay liên quan đến: 29 xương, hơn 25 khớp, hơn 30 cơ

Mục lục

CÁC XƯƠNG CỔ TAY VÀ BÀN TAY

Các xương cổ tay: 8

  • Hàng gần: Thuyền, nguyệt, tháp, đậu (Navicular, lunate, triquetrum, pisiform)
  • Hàng dưới: thang, thê , cả, móc (Trapezium, trapezoid, capitate, hamate)
Hình: Các xương cổ tay

Các xương bàn đốt (metacarpals): 5

Đánh số từ 1 đến 5 từ ngón cái đến ngón út, khớp với xương cổ tay

Các xương ngón tay (phalanx): 14

  • 2 ở ngón cái, 3 ở các ngón còn lại (gần, giữa, xa)
  • Ngón cái có xương chêm ở trong gân gấp của nó

CÁC KHỚP Ở CỔ TAY VÀ BÀN TAY

Các khớp ở cổ tay

Gồm các khớp quay-cổ tay, giữa cổ tay và các khớp giữa các xương cổ tay

image5
Hình: Các khớp ở cổ tay và cổ-bàn tay

Khớp quay- cổ tay (Radiocarpal joint)

  • Giữa đầu dưới xương quay và 2 xương cổ tay: thuyền và nguyệt, (một phần nhỏ xương tháp)
  • Là một khớp hình ellip, vận động trong hai mặt phẳng: gấp- duỗi, nghiêng quay, nghiêng trụ.

Khớp giữa cổ tay (midcarpal joint):

  • Khớp giữa hai hàng xương cổ tay.

Khớp gian cổ tay (intercarpal joint):

  • Giữa hai xương cổ tay gần nhau
  • Tất cả đều là khớp trượt, vận động trượt cùng lúc với vận động cổ tay, tuy nhiên hàng trên di chuyển nhiều hơn hàng dưới.
  • Xương thuyền là xương quan trọng nhất của xương cổ tay vì nó nâng đỡ trong lượng của tay hoặc truyền lực nhận được từ bàn tay đến xương cẳng tay, và tham gia chính trong vận động cổ tay.

Các khớp ở bàn tay

Khớp cổ bàn tay (carpometacarpal joint, CMC)

Nối các xương cổ tay với 5 ngón tay qua các xương bàn đốt.

  • Khớp Cổ-bàn của 4 ngón là các khớp trượt có vận động hạn chế
  • Khớp cổ-bàn ngón cái: là một khớp yên ngựa giữa xương thang và xương bàn đốt 1, làm cho ngón cái di chuyển tầm vận động khá lớn
Hình: Khớp CMC của ngón cái và các ngón
Hình: Khớp CMC ngón cái, hình yên ngựa, cho phép vận động hai mặt phẳng

Các khớp bàn – ngón (MCP, Metacarpophalangeal Joint))

Khớp nối xương bàn và các xương ngón tay.

  • Khớp MCP của 4 ngón: là khớp lồi cầu, vận động hai mặt phẳng: gấp- duỗi và dạng-khép.
  • Khớp MCP của ngón cái là khớp bản lề, cho phép vận động một mặt phẳng (gấp- duỗi)
Hình: Các xương bàn, ngón tay và các khớp

Các khớp gian ngón (đốt) (IP, interphalangeal joint)

Là các khớp giữa các ngón với nhau.

  • Mỗi ngón có hai khớp gian ngón (hoặc liên ngón):
    • Gian ngón gần (PIP, Proximal Interphalangeal joint) nối các đốt gần với đốt giữa
    • Gian ngón xa (DIP, Distal Interphalangeal joint) nối các đốt giữa với đốt xa.
  • Ngón cái chỉ có một khớp IP vì chỉ có hai đốt.

Là khớp bản lề, cho phép vận động 1 mặt phẳng (gấp-duỗi) và được làm vững ở hai bên bởi các dây chằng bên hạn chế các vận động khác.

CÁC VẬN ĐỘNG KHỚP Ở CỔ TAY VÀ BÀN TAY

Vận động ở khớp cổ tay

Khớp cổ tay có các vận động gấp- duỗi, nghiêng quay (dạng) và nghiêng trụ (khép). Sự kết hợp cho động tác quay vòng cổ tay.

Gấp cổ tay:

  • Tổng ROM gấp cổ tay là 70° đến 90° (hầu hết hoạt động hàng ngày chỉ cần gập cổ tay từ 10° đến 15°).
  • Vận động bắt đầu ở khớp giữa cổ tay (chiếm 60% tổng ROM gấp), 40% ROM gấp là do vận động của khớp quay-cổ tay.
  • ROM gập cổ tay giảm nếu gập cổ tay khi các ngón gấp.

Duỗi cổ tay:

  • Tổng ROM duỗi cổ tay từ 70° đến 85°, khoảng 35° cần trong các hoạt động hàng ngày.
  • Hơn 60% vận động tại Khớp quay- cổ tay và hơn 30% ở khớp giữa cổ tay.
  • ROM duỗi cổ tay giảm nếu duỗi cổ tay khi các ngón duỗi.

Nghiêng quay và nghiêng trụ

Nghiêng quay và nghiêng trụ là do hàng xương cổ tay trên trượt trên hàng xương cổ tay dưới.

ROM nghiêng quay là từ 15° đến 25 và nghiêng trụ là từ 25° đến 40°.

image6
Hình: Các vận động ở khớp cổ tay và tầm vận động

Tư thế khớp khóa ở cổ tay là quá duỗi.

Tư thế khớp khóa của khớp giữa cổ tay là nghiêng quay.

Khi ngã chống tay, khuỷu và cổ tay duỗi, xương cổ tay đặc biệt xương thuyền dễ bị chấn thương vì cổ tay ở tư thế khớp khóa.

Vận động ở khớp cổ-bàn tay (CMC)

  • CMC các ngón:
    • rất ít vận động, là một khớp trượt di chuyển theo hướng các xương cổ tay. (vận động hạn chế ở ngón 2 và 3, 10° đến 30° gập và duỗi ở ngón 4 và 5).
  • CMC ngón cái: Có các động tác gập-duỗi, dạng- khép, và đối ngón
    • Dạng : 50 – 700, Gập :15- 450 và duỗi từ 0- 200
    • Ngón cái có thể chạm các ngón còn lại (đối ngón) và rất quan trọng trong tất cả hoạt động cầm nắm. Đối ngón có thể xảy ra qua tầm khoảng 90°.
    • Nếu không có ngón cái, đặc biệt là vận động ở khớp CMC, chức năng của bàn tay rất hạn chế.
Hình: Vận động khớp CMC ngón cái

Vận động khớp bàn-ngón (MCP):

  • Khớp MCP các ngón có các động tác gấp- duỗi, dạng- khép
    • ROM gấp 70° đến 90° (nhiều nhất ở ngón út, ít nhất ở ngón trỏ). Gấp mạnh nhất khi cổ tay ở tư thế duỗi 20° đến 30°, làm căng các cơ gấp ngón).
    • ROM duỗi khoảng 25°. (Tư thế cổ tay duỗi hạn chế duỗi ngón và ngược lại)
    • ROM dạng và khép khoảng 20°. Dạng bị hạn chế nhiều khi các ngón gấp bởi vì các dây chằng bên bị căng và hạn chế vận động.
  • Khớp MCP ngón cái là một khớp bản lề, chỉ cho phép vận động một mặt phẳng.
    • ROM duỗi 00 đến gấp từ 40° đến 90° .
Hình: Các vận động khớp bàn ngón (MCP) và ngón tay
image17
Hình: Gấp- duỗi khớp bàn -ngón cái

Vận động các khớp gian/liên ngón:

Các khớp liên ngón có động tác gấp- duỗi. Thường các khớp IP không quá duỗi (quá 0 độ) trừ khi một người có dây chằng dài làm khớp lỏng.

Tầm vận động gấp ngón:

  • PIP: 110°,
  • DIP: 90°,
  • IP ngón cái: 90°.

Cũng như khớp MCP, sức mạnh gập ở các khớp này quyết định lực nắm.

Lực gập ngón tốt nhất ở tư thế duỗi cổ tay 20-30° (tư thế cổ tay chức năng, làm căng các cơ gập ngón ở cổ tay và tạo thuận gập ngón ở bàn tay) và giảm nếu gập cổ tay (làm chùng các cơ gập ngón).

DÂY CHẰNG VÀ CÁC CẤU TRÚC KHÁC

Một số dây chằng và cấu trúc quan trọng ở cổ- bàn tay ảnh hưởng đến chức năng vận động:

  • Mạc giữ gân gấp
  • Mạc giữ gân duỗi
  • Các cung gan tay
Hình: Mạc giữ gân gập gồm dây chằng ngang cổ tay và dây chằng gan cổ tay, giữ các gân gấp sát cổ tay và phòng các xương tách ra
Hình: Nền xương các xương cổ tay và mái sợi của dây chằng ngang cổ tay tạo nên đường hầm cổ tay. Dây thần kinh giữa và một số gân đi qua đường hầm này. (Xem hội chứng ống cổ tay).
Hình: Mạc giữ gân duỗi giữ các gân duỗi sát cổ tay, nhất là khi duỗi cổ tay
Hình: Ba cung của bàn tay (một dọc, 2 ngang) tạo hình dáng cong cho bàn tay

Khi bàn tay thư giãn, lòng bàn tay tạo hình khum, do sự xắp xếp của xương được làm vững bởi các dây chằng. Có 3 cung tạo nên hình dáng này là cung cổ tay gần (proximal carpal arch), cung cổ tay xa (distal carpal arch) và cung dọc (longitudinal arch). Các cung này góp phần cho các kiểu cầm nắm của bàn tay.

Hình: Các bận động của ngón tay: gấp, duỗi, dạng, khép, đối ngón

XEM VIDEO:

LIÊN HỆ X QUANG

X quang thẳng và nghiêng cổ và bàn tay

Chữ viết tắt:

  • U = Ulna; xương trụ
  • R = Radius; xương quay
  • N = Navicular,; xương thuyền
  • M = Metacarpals; các xương bàn
  • P = Phalanges; các xương ngón
  • W = Wrist joint; khớp cổ tay
  • CMC = First carpometacarpal joint; khớp cổ bàn ngón cái

Xem tiếp Phần 2: Giải phẫu chức năng Cổ và Bàn tay: Cơ và hoạt động cơ 

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

4 bình luận về “GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG CỔ TAY VÀ BÀN TAY. XƯƠNG VÀ KHỚP”

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này