KHÁM CỘT SỐNG THẮT LƯNG

Cập nhật lần cuối vào 29/01/2024

Cột sống thắt lưng đem lại độ ổn định và vận động cho chi trên và các vận động của thân mình  đồng thời hấp thụ và truyền tải các lực giữa chi trên và chi dưới. Bởi vì tính vận động và chức năng chịu tải cao của nó so với cột sống ngực, cột sống thắt lưng rất dễ bị đau và chấn thương, nhất là ở những vùng bản lề. Bệnh lý vùng cột sống thắt lưng có thể ảnh hưởng đến các rễ thắt lưng- cùng do đó khi thăm khám cần quan tâm đánh giá chức năng các rễ thần kinh này.

Bài viết trình bày các kỹ thuật thăm khám cơ bản cho vùng thắt lưng, bao gồm các kỹ thuật Nhìn – Sờ và Vận động.

Thăm khám các rễ – khoanh tuỷ thắt lưng cùng sẽ được trình bày riêng ở bài viết tiếp theo

ÔN LẠI: 
ĐẠI CƯƠNG THĂM KHÁM. PHẦN 1: HỎI BỆNH
CÁC DẤU HIỆU CỜ ĐỎ, CỜ VÀNG … LÀ GÌ?
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG THÂN MÌNH. PHẦN 1: XƯƠNG VÀ KHỚP
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG THÂN MÌNH. PHẦN 2: CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ
XEM THÊM: KHÁM CỘT SỐNG NGỰC

Mục lục

NHÌN

Nhìn tổng quát thân mình

Quan sát dáng đi và tư thế chống đau.

Đánh giá hình dạng thân mình và sự thẳng trục/ các đường cong của cột sống qua nhìn từ sau ra trước, từ trước ra sau và từ phía bên, so sánh sự đối xứng giữa hai bên.

Nhìn từ phía sau, các mốc: 4 – mào chậu; 5 – gai chậu sau trên; 6- S2

Các bất thường khi nhìn từ phía bên: cột sống thắt lưng phẳng, quá ưỡn, gù, xoay xương chậu …

Tư thế lý tưởng và các sai lệch tư thế

(Ghi chú: Sway back, lưng võng, là nghiêng chậu ra sau quá mức kèm gù vùng ngực)

Các bất thường khi nhìn từ sau: mất đối xứng hai vai, vẹo cột sống, lệch xương chậu…

Nhìn tại chỗ 

Ghi chú các dấu hiệu của chấn thương, các vết sẹo, nốt phồng, đỏ da, bầm tím, bớt da, các dấu “cà phê sữa” (café au lait spots, bệnh u sợi thần kinh hoặc nứt đốt sống ẩn) và các dấu bất thường khác.

Cafe au lait
Cafe au lait

SỜ

Sờ ở vùng cột sống thắt lưng chủ yếu được thực hiện ở tư thế nằm sấp, theo hướng từ trên ngực xuống dưới cùng- chậu, từ giữa ra hai bên, từ nông đến sâu.

(Nhận xét: Do vậy khi thăm khám vùng thắt lưng trên một bệnh nhân thì nên khám vận động cột sống ở tư thế đứng, ngồi trước khi cho người bệnh nhằm để sờ, tránh thay đổi tư thế người bệnh nhiều lần)

Sờ xác định sự thay đổi  nhiệt độ và sự sai lệch (lồi lên, lõm xuống, lệch sang bên), sưng, căng cơ, đau nhẹ hoặc đau chói khi ấn (đôi khi có thể sử dụng búa phản xạ để gõ tìm điểm đau) ở cột sống và các cấu trúc cạnh sống.

Sờ các cấu trúc xương khớp phía sau – bên

  • Sờ các đốt sống: các mỏm gai, mỏm ngang dọc hai bên mỏm gai
  • Xương cùng, xương cụt, khớp cùng chậu, gai chậu sau trên (PSIS), mào chậu, ụ ngồi,… 
Sờ mỏm gai

Sờ mào chậu: Khoảng gian sống L4–L5 ngang mức mào chậu và do đó đây là một mốc hữu ích khi sờ các mỏm gai.
Sờ gai chậu sau trên, khớp cùng chậu
Sờ xương cụt

Sờ mô mềm phía sau – bên

Sờ khoảng gian gai, các cơ cạnh sống (cơ dựng sống: cơ gai, cơ dài và cơ chậu sườn), cơ lưng rộng, cơ thang bó dưới, cơ vuông thắt lưng, các cơ duỗi háng (như cơ mông lớn), các cơ xoay háng (như cơ hình lê).

Sờ cơ dựng sống
Sờ cơ vuông thắt lưng

Sờ thần kinh toạ (và đánh giá rễ – thần kinh chi dưới) sẽ được trình bày ở bài viết khác.

Sờ phía trước

  • Sờ gai chậu trước trên (ASIS), xương mu.
  • Sờ các cơ bụng (thẳng bụng, chéo bụng, ngang bụng) và cơ thắt lưng (psoas) khi bệnh nhân nằm ngửa.
Sờ gai chậu trước trên
Sờ cơ thẳng bụng

Lưu ý những điểm đau (trigger point) và đau lan:

Trigger point cơ chậu sườn thắt lưng và dài ngực lan xuống
Trigger point cơ nhiều đầu
Các cơ quan trong bụng, tiểu khung và khớp háng có thể lan đến thắt lưng

(Lưu ý không quên thăm khám các tạng trong ổ bụng- khung chậu để chẩn đoán phân biệt hoặc phát hiện các bệnh lý kèm theo như đau dạ dày).

VẬN ĐỘNG

Cột sống thắt lưng có biên độ vận động rất lớn, nhất là động tác gập – duỗi.

Khám vận động cột sống thường được thực hiện ở tư thế đứng (hoặc ngồi với xoay thân). Đánh giá mức độ vận động, sự đối xứng hai bên và đặc biệt là đau khi vận động.

Có thể xác định tầm vận động gập duỗi bằng thước đo góc nghiêng (inclinometer) hoặc bằng thước dây.

Sử dụng inclinometer để đo tầm vận động

 

Vận động chủ động

  • Gấp (cúi ra trước)
    • Nghiệm pháp liên hệ: Nghiệm pháp ngón tay chạm đất, nghiệm pháp Schober.
  • Duỗi (ngửa ra sau)
  • Nghiêng bên:
  • Xoay thân: được thực hiện ở tư thế ngồi nhằm cố định khung chậu, loại trừ xoay của hông- chân.
Cúi
Ngửa
Nghiêng
Xoay

Vận động thụ động

Các động tác tương tự, người khám có thể kết hợp động tác ép cuối tầm để đánh giá mức độ đau.

  • Gấp (cúi ra trước)
  • Duỗi (ngửa ra sau)
  • Nghiêng bên
  • Xoay thân

Vận động có kháng trở

Thường được thực hiện ở tư thế nằm, vận động kháng trọng lực và sức cản người khám:

  • Gấp bụng ở tư thế nằm ngửa
  • Duỗi lưng ở tư thế nằm sấp
  • Nghiêng bên ở tư thế nằm nghiêng
Dánh giá sức mạnh cơ duỗi thân
XEM BÀI VIẾT: LƯỢNG GIÁ CƠ LỰC THÂN MÌNH

ĐO LƯỜNG VÀ CÁC NGHIỆM PHÁP ĐẶC BIỆT

Bài viết chỉ trình bày các nghiệm pháp cho khám cơ xương khớp. Các nghiệm pháp liên quan đến rễ thần kinh thắt lưng- cùng sẽ được trình bày ở bài viết khác.

Đo lường độ gập thắt lưng:

  • Nghiệm pháp ngón tay – mặt đất: đo khoảng cách ngón tay- mặt đất khi cúi. Bình thường 0-5 (10) cm. Không chuyên biệt cho vùng lưng mà đánh giá cả độ kéo dãn của cơ mông, hamstring và cả vùng ngực.
  • Nghiệm pháp Schober: Đo độ dãn thắt lưng, bình thường 5 cm. Đánh giá độ dãn thắt lưng chính xác hơn (như trong viêm cột sống dính khớp).
Đo khoảng cách tay – đất

Đánh giá khớp cùng chậu (SI joint):

Có rất nhiều nghiệm pháp đánh giá khớp cùng chậu, như ép khớp (compression), tách khớp (distraction), đẩy khớp (thrust), Patrick (xem khám khớp háng), Gaenslen,….

Tách khớp cùng chậu
Đẩy khớp cùng chậu
ép khớp cùng chậu
Ép khớp cùng chậu
XEM THÊM: CÁC NGHIỆM PHÁP KHÁM KHỚP CÙNG CHẬU

LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG

Một số thang đo lượng giá kết quả cột sống thắt lưng:

Video Thăm khám cột sống thắt lưng tham khảo:

Xem tiếp: KHÁM THẦN KINH CHI DƯỚI Ở MỨC RỄ VÀ KHOANH TUỶ

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này