CASE STUDY N 16: TỔN THƯƠNG TUỶ SỐNG

Cập nhật lần cuối vào 15/10/2023

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Người đọc sẽ có thể:

  1. Xác định các kỹ năng chức năng mà một bệnh nhân bị tổn thương tủy sống đạt được với khả năng lăn.
  2. Liệt kê sáu kỹ thuật có thể được sử dụng để tạo thuận lăn.

Mục lục

Tình huống

Một nam thanh niên 18 tuổi người Mỹ gốc Phi, độc thân, thất nghiệp nam bị chấn thương tủy sống từ một tai nạn xe moto tốc độ cao 3 tuần trước. Hình ảnh CT scan cho thấy một gãy xương di lệch và bán trật C6-C7. Điều trị phẫu thuật bao gồm cố định xương, hàn dính khớp. Bệnh nhân cũng được phẫu thuật nẹp cố định gãy mỏm khuỷu trái và bị rách da đầu. Bệnh nhân được chuyển đến cơ sở 3 tuần sau đó với thăm khám phù hợp với liệt tứ chi C7-T1 ASIA độ B.

Khi thăm khám vật lý trị liệu, bệnh nhân không có tiền sử bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, hoặc các bệnh lý mãn tính khác. Bệnh nhân đã bị hai vụ tai nạn xe cơ giới trước đó, kết quả là gãy xương chậu mà nay đã lành. Bệnh nhân phủ nhận lạm dụng rượu bia và ma túy và vẫn độc lập chức năng trước tai nạn gần đây nhất. Bệnh nhân đang mang một đai bụng và nẹp cổ  Miami-J khi ra khỏi giường, kèm nẹp cánh tay trái và dụng cụ chỉnh hình cổ bàn chân giảm áp lực (PRAFOs) và tất ép hai bên.

Trong các buổi trị liệu vật lý ban đầu, can thiệp tập trung vào di chuyển xe lăn sử dụng một chiếc ghế có tay vịn, di chuyển sử dụng một bảng trượt, thăng bằng ngồi, vận động trên giường, tăng khả năng chịu đựng tư thế đứng sử dụng bàn nghiêng, và giáo dục bệnh nhân. Bệnh nhân đã cải thiện vừa phải trong hầu hết các mặt vật lý trị liệu, nhưng vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong vận động trên giường, đặc biệt là lăn từ nằm ngửa sang nằm nghiêng.

Đáp ứng thích hợp với hạn chế chức năng cụ thể của bệnh nhân này sẽ là gì?

Thăm khám và lượng giá

BỆNH SỬ

Bệnh nhân sống với cha mẹ và em gái trong một căn nhà di động rộng. Anh ta chịu trọng lượng đến mức chịu được (WBAT) lên tay trái và không bị đau cấp. Thuốc sử dụng gồm Lovenox để phòng huyết khối tĩnh mạch sâu, Didronel (họ biphosphonate) phòng cốt hóa lạc chổ, Senekot (nhuận tràng), thuốc đạn Dulcolax với kích thích bằng tay để lấy phân, và ibuprofen để giảm đau.

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG

Bệnh nhân tỉnh táo và định hướng được bản thân, địa điểm và thời gian, và nhận thức trong giới hạn binh thường. Không ghi nhận tay dùi trống, tím tái, hoặc phù nề, và mạch mu chân là 2+ hai bên. Không có dấu hiệu biến dạng khớp, tăng nhiệt, lỏng lẻo dây chằng, hoặc bán trật các khớp thân hoặc tứ chi. Nghe phổi âm rõ và gõ trong cả hai phế trường. Gót chân hai bên bị loét ép Giai đoạn I, cũng như vết rách da đầu đang lành. Các dấu hiệu sinh tồn: nhiệt độ, 36,7 ° C; nhịp tim, 80 nhịp mỗi phút nhịp thở, 20 lần/phút; và huyết áp, 132/70 mm Hg ở tư thế nằm ngửa.

CÁC NGHIỆM PHÁP VÀ ĐO LƯỜNG

Cơ lực  5/5 ở chi trên hai bên, 2/5 ở cơ thân, và 1/5 với vận động háng hai bên. Không có vận động ở hai gối và cổ chân, nhưng tầm vận động thụ động hai chân ở trong giới hạn bình thường.  Cảm giác còn nguyên vẹn đến mức C7 hai bên và có cảm giác “rải rác” dưới mức tổn thương. Tín hiệu cùng cụt (sacral sparing) là không rõ ràng, theo đánh giá của bác sĩ, và cảm thụ bản thể còn nguyên vẹn ở bàn chân.

Chẩn đoán

Mẫu Thực hành Vật lý trị liệu 5H: Suy giảm chức năng vận động, sự toàn vẹn của dây thần kinh ngoại biên, và toàn vẹn cảm giác liên quan đến các rối loạn không tiến triển của Tủy sống.

Những khuyến nghị giúp tạo điều kiện cho vận động lăn từ nằm ngửa sang nằm nghiêng?

Lăn là một kỹ năng chức năng quan trọng mà một khi đã làm tốt, giúp cải thiện vận động trên giường, hỗ trợ trong việc mặc quần áo, và cho phép thay đổi tư thế cần thiết để giảm đè ép và kiểm tra da. Kỹ năng này giúp bệnh nhân bị tổn thương tủy sống phát triển các mẫu vận động chức năng bằng cách đòi hỏi người đó sử dụng chi trên và thân mình tạo đà để di chuyển chi dưới.

Tiên lượng

KTV dự đoán rằng bệnh nhân sẽ độc lập vận động trên giường trong vòng 2-3 tuần.

NHỮNG MỤC TIÊU

  1. Bệnh nhân sẽ lăn được từ nằm ngửa sang nằm nghiêng bên phải và bên trái với việc sử dụng trong lượng đeo cổ tay 0,5 kg hai bên, vòng kéo chân (leg loop) hai bên, và các mẫu PNF chi trên với sự hỗ trợ tối thiểu 100% thời gian trong vòng 1 tuần.
  2. Bệnh nhân sẽ lăn được từ nằm ngửa sang nằm nghiêng bên phải và bên trái chỉ sử dụng các mẫu PNF chi trên một cách độc lập 100% thời gian trong vòng 2 tuần..
Hình: Trọng lượng đeo cổ tay
Hình: Leg loop

Can thiệp

Các kỹ thuật khác nhau có thể hỗ trợ lăn từ nằm ngửa sang nằm nghiêng, tùy thuộc vào mức độ chức năng của bệnh nhân. Đối với bệnh nhân này, ban đầu gối đã được đặt dưới một bên của xương chậu và xương bả vai để khởi đầu xoay theo hướng lăn. Ta cũng có thể trợ giúp bằng tay ở những vùng này vào lúc bắt đầu lăn khi ảnh hưởng của trọng lực lớn nhất, và giảm hỗ trợ khi bệnh nhân lăn dễ hơn. Bởi vì nẹp cổ của bệnh nhân hạn chế cử động ở cổ, bệnh nhân dựa trên các chi trên và thân mình để thực hiện động tác. Bệnh nhân được hướng dẫn để hai tay duỗi, trong khi lắc tay và đầu theo nhịp và đối xứng từ bên này sang bên kia để tạo đủ lực để lăn. Cũng có thể sử dụng các mẫu PNF chi trên như D1 gấp, chặt đảo ngược, và các mẫu nâng. Các kỹ thuật bổ sung để hỗ trợ lăn bao gồm sử dụng trọng lượng đeo ở cổ tay để giúp tăng đà và sử dụng vòng đeo nâng chân đặt tư thế cho chi dưới. Bệnh nhân kéo vòng chân lên và bắt chéo hai cổ chân  sao cho chi trên hướng về bên lăn. Tư thế này tạo thuận xoay hông và chi dưới khi chi trên hoạt động để hoàn thành động tác lăn. Trong vận động lăn, bệnh nhân phối hợp với hít vào sâu một nửa suốt khi lăn, vì một khi hai vai xoay, co cơ hoành hỗ trợ động tác lăn.

Kết quả

Bệnh nhân dần dần tiến triển từ vận động chủ động có trợ giúp sang chủ động độc lập với động tác lăn từ ngửa sang nghiêng. Cùng với hoàn thành hoạt động này, bệnh nhân được hướng dẫn kiểm tra da vùng cùng cụt của mình sử dụng một chiếc gương có cán dài. Anh ta cũng thực hiện giảm đè ép khi ở trên giường và hỗ trợ cho KTV hoạt động trị liệu khi mặc quần. Hơn nữa, người KTV vật lý trị liệu có thể bắt đầu các hoạt động trên nệm nâng cao hơn để giúp bệnh nhân độc lập chức năng đến mức có thể được.

XEM THÊM
  • Baxter K, Russo S: Physical therapy management of spinal cord injury: accent on independence, Woodrow Wilson  Rehabilitation Center, 1994.
  • Ciccone C: Pharmacology in rehabilitation (ed 3), Philadelphia: FA Davis, 2001.
  • O’Sullivan S, Schmitz T: Physical rehabilitation assessment and treatment (ed 4), Philadelphia: FA Davis, 2001.
  • O’Sullivan S, Schmitz T: Physical rehabilitation laboratory manual, Philadelphia: FA Davis, 1999.

Minhdatrehab, dịch từ CLINICAL CASES IN PHYSICAL THERAPY, 2ND EDITION, 2004, Elsevier Science (USA)

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này