CÁC DẤU HIỆU CỜ ĐỎ, CỜ VÀNG … LÀ GÌ?

Hãy nghe bài viết
Getting your Trinity Audio player ready...

Cập nhật lần cuối vào 19/10/2023

Khi thăm khám lâm sàng người bệnh, ví dụ một bệnh nhân đau thắt lưng, bạn được khuyến cáo tìm và phát hiện các dấu hiệu cờ đỏ, cờ vàng …

Vậy, những dấu hiệu này có ý nghĩa gì, và những dấu hiệu cờ đỏ nào cần phải tìm kiếm ở những bệnh nhân đau thắt lưng hoặc đau cổ hoặc các trường hợp đau kéo dài khác?

Mục lục

Dấu hiệu cờ đỏ. (red flag.

Dấu hiệu cờ đỏ là Dấu hiệu hay triệu chứng chứng tỏ nguy hiểm, nguyên nhân bất thường hoặc triệu chứng nặng và là dấu hiệu cho thấy cần phải thăm khám, thăm dò bệnh nhân kỹ càng hơn hoặc phải can thiệp kịp thời.

download.png

Ví dụ:

Dấu hiệu cờ đỏ của cột sống cổ.

Bệnh lý.Các dấu cờ đỏ.
Bệnh tủy cột sống cổ.Rối loạn cảm giác ở bàn tay
Teo cơ bàn tay
Dáng đi không vững
Phản xạ Hoffmann dương tính
Tăng phản xạ gân xương
Rối loạn tiểu tiện
Yếu cơ hoặc thay đổi cảm giác nhiều khoanh.
Bệnh lý ác tính.Tuổi lớn hơn 50
Bệnh sử ung thư
Sụt cân không giải thích được
Đau liên tục, không giảm khi nghỉ ngơi
Đau về đêm.
Tổn thương dây chằng cổ cao.Không vững (khớp)
Đau đầu và tê vùng chẩm
Giới hạn nhiều tầm vận động chủ động vùng cổ ở mọi hướng
Các dấu hiệu của bệnh lý tủy cổ
Bệnh lý viêm hoặc hệ thống.Nhiệt độ lớn hơn 37 độ C
Huyết áp lớn hơn 160 trên 95 mmHg
Nhịp tim lúc nghỉ lớn hơn 100 nhịp một phút
Mệt mỏi.
Suy động mạch cổ.Các đợt ngất
Chóng mặt
Choáng đầu liên quan đến vận động đầu
Khó nuốt
Khó nói
Song thị
Các dấu hiệu thần kinh sọ não.

Dấu hiệu cờ đỏ vùng thắt lưng.

Bệnh lý.Các dấu cờ đỏ.
Bệnh lý ác tính vùng thắt lưng.Tuổi lớn hơn 50
Bệnh sử bệnh ung thư
Giảm cân không giải thích được
Đau ban đêm
Không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
Nhiễm trùng vùng thắt lưng.Nhiễm trùng gần đây, như nhiễm trùng da, đường tiểu.
Tiêm chích đường tĩnh mạch (ma túy)
Bị bệnh ức chế hệ miễn dịch
Sốt.
Hội chứng đuôi ngựa.Bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ
Đại tiện không tự chủ
Mất cảm giác vùng yên ngựa
Yếu chung hoặc tăng tiến chi dưới

Mất hoặc giảm cảm giác ở bàn chân, (vùng L4, L5, S1).

Yếu cơ gập lòng bàn chân, duỗi ngón cái, gập mu bàn chân.
Gãy cột sống.Bệnh sử chấn thương (kể cả ngã nhẹ hoặc nâng vật nặng ở những người bị loãng xương hoặc người già)
Sử dụng corticoid kéo dài
Tuổi lớn hơn 70.

Cờ vàng:

Dấu hiệu cờ vàng chỉ điểm tăng nguy cơ mạn tính và, hoặc khuyết tật kéo dài.

  • Cảm xúc: trầm cảm, lo âu, căng thẳng, có xu hướng chán nản và rút khỏi các hoạt động xã hội
  • Thái độ và niềm tin không phù hợp: ví dụ suy nghĩ rằng đau sẽ gây nguy hiểm hoặc gây khiếm khuyết trầm trọng (trầm trọng hóa), hành vi bị động mong đợi các giải pháp điều trị thay vì chủ động của cá nhân
  • Hành vi (không phù hợp) liên quan đến đau: tránh né, giảm các hoạt động do sợ hãi

Ví dụ cờ vàng của đau vùng thắt lưng, (nghĩa là xu hướng chuyển thành mạn tính):

  • Thái độ tiêu cực cho rằng đau lưng rất có hại và có thể gây khuyết tật trầm trọng
  • Hành vi trốn tránh sợ hãi và giảm mức độ hoạt động
  • Mong muốn rằng phương pháp trị liệu thụ động, chứ không phải chủ động, sẽ có hiệu quả hơn
  • Xu hướng buồn bã, xuống tinh thần, xa lánh xã hội
  • Các vấn đề về tài chính và xã hội
  • Các vấn đề đền bù trợ cấp, (bảo hiểm…).

Cờ xanh:

Đại diện cho các đặc điểm của công việc và môi trường làm việc của người lao động.

Những đặc điểm này thường kết hợp với một tỷ lệ nghỉ làm việc cao, sức khỏe kém và mất việc và có thể là một trở ngại lớn cho việc chữa trị.

Ví dụ:

  • Công việc chân tay cường độ cao
  • Công việc có yêu cầu cao và khả năng kiểm soát công việc thấp
  • Không có khả năng thay đổi hoặc chỉnh sửa công việc
  • Thiếu sự nâng đỡ xã hội
  • Áp lực thời gian
  • Không thỏa mãn với công việc
  • Căng thẳng với công việc
  • Hy vọng tìm lại công việc
  • Sợ tái phát

Cờ đen:

Các yếu tố tiên lượng liên quan đến chính sách công ty, hệ thống chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm.

Đề cập đến chính sách dành cho người lao động như:

  • Các điều khoản và điều kiện lao động
  • Chính sách y tế
  • Điều kiện làm việc đặc biệt.

Cờ cam.

Chỉ ra một rối loạn sức khỏe tâm thần cần được sự hỗ trợ bởi một chuyên gia về tâm thần.

Minh Đạt Rehab.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này