Thí nghiệm kỳ lạ về giấc ngủ trong hang động và giải Nobel Y học

Cập nhật lần cuối vào 05/06/2021

Nếu bạn để một người vào trong một hang sâu để sinh sống, nơi mà không tồn tại sự khác biệt giữa ngày và đêm hay nhiệt độ và buộc điều kiện thay đổi thành 28 giờ một ngày hay rút ngắn lại còn 21 giờ một ngày, một tuần được chia thành 8 ngày thay vì 7 thì những gì được coi là chuẩn mực của cơ chế sinh học của con người sẽ thay đổi như thế nào?

Michel Siffre, một nhà địa chất học người Pháp đã tình cờ  mang lại cho chúng ta một hiểu biết về cơ chế thay đổi sinh học của con người.

Michel Siffre lúc đó mới 23 tuổi và rất quan tâm đến cuộc chạy đua vũ trụ cũng như chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh. Bởi vậy anh đã nhiều lần tưởng tượng ra các kịch bản của cuộc sống như du hành dài ngày giữa các vì sao hoặc sống trong một nơi trú ẩn để tránh bức xạ.

Là một nhà địa chất, Siffre được đào tạo bài bản và thường khảo sát các hang động và hiển nhiên chàng trai trẻ này cũng tò mò với cuộc sống ở trong hang động. Vì vậy, anh luôn cố ý hoặc vô ý khiến bản thân quên đi thời gian sau khi vào hang, và cố gắng không để các yếu tố bên ngoài can thiệp vào “công việc” của mình.

Vào ngày 16 tháng 7 năm 1962, Siffre phát hiện ra một hang động tối tăm không có ánh sáng mặt trời. Lúc đầu, anh định ở trong hang khoảng hai tuần, nhưng anh sớm phát hiện ra rằng hai tuần là quá ngắn và có thể mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành nghiên cứu. Vì vậy, trong hai tháng, anh ta vứt bỏ đồng hồ của mình, để sống theo bản năng. Bởi vậy, anh phải tính toán thời gian của từng ngày dựa trên giấc ngủ, một giấc ngủ được tính là một ngày.

Số ngày được ghi trong sổ tay của Siffre ngày càng nhiều, và cuối cùng cũng đến mốc thời gian mà anh đi ra khỏi hang. Dựa theo mốc thời gian ban đầu, ngày anh đi ra khỏi hang sẽ là ngày 20/8 nhưng trên thực tế, tại thời điểm anh đi ra khỏi hang đã là ngày 14/9, thời gian này dài hơn dự tính 25 ngày. Theo quy luật thông thường, đồng hồ sinh học trong cơ thể của con người sẽ là 24 giờ một ngày, vậy tại sao điều này lại xảy ra?

Chính điều này đã khiến Siffre phải trăn trở trong 10 năm, và sau đó quyết định tiến hành một thí nghiệm cô lập trong hang động siêu dài. Anh chọn bắt đầu tiến hành thí nghiệm này với thời gian kéo dài hơn 6 tháng trong một hang động dưới lòng đất ở Texas, Mỹ. Lúc đầu thời gian cho công việc và nghỉ ngơi của Siffre rất đều đặn, khoảng 24 giờ 30 phút. Anh ấy viết trong ghi chú của mình: “Giấc ngủ của tôi thật hoàn hảo! Cơ thể tôi đã tự lựa chọn thời điểm đi vào giấc ngủ và ăn”.

Trong những tuần tiếp theo, chu kỳ ngày – đêm của Siffre dần dần kéo dài thành 26 giờ một cách khá ổn định. Nhưng bắt đầu từ tuần thứ sáu, mọi thứ bắt đầu có dấu hiệu thay đổi rõ ràng. Ngày thứ 37 trong thời gian thực trên thực tế lại là ngày thứ 30 đối với Siffre khi ở trong hang. Anh ấy đã trải qua một “ngày dài” vào ngày này, và sau đó ngủ liên tục trong 15 giờ. Mặc dù hầu hết thời gian một ngày đối với anh khi ở trong hang vẫn là khoảng 26 giờ, nhưng đôi khi sẽ có một “ngày dài” lên tới 36 giờ hoặc thậm chí hơn 48 giờ.

Điều khó hiểu hơn nữa là Siffre hoàn toàn không hề hay biết về những “ngày dài” như vậy. Anh thậm chí còn cảm thấy 48 giờ một ngày giống như một ngày bình thường, và nó không hề dài chút nào. Nhưng những ngày sinh sống một mình trong hang cũng khiến Siffre dần gục ngã bởi cuộc sống cô lập trong hang động tẻ nhạt. Anh bắt đầu cảm thấy trống trải tột độ và muốn thoát ra khỏi hang càng sớm càng tốt.

Vào ngày thứ 79, anh đã gọi cho một đồng nghiệp và yêu cầu kết thúc thí nghiệm, nhưng lúc này anh lại được thông báo rằng bản thân thậm chí còn chưa thực hiện được một nửa thời gian so với dự định ban đầu. Điều này đã khiến anh cảm thấy ngột ngạt, có lúc anh còn muốn tự vẫn nhưng may thay, anh đã từ bỏ ý định đó vì nhớ bố mẹ mình.

Cuối cùng, anh quyết định kiên trì tiến hoàn thành thí nghiệm và đã sống trong hang động ngầm này trong 205 ngày. Những cống hiến cho khoa học của Schiff một lần nữa mang đến một góc nhìn mới: sự đều đặn vốn có của công việc và nghỉ ngơi của con người có thể sẽ bị thay đổi.

(Sau 6 tháng ở hang động ở Texas, Siffre đã trả lời với tờ báo Đức Der Spiegel rằng: “Về thể chất thì không mệt mỏi, nhưng về tinh thần thì như ở địa ngục”.)

Sau thử nghiệm, các ghi chú của Siffre đã được nhà tài trợ, NASA, nghiên cứu chi tiết và những phát hiện này có thể giúp ích rất nhiều cho binh lính, tàu ngầm và phi hành gia. Và nghiên cứu về nhịp sinh học sau đó  đã đoạt giải Nobel  Y học vào năm 2017 cho các nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young.

Nghiên cứu phát hiện ra các “gen nhịp điệu” điều khiển đồng hồ sinh học ở loài ruồi giấm. Gen này khẳng định rằng có một đồng hồ sinh học thực sự tồn tại, nếu gen này bị triệt tiêu, khoảng thời gian để sinh hoạt và nghỉ ngơi của ruồi giấm sẽ trở nên hỗn loạn.

Lược theo Tri Thức Trẻ Link

Mục lục

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này