Phương pháp tiếp cận: Người thầy thuốc dựa vào kiến thức về giải phẫu thần kinh, sinh lý thần kinh, kiến thức về bệnh học kết hợp với các triệu chứng, dấu hiệu thu thập được qua hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng thần kinh để từ đó đi đến chẩn đoán và thiết lập mục tiêu can thiệp phù hợp.
7 bước chính trong chẩn đoán là
Xác định xem tình trạng có liên quan đến hệ thần kinh hay không
Xác định vị trí giải phẫu (định khu tổn thương bằng các dấu thần kinh khu trú)
Xác định kiểu diễn tiến của triệu chứng
Xác định nhóm bệnh có khả năng nhất
Chẩn đoán lâm sàng sơ bộ hoặc chẩn đoán phân biệt
Chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phù hợp
Thiết lập chẩn đoán xác định
Hình: Các bước tiếp cận bệnh nhân có vấn đề về thần kinh
Sau đây trình bày tóm tắt các bước hỏi bệnh, khám bệnh và phân tích chẩn đoán bệnh lý thần kinh.
1. Hỏi bệnh sử VÀ TIỀN SỬ
Các triệu chứng hiện tại
Thời gian của các triệu chứng và các đợt trước đó nếu có
Kiểu tiến triển – đột ngột, không đổi, từng đợt, tăng tiến
Khởi phát – chuỗi các sự kiện khi các triệu chứng mới bắt đầu hoặc mỗi lần chúng tái phát
Các yếu tố khởi phát – tắm nước nóng có thể làm các triệu chứng bệnh lý mất myelin (như xơ cứng rải rác) nặng lên; các kích thích cảm giác có thể kích hoạt động kinh; các chất kích thích trong chế độ ăn uống, mệt mỏi hoặc căng thẳng có thể kích hoạt đau nửa đầu
Các câu hỏi sàng lọc cho các đặc điểm có liên quan khác
Các triệu chứng toàn thân – sốt (có thể gợi ý nhiễm trùng), sụt cân và chán ăn (có thể gợi ý bệnh ác tính)
Các triệu chứng tăng áp lực nội sọ – đau đầu ngày càng nặng và khi nằm, nôn mửa, nhìn đôi
Rối loạn các chức năng thần kinh cao cấp – thay đổi tính cách, suy giảm nhận thức, giảm khả năng điều hành, mất ức chế, ngôn ngữ
Các triệu chứng thị giác – mờ, nhìn đôi, tia sáng chớp
Các triệu chứng hành não (Bulbar) – thay đổi giọng nói và khó nuốt
Các triệu chứng vận động – yếu, cứng, dáng đi bất thường
Các triệu chứng về cảm giác – giảm cảm giác, tê rần, đau kiểu thần kinh (nóng rát, điện giật)
Mất khả năng điều hợp – chóng mặt, dáng đi loạng choạng, mất khả năng kiểm soát vận động tinh, thay đổi giọng nói
Các triệu chứng tự chủ – chóng mặt tư thế, đại tiện không tự chủ, bí tiểu
Tiền sử
Các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch – tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch khác
Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh thuyên tắc mạch – rung nhĩ, còn ống động mạch, mổ tim …
Bệnh tiểu đường – thời gian kể từ khi chẩn đoán, mức độ kiểm soát đường huyết, sự hiện diện của các biến chứng khác
Khối u ác tính, bệnh viêm hệ thống, tình trạng ức chế miễn dịch (như HIV)
Bệnh sử dùng thuốc, chất kích thích …
Sử dụng thuốc kích thích hoặc ức chế thần kinh, ví dụ như thuốc chống loạn thần
Hút thuốc, uống rượu bia …
Tiền sử gia đình
Tiền sử rối loạn di truyền thần kinh (như múa vờn Huntington), loạn dưỡng cơ và bệnh Charcot-Marie-Tooth ở họ hàng gần
Tiền sử bệnh lý tim mạch
Các yếu tố nguy cơ của bệnh chức năng
Tình trạng việc làm, an toàn ở nơi làm việc, căng thẳng trong công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp
Hoàn cảnh gia đình, tình trạng quan hệ, xung đột, gia đình có người mất
Sự suy giảm chức năng và ảnh hưởng đến cuộc sống (xem khung ICF)
Khả năng vận động, đi lại, di chuyển phương tiện giao thông như lái xe …
Khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm rửa
Việc nhà và mối quan hệ
Công việc, học tập, vui chơi giải trí
Sự an toàn
An toàn bản thân: ngã, lái xe …
An toàn cho người xung quanh
2. KHÁM THẦN KINH
5 Bước Khám Nhanh Thần Kinh
1. Tổng quát
Dáng vẻ chung
Lời nói
Dáng đi, đánh tay
2. Đầu
Thị lực, đồng tử, vận động mắt
Vận động mặt
Vận động lưỡi
3. Chi trên
Tư thế khi đưa tay thẳng ra trước
Teo cơ, rung giật
Trương lực, cơ lực
Điều hợp
Phản xạ
4. Chi dưới
Teo cơ, rung giật
Trương lực, cơ lực
Điều hợp
Phản xạ
Phản xạ da lòng bàn chân (Babinski)
5. Cảm giác
Hỏi bệnh nhân
Video minh hoạ khám nhanh 4 phút từ MSD Manual:
Mười bước khám thần kinh
1. Trạng thái ý thức, độ tỉnh táo, vẻ ngoài
2. Trạng thái tâm thần kinh, thái độ, hiểu biết bản thân (insight)
3. Chức năng nhận thức:
Định hướng, chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, phán đoán, suy luận…
10. Các nghiệm pháp đặc biệt khác, tuỳ theo vùng được khám (ví dụ dấu Tinel, Lasegue …)
3. Phân tích để chẩn đoán:
Tổn thương là toàn thể hay khu trú?
Các tổn thương toàn thể ảnh hưởng đến tất cả (hoặc hầu hết) các chức năng của não, và thường ảnh hưởng đến nhận thức và ý thức
Tổn thương khu trú ảnh hưởng đến một vùng của cơ thể và các dấu hiệu kết quả có thể là không đối xứng
Diễn tiến theo thời gian như thế nào?
Các triệu chứng khởi phát ngay lập tức thường là nguyên nhân mạch máu (thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết), hoặc điện (động kinh)
Các triệu chứng tiến triển nhanh (vài ngày) có thể là bệnh nhiễm trùng (ví dụ: viêm màng não) hoặc bệnh viêm (ví dụ: mất myelin)
Các triệu chứng tiến triển chậm có xu hướng do các bệnh thoái hóa, khối u (tiến triển chậm)
Các tổn thương vận động ảnh hưởng đến neuron vận động trên hay dưới?
Các dấu hiệu neuron vận động trên (UMN, upper motor neuron) (trung ương) bao gồm tăng trương lực (co cứng), liệt, tăng phản xạ gân xương và babinski dương tính
Các dấu hiệu của neuron vận động dưới (LMN, lower motor neuron) bao gồm liệt mềm, giảm hoặc không có phản xạ, teo cơ và giật máy cơ.
UMN và LMN
Tổn thương Nằm ở đâu?
Vỏ não / bao trong: dấu hiệu UMN đối bên
Tiểu não: rung giật nhãn cầu, rối loạn thăng bằng / điều hợp
Thân não: suy giảm ý thức, dấu hiệu toàn thể, bất thường dây thần kinh sọ
Tủy sống: liệt tứ chi hoặc hai chi dưới trung ương (UMN), mức cảm giác, rối loạn cơ tròn.
Rễ thần kinh: Liệt ngoại biên (LMN) theo khoanh cơ; mất cảm giác theo khoanh da.
Một dây thần kinh ngoại biên: Liệt ngoại biên và mất cảm giác theo phân bố của dây thần kinh
Nhiều dây thần kinh ngoại biên: yếu liệt ở ngọn chi, mất cảm giác kiểu găng tay và bít tất.
Khớp nối thần kinh – cơ / cơ: Chỉ có dấu hiệu vận động. Mỏi cơ (nhược cơ).
Cơ: Chỉ có dấu hiệu vận động, yếu, rung giật cơ …
Có yếu tố của bệnh cơ năng hay không?
Có những yếu tố nào không phù hợp với các kiểu bệnh lý giải phẫu thần kinh hay không?
Có các yếu tố nguy cơ của bệnh cơ năng (tâm thần)?
Các yếu tố cơ năng thường cùng tồn tại với bệnh thực thể
Thông qua chẩn đoán chính xác, người thầy thuốc có thể thiết lập mục tiêu điều trị, tiến hành điều trị nguyên nhân nếu được, điều trị triệu chứng, dự phòng biến chứng và tái phát đồng thời kết hợp phục hồi chức năng thần kinh nhằm chữa bệnh, giảm nhẹ bệnh, cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống.
MinhDat Rehab tổng hợp.
MinhDat Rehab
Admin PHCN-Online.com và Yhocphuchoi.com, kênh YouTube PHCN Online. Bút danh Y học: Minh Dat Rehab. Bút danh văn nghệ: Mạc Đình