TRẮC NGHIỆM THĂM KHÁM CHI DƯỚI 1 15/10/202307/07/2022 Bởi MinhDat Rehab Cập nhật lần cuối vào 15/10/2023 /12 226 Created by MinhdatRehab QUIZ: THĂM KHÁM CHI DƯỚI Một số câu hỏi thăm khám chi dưới. 1 / 12 Người khám đang lượng giá dáng đi và đánh giá thăng bằng trên một bệnh nhân. Phát hiện nào sau đây khi đánh giá chứng tỏ dáng đi bất thường, cần được đánh giá thêm? Ở giữa thì tựa, xương chậu dịch về phía chân đu; hông chuyển động ngang về phía chân tựa. Khớp háng di chuyển từ gập 20 đến 30 độ khi tiếp xúc ban đầu đến duỗi 10 độ ở cuối thì tựa/chống khi thân người di chuyển nhẹ nhàng trên chân tựa. Khi tiếp xúc ban đầu (initial contact( và đánh gót chân, đầu gối duỗi hoàn toàn. Khi tiếp xúc với bàn chân, các cơ gập mu cổ chân co ly tâm và các cơ gập lòng bàn chân gấp từ lúc đánh gót đến tư thế bàn chân bằng. 2 / 12 Một vận động viên đấu vật bị đau và sưng đáng kể ở bên trong đầu gối trái. Bệnh nhân phàn nàn đầu gối vững. Tiền sử bị va đập lên phía ngoài đầu gối trái và người khám nghi ngờ tổn thương dây chằng bên trong gối. Nghiệm pháp nào sau đây dùng để đánh giá tính toàn vẹn của dây chằng bên trong gối? Test ép vẹo ngoài Dấu hiệu ngăn kéo sau Dấu hiệu ngăn kéo trước Test ép vẹo trong 3 / 12 Một bệnh nhân phàn nàn về đau thắt lưng lan xuống chân. Bệnh nhân cho biết cơn đau thường trầm trọng hơn khi cúi người xuống hoặc ngồi và giảm bớt khi đứng. Nghiệm pháp nào sau đây là đặc hiệu nhất đối với thoát vị đĩa đệm? Nghiệm pháp nâng thẳng chân đối bên (Lasegue chéo) Nghiệm pháp ngón tay chạm đất Nghiệm pháp nâng thẳng chân (Lasegue) Nghiệm pháp Slump 4 / 12 Một bệnh nhân nam than phiền đau nhức ở vùng thắt lưng và các khớp cùng chậu. Bệnh nhân cũng khai cứng khớp buổi sáng. Khi khám, người khám đánh giá vận động cúi người về phía trước và khả năng vận động của thắt lưng. Nghiệm pháp nào sau đây dùng để đo độ gập của thắt lưng? nghiệm pháp Schober nghiệm pháp Thomas Nghiệm pháp Lasegue nghiệm pháp Slump 5 / 12 Khi khám sức mạnh cơ nhị đầu đùi, người khám yêu cầu bệnh nhân thực hiện hoạt động nào sau đây? Ngồi với gối gấp đến 90 độ và sau đó đặt chân ở tư thế xương chày xoay ngoài, thực hiện xoay trong xương chày trên xương đùi. Ngồi với hai gối ở ngoài mép giường, và duỗi một gối mà không xoay đùi. Nằm sấp, gập gối giữa 50 - 70 độ với đùi xoay ngoài nhẹ. Đứng trên hai bàn chân, và gập lòng cổ chân hai bên. 6 / 12 Một bệnh nhân nữ đến khám vì đau gối phải. Khi khám phát hiện tràn dịch, ấn đau đường khớp bên trong gối, hạn chế vận động. Hỏi bệnh sử cho thấy bệnh nhân thường thực hiện các động tác quỳ và ngồi xổm khi làm việc. Bạn nghi ngờ tổn thương sụn chêm trong. Các nghiệm pháp sau đây có thể giá trị, ngoại trừ: nghiệm pháp McMurray nghiệm pháp Thessaly nghiệm pháp Apley nghiệm pháp võng ra sau (Sag test) 7 / 12 Một bệnh nhân bị đau thắt lưng thể hiện yếu khi duỗi gối và mất cảm giác ở vùng bên trong của cẳng chân. Bác sĩ nghi ngờ thoát vị đĩa đệm L3-L4. Khám sàng lọc nào sau đây để định khu tổn thương rễ thần kinh L4? Đi bằng gót chân Ngồi xổm và đứng lên Nghiệm pháp Thomas Đi bằng ngón chân 8 / 12 Một chu kỳ dáng đi hoàn chỉnh bắt đầu từ thời điểm gót chân của một bàn chân chạm đất và kết thúc tại thời điểm nó chạm đất một lần nữa. Trong giai đoạn nhấc ngón (toe- off), tầm vận động của đầu gối ở người có dáng đi bình thường là: Duỗi hoàn toàn Di chuyển về phía duỗi hoàn toàn Gập 35 độ Gập 15 độ 9 / 12 Khi khám cảm giác, người khám ghi nhận giảm cảm giác ở mặt trong của mu bàn chân. Rễ thần kinh nào sau đây có thể bị tổn thương? L3 S1 L5 L2 10 / 12 Cổ chân và bàn chân phối hợp với nhau trong khi đi để tạo sự thăng bằng cần thiết khi cơ thể di chuyển trên mặt nền không bằng phẳng. Sau đây chỉ ra các mức trung bình thông thường và những phát hiện dự kiến từ giữa thì tựa (mid-stance) đến nhấc ngón chân (toe-off) ngoại trừ: Cổ chân chuyển từ trung tính sang gập mu cổ chân 10 độ, tiến dần đến gập lòng cổ chân khoảng 20 độ khi nhấc ngón chân. Cung dọc (gan chân) kéo dài ra. Xương gót vặn trong Các khớp gian đốt ở tư thế trung tính 11 / 12 Bạn đang đánh giá một bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng chứng tỏ bệnh lý rễ thắt lưng. Nghiệm pháp nào sau đây là nghiệm pháp nhạy nhất đối với kích thích, viêm hoặc chèn ép dây thần kinh tọa? Nghiệm pháp nâng thẳng chân đối bên (Lasegue chéo) Nghiệm pháp Slump Nghiệm pháp Bragard Nghiệm pháp nâng thẳng chân (Lasegue) 12 / 12 Khi khám vận động và cảm giác một bệnh nhân nghi tổn thương tuỷ sống (với cảm giác sờ nhẹ và đầu kim), cần khám vùng nào sau đây để xác định bệnh nhân tổn thương hoàn toàn hay không? Mặt trong của mu bàn chân Bẹn Mặt sau của đùi Vùng đáy chậu Your score is The average score is 45% LinkedIn Facebook 0% Bắt đầu test lại Please leave this field emptyMục lục 👋 Chào bạn! Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần. MinhdatRehab Địa chỉ Email * Bạn hãy kiểm tra hộp thư của mình để xác nhận đăng ký. Cám ơn. Chia sẻ bài viết này:Click to share on Facebook (Opens in new window)Click to share on Pocket (Opens in new window)Click to share on Pinterest (Opens in new window)Click to share on LinkedIn (Opens in new window)Click to share on X (Opens in new window)Click to email a link to a friend (Opens in new window)Click to print (Opens in new window)Like this:Like Loading... Related