CÁC LỢI ÍCH VÀ NGUYÊN LÝ, YẾU QUYẾT CỦA THÁI CỰC QUYỀN

Hãy nghe bài viết
Getting your Trinity Audio player ready...

Cập nhật lần cuối vào 24/01/2024

XEM THÊM: CÁC NGUYÊN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC CỦA YOGA

Mục lục

CÁC LỢI ÍCH CỦA LUYỆN TẬP THÁI CỰC QUYỀN.

Trong công tác điều trị nói chung, mục đích của người thầy thuốc và cũng là nguyện vọng của bệnh nhân là làm sao cho hết bệnh một cách đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả lâu dài.

Xu hướng lành mạnh trong y học ngày nay là khoa học điều trị ít dùng thuốc, dạy cho người bệnh các phương thức rèn luyện, ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt nói chung cho phù hợp với các quy luật sinh lý và bệnh học, nhờ đó lấy lại sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chỉnh lý những rối loạn cơ năng dẫn tới mức điều hòa tối đa, được gọi là “PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH”

Phương pháp dưỡng sinh có nền tảng là môn khí công – một phương pháp tự rèn luyện thân thể để giữ gìn, nâng cao sức khỏe, phòng và chữa bệnh, tương đối hoàn chỉnh. Về mặt hình thức, khí công chia làm hai phương thức : tĩnh luyện (tập ở tư thế tĩnh), và động luyện (tập ở tư thế động). Thái Cực Quyền thuộc về động luyện.

Thái cực quyền hiện nay thường được biết đến như một môn thể dục trị liệu. Ích lợi của việc luyện tập Thái Cực Quyền rất nhiều. Mỗi động tác của Thái Cực Quyền hầu như là sự vận động của toàn thân, làm cho mỗi bộ phận trong thân thể chúng ta có dịp hoạt động. Trong khi luyện tập cần phải kết hợp động tác với sự hô hấp một cách tự nhiên, để làm phát triển cơ quan hô hấp và tăng gia lượng hoạt động của phổi.

Lượng vận động tuy lớn nhưng không kịch liệt, làm cho máu tuần hoàn suôn sẻ, phát triển chức năng tim, làm cho tim đập một cách hòa hoãn nhưng khỏe khoắn, làm giảm thiểu hiện tượng ứ máu và bệnh xơ vữa động mạch.

Ðồng thời việc thay cũ đổi mới các tế bào được xúc tiến luôn, các chất thải  nhanh chóng được bài trừ ra khỏi cơ thể. Sự luyện tập còn làm cho đường ruột co thắt tốt hơn, ăn uống ngon miệng, giảm táo bón.

Việc luyện tập Thái Cực Quyền còn đòi hỏi “tâm tĩnh”. Việc nội liễm tinh thần và tập trung tinh thần là một cách phát triển hệ thần kinh trung ương rất tốt. Luyện tập Thái Cực Quyền giúp ta rèn luyện được phẩm cách tốt đẹp như: trầm tĩnh, thanh thản, kiên nghị, nhẫn nại, mẫn cảm và tập trung ý chí.

Cho nên nếu kiên trì luyện tập Thái Cực Quyền, thì rõ ràng đó là một cách rèn luyện thân thể, tăng cường sức đề kháng, và ngay cả kéo dài tuổi thọ nữa.

CÁC NGUYÊN LÝ VÀ YẾU QUYẾT CỦA THÁI CỰC QUYỀN.

Các nguyên lý.

Sự Buông Lỏng Và Khí Lực.

Khí : Trung Tâm Điểm của Môn Thái Cực.

Ý và khí là 2 yếu tố căn bản của môn võ. Phải hoàn toàn buông lỏng thân người. Mục đích là để từng khớp xương, từng sợi thịt trong cơ thể mở rộng khiến khí có thể lưu chuyển thông suốt trong đó. Một khi làm được điều này, ngực phải buông trùng hơn nữa và khí lực phải trùng xuống đan điền. Sau một thời gian khí kết thành khối ở đan điền, từ đó lưu chuyển khắp cơ thể. Khí đóng thành khối sẽ làm cho người ta đổi khác vì có thể dùng ý dẫn khí lực đến bất cứ phần nào trong cơ thể.

Hãy tập luyện cột xương sống sao cho khí có thể chạy qua con đường này đến đỉnh đầụ. Đầu phải giữ làm sao y như thể treo lên trần nhà. Tư thế này làm bất động đầu và cột xương sống làm cho chúng không thể vận chuyển độc lập đối với phần còn lại của thân thể. Tư thế này làm mạnh xương sống, nội tạng và chính óc não nữạ. Hãy luyện cho mình thói quen chú tâm vào khí lực, kể cả khi làm việc, khi chơi, đi bộ, lái xe, v…v…

Động tác tay chân sẽ phát xuất từ khối khí lực này chạy qua cơ thể, chạy suốt thân thể đẩy tới, trong khi tập luyện tay chân và những bộ phận khác trong người cử động không phải do sự xử dụng của từng nơi mà do của khí lực. Kế tiếp đến trình độ cao hơn, khí lực được thâu góp lại và tích tụ trong xương làm xương cứng như thép, không thể phá vỡ được.

Giống Như Một Đứa Trẻ.

Hãy quan sát một đứa trẻ. Chú ý xem nó thở như thế nào, không thở cao trên ngực, mà thấp xuống bụng dưới và hãy xem luôn khi gặp một tai nạn nó hành động như thế nào : buông thả và không một chút sợ sệt trong đầu óc. Đứa trẻ thường qua khỏi tai nạn mà không hề hấn gì cả. Như vậy có lẽ kinh nghiệm, thông minh đã ràng buộc đầu óc người lớn khiến thân thể ta gồng cứng lạị. Hãy để một đứa trẻ nắm tay ta và ta tìm cách rút về. Khó lắm, cái nắm ấy chắc chắn nhưng không tê cứng, trong ấy quả có chút khí lực thật sự. Cuối cùng, hãy ngắm cách một đứa trẻ đứng thẳng nhưng không cứng ngắc.

Sáu Yếu Quyết :

1. Động tác :

Thân thể buông lỏng

Một đầu óc bình tĩnh nhưng chăm chú.

Bước đi như một con mèo, nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Khi lùi ngón chân chạm đất trước. Khi tìến, gót chân chạm đặt trước. Xong, khi chuyển sức nặng từ chân này qua chân kia, hãy để phần còn lại của lòng bàn chân từ từ hạ xuống tại chỗ. Làm sao cho hai bàn tay và cái đầu cử động theo toàn bộ cơ thể, chứ không độc lập. Hầu hết mọi động tác đều có hình vòng tròn. Điều này để bảo tồn khí lực, loại trừ sự căng thẳng và tăng thêm sự buông lỏng. Độ cao của cơ thể phải giữ đồng đều, không đứng lên hụp xuống khi chuyển sức nặng.

2. Sự chậm rãi :

Theo cùng một độ chậm qua suốt bài quyền, không được thay đổi tốc độ của từng thức rời. Sự chậm rãi làm cho động tác được rõ ràng và điều hòa với sự bình thản của tâm trí.

3. Bơi trong không khí :

Nhờ tập luyện sẽ cảm thấy không khí nặng theo cách người ấy cảm thấy nước nặng. Tới giai đoạn này thân thể trở nên nhẹ hơn và mềm dẻo hơn. Cái cảm giác trôi nổi và dịu dàng ấy xuất phát từ việc đúng vững hai bàn chân và dùng thân thể mình giống như thể đang bơi trên cạn.

4. Liên tục :

Các động tác được làm thật chậm nhưng không ngắt khoản. Các động tác lững lờ chảy không dứt từ đầu đến cuối. Khí sẽ bị ngăn lấp khi giòng nước bị cản trở lại, một khi ngừng lại phải làm mấy thức nữa mới lấy lại đà cũ. Như thể kéo tơ, người ta phải kéo chậm rãi, dễ dàng và trên hết phải kéo đều đặn, nếu ngưng sợi tơ sẽ đứt khi bắt đầu kéo trở lại.

5. Tịnh tâm :

Hãy tránh những tư tưởng thường nhật, đầu tiên hãy chú tâm vào các thế đánh cho đến độ tâm trí ta bao bọc các tư thế và ngược lại.

6. Hơi thở :

Hơi thở đúng phải hòa hợp với các động tác. Cuối cùng, hơi thở trở thành phần nội của động tác, đến nỗi ta không còn lưu ý đến nó nữa, nhưng vẫn có sự hòa hợp, để rồi đưa dẫn khí ra khắp nơi.

Thái Cực Quyền Thập Yếu

Sau đây là 10 điều quan trọng khi luyện Thái cực quyền do Sư phụ Dương Trừng Phủ thuyết Đệ tử Trần Vi Minh ghi chép.

1. Hư Linh Đỉnh Kình :

Đỉnh kình : tức là đầu phải thẳng với cột xương sống, thần quán (dồn, tưởng tượng) vào đỉnh đầu. Không được dùng sức, dùng sức thì cổ cứng mạnh, làm huyết khí không lưu thông được. Phải có ý hư linh tự nhiên. Nếu không có hư linh đỉnh kình thì người không có thần.

2. Hàm Hung Bạt Bối :

Hàm hung : nghĩa là ngực nên thóp vào, khiến khí trầm xuống Đan điền. Nếu ưỡn ngực tới thì khí tụ ở ngực thành trên nặng dưới nhẹ, gót chân dễ nhót lên, mất thăng bằng, lao chao.

Bạt bối : lưng thẳng, tức khí tựa vào lưng. Có thể hàm hung là tự nhiên bạt bối, có bạt bối là lực có thể từ tích phát ra.

3. Tùng Yêu :

Yêu : là eo, là chỗ chủ yếu nhất của thân mình, có thể buông eo tự nhiên (tùng yêu) thì hai chân mới có sức, hạ bàn mới vững vàng. Biến hoá hư thực đều do eo chủ động, cho nên có câu “mệnh ý nguyên đầu tại yêu thích”. Nếu chỗ nào không có sức thì tìm nguyên do ở eo là ra ngay.

4. Phân Hư Thực :

Nghĩa thứ nhất của Thái-cực quyền là phân hư thực. Nếu toàn thân đều tọa trên hai đùi, sức nặng dồn nặng bên đùi phải thì đùi này là thực, mà đùi trái là hư và ngược lại. Khi hư thực có thể phân biệt từng bước chân đi thì chuyển động mới linh hoạt, không phí sức lực. Nếu không phân được thì bước chân di chuyển nặng nề, đứng đi không vững, dễ bị người dẫn động.

5 Trầm Kiên Trụy Trửu :

Trầm kiên : tức vai buông tự nhiên cho xệ xuống. Nếu hai vai nhô lên thì khí sẽ theo mà lên, toàn thân sẽ cảm thấy không có sức.

Trụy trửu : là cùi chỏ buông rơi xuống, nếu cùi chỏ kéo lên thì vai không trầm, vai không trầm thì hạ người không được xa, và như thế thì giống với đoạn kình của Ngoại gia quyền.

6. Dụng Ý Bất Dụng Lực :

Thái-cực quyền luận có nói : “đây toàn là dùng ý không dùng lực, luyện Thái-cực quyền toàn thân phải buông cho tự nhiên, không thể có chút chuyết kình nào để trôi chảy vào các lặc cốt (gân xương) huyết mạch để tự quản thúc. Được như thế thì có thể khinh linh biến hóa, tự ý viên chuyển.”

Nhưng nếu nghi mà không dùng lực thì ở đâu có trường lực ?

Vì thân thể người ta có kinh lạc như đường mương trên đất. Đường mương không tắt nghẽn thời nước có thể chảy, kinh lạc không bít thì khí thông. Nếu như toàn thân cứng nhắc, kinh lạc bế, khí huyết trì trệ, thì chuyển động không linh hoạt. Chỉ cần giật sợi tóc là động cả toàn thân ngay. Nếu không dùng lực mà dùng ý, thì ý tới là khí tới, như vậy khí huyết ngày ngày lưu chuyển khắp toàn thân không bao giờ ngưng trệ. Tập luyện lâu ngày sẽ được chân chính nội kinh ; tức là : cực nhu nhuyễn xong rồi cực kiên cương. Người thuần thục Thái-cực quyền cánh tay như miên lý tàng thiết (trong bông gòn có sắt). Phân lượng cực trầm, người luyện Ngoại-gia-quyền khi dùng sức sẽ lộ hiện ra, khi không dùng sức thì rất là nhẹ nổi, khi thay đổi dụng lực hay không sẽ có khoản hở không có lực, do đó khí phát động dễ thấy. Không dùng ý mà dùng lực thì rất dễ dẫn phát gián đoạn, như thế không đủ.

7. Thượng Hạ Tương Tùy :

Trong Thái-cực quyền luận có nói : “Căn là tại chân, phát ở đùi, chủ tể ở eo, hình ở ngón tay” (kỳ căn tại cước, phát ư tế, chủ tể ư yêu, hình ư thủ chỉ). Từ chân lên tới đùi rồi lên eo, tất cả phải trôi chảy một hơi ‘nguyên vẹn’. Tay động, eo động, chân động, nhãn thần cũng động theo. Như vậy thì mới có thể thượng hạ tương tùy. Nếu có một chỗ bất động thì khí tán loạn ngay.

8. Nội Ngoại Tương Hợp : 

Luyện Thái-cực quyền là luyện ở THẦN, cho nên có nói “Thần là chủ soái, thân vi khu sứ”. Nếu điều khiển được tinh thần thì tự nhiên cử động được nhẹ nhàng, giá-tử sẽ trong ngoài hư thực khai hợp.

Sở dĩ gọi là KHAI, chẳng những tay chân khai (mở), tâm ý cũng khai ; còn HỢP, không những tay chân hợp, mà tâm ý cũng hợp (đóng). Có thể nội ngoại hợp thành nhất khí (một hơi), thì tất nhiên không có khoản hở.

9. Tương Liên Bất Đoạn :

Kình lực của Ngoại-gia-quyền là CHUYẾT KÌNH của Hậu thiên ; nên có khởi có ngừng, có tục có đoạn, sức cũ đã hết mà sức mới chưa sinh, lúc đó rất dễ bị địch hạ thủ, tấn công.

Thái-cực-quyền dụng ý bất dụng lực, từ đầu tới cuối liên miên không dứt, tuần hoàn vô hạn như trong Thái-cực-quyền-luận nói : “như trường giang, đại hà ; thao thao bất tuyệt” và “vận kình như kéo tơ” đó là để nói về sự liên tục vậy.

10. Động Trung Cần Tỉnh :

Ngoại-gia quyền thuật cho sự nhảy nhót là giỏi, cố vận dụng sức lực, cho nên sau khi tập xong không ai không thở hổn hển ; còn Thái-cực quyền dùng tĩnh chế động, tuy động mà vẫn như tỉnh. Cho nên luyện giá tử càng chậm càng tốt. Chậm sẽ giúp hô hấp được dài lâu ; khí trầm đơn điền đương nhiên không có sự nở trương của huyết mạch.

Thập nhị yếu quyết:

Quan trọng nhất là phải buông trùng thân thể. Phải buông lỏng toàn thân. Sức lực không được chi phối bất cứ chỗ nào ngoại trừ một điểm nhỏ trên đỉnh đầu cho bạn cảm tưởng như bị treo lên.

Chìm xuống (trầm) : là bước thứ hai của việc buông lỏng thân ngườị. Nguyên thủy hai điều này hòa hợp trong một ý niệm. Trầm xuống là trở nên vững vàng hơn bằng cách dồn hết sức lực từ thân trên xuống hai chân. Tuy nhiên chỉ trầm sức xuống chưa đủ, quan trọng hơn là phải trầm khí lực xuống, làm cho tâm thần và ý chí bạn được kết hợp, tấn phát mọi động tác.

Thật hư phải phân biệt. Tránh sự phân trọng, mỗi lúc dồn sức nặng xuống 1 chân thôị. Nếu sức nặng bạn ở chân trái, bạn phải dùng tay phải để tấn công và ngược lạị.

Đầu và xương sống phải thẳng để khí lực chạy lên đỉnh đầu, đầu phải thẳng. Cho nên đầu không được quay hay cúi mà toàn thân không di động theọ. Cột xương sống, đường lưu thông của khí lực phải giữ thẳng cho khí và ý gặp nhau ở đỉnh đầu, làm cho cơ thể nhẹ nhàng và linh hoạt. Khi quay, phải giữ xương mông thẳng, bằng không sẽ loạng choạng.

Thắt lưng là trung tâm bất động, trục của mỗi động tác cơ thể, phải giữ thẳng nhưng dịu dàng.

Hai người cùng nhau cưa gỗ, người này ngừng thì người kia cũng ngừng theọ. Nhường sức địch kéo về, hóa giải, xong theo hắn, dính với hắn và hắn vừa chớm động phải thấy trước hạ hắn ngaỵ.

Đừng vô cớ đưa tay ra – buông lỏng, khinh linh rồi 2 tay bạn sẽ có ý nghĩạ.

Áp dụng nguyên tắc của con lật đật. Thân thể linh hoạt và hoàn toàn dính với mặt đất. Trọng tâm chìm xuống và mọi sức lực dồn vào một điểm trên một bàn chân. Trái lại nếu không buông lỏng, bạn không thể cố định bàn chân bạn được.

Phải phân biệt KÌNH và LỰC. KÌNH xuất phát từ cân nhục, LỰC xuất phát từ xương. Kình mềm dẻo, linh hoạt. Lực cứng ngắc, không co dãn, chết. Khi một cung thủ bắn một mũi tên, điều quan trọng là sức căng thẳng chứ không phải mũi tên. Phần cơ thể từ bàn chân đến thắt lưng có thể coi như một về vìệc tập trung sức lực.

Khi đi bài quyền phải giữ thăng bằng để khí lực lưu chuyển dễ dàng. Động tác phải làm chậm và đều như thể kéo tơ ra khỏi kén.

Phải nhận biết kỹ thuật của địch. Phân biệt đòn thật, đòn hư. Khi dùng thế Bằng, đừng đi quá xa, khi dùng thế Tê, đừng để địch vào quá gần.

Bón lượng chống ngàn cân.

Sau đây là bài Thái cực quyền 24 thức để bạn đọc tham khảo, tập luyện.

Thái cực quyền 24 thức 

XEM VIDEO:
TÊN CÁC THỨC

1. Khởi thức là bắt đầu.

2. Tả hữu dã mã phân tung, tức ngựa rừng hất bờm sang trái/phải.

3. Bạch hạc lượng xí, tức hạc trắng xòe cánh.

4. Tả hữu lâu tất ảo bộ, tức tay vuốt gối và chân linh hoạt trái/phải.

5. Thủ huy tỳ bà, tức tay gảy đàn tỳ bà.

6. Tả hữu đảo niệm hầu, tức khỉ khoa tay múa chân trái/phải.

7. Tả lãm tước vĩ, tức nắm đuôi chim bên trái: Bằng (ngăn đỡ), lý (kéo), tê (ép), án (đẩy).

8. Hữu lãm tước vĩ, tức nắm đuôi chim bên phải.

9. Đơn tiên tức cây roi.

10. Vân thủ tức cuộn tay như mây.

11. Đơn tiên tức cây roi.

12. Cao thám mã tức vuốt bờm ngựa.

13. Hữu đăng cước tức đá gót chân phải.

14. Song phong quán nhĩ, tức hai nắm tay xuyên mang tai.

15. Chuyển thân tả đăng cước.

16.Tả hạ thế độc lập, nghĩa là ngồi xuống thấp bên trái.

17. Hữu hạ thế độc lập, nghĩa là ngồi xuống thấp bên phải.

18. Tả hữu xuyên thoa, nghĩa là cô gái đẹp đưa thoi – trái/phải.

19. Hải để châm, nghĩa là kim chìm đáy biển.

20. Thiểm thông bối, nghĩa là cánh tay như tia chớp.

21. Chuyển thân ban, lan, chùy (ép, gạt, đấm).

22. Như phong tự bế, nghĩa là ngăn, chặn, đóng lại.

23. Thập tự thủ, nghĩa là chéo tay chữ thập.

24. Thu thế.

và Bài Thái Cực Quyền Dương gia, 85 thức

Minh Dat Rehab sưu tầm, tổng hợp.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này