NĂM GIAI ĐOẠN CỦA ĐAU BUỒN VÀ MẤT MÁT

Hãy nghe bài viết
Getting your Trinity Audio player ready...

Cập nhật lần cuối vào 14/08/2023

Các giai đoạn của sự đau buồn và mất mát là phổ quát và được cảm nghiệm bởi mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội, qua nhiều nền văn hóa. Đau buồn xảy ra để đáp ứng với căn bệnh giai đoạn cuối của bản thân, với sự tan vỡ của một mối quan hệ gần gũi, hoặc với cái chết của một sinh thể yêu quý, cho dù là con người hay động vật. Có năm giai đoạn đau buồn được đề xuất bởi nhà tâm lý học Elisabeth Kübler-Ross trong cuốn sách của bà năm 1969, Về sự Chết và Hấp hối (On Death and Dying). Kübler-Ross đã đưa ra mô hình này khi quan sát những bệnh nhân giai đoạn cuối, khi là giảng viên tại trường y khoa của Đại học Chicago. Sau này bà đã mở rộng lý thuyết của mình đến những dạng mất mát cá nhân khác như cái chết của người mình yêu thương, mất việc làm, chấm dứt quan hệ hoặc ly dị, chẩn đoán vô sinh…

Năm giai đoạn đau buồn và mất mát là: 1. Chối bỏ và cách ly; 2. Tức giận; 3. Thương lượng; 4. Suy thoái; và 5. Chấp nhận.

Những người đang đau buồn không nhất thiết phải đi qua các giai đoạn theo cùng thứ tự hoặc trải nghiệm tất cả các giai đoạn này.

 Elisabeth Kübler-Ross.

Năm giai đoạn của sự mất mát không nhất thiết xảy ra trong bất kỳ trật tự cụ thể nào. Chúng ta thường xuyên chuyển giữa các giai đoạn trước khi đạt được một sự chấp nhận nỗi mất mát một cách yên bình hơn. Nhiều người trong chúng ta không đạt đến giai đoạn cuối cùng của đau buồn.

Cái chết của một người thân yêu của bạn có thể truyền cảm hứng cho bạn để đánh giá cảm xúc của bạn về cái chết. Trong suốt mỗi giai đoạn, một tia hy vọng thông thường nổi lên: Miễn là có sự sống, còn có hy vọng. Miễn là có hy vọng, thì có sự sống.

Nhiều người không trải nghiệm những giai đoạn đau buồn trong thứ tự được liệt kê dưới đây, điều đó là hoàn toàn ổn và bình thường. Chìa khóa để hiểu những giai đoạn là không phải bạn phải đi qua từng giai đoạn này theo một trình tự chính xác. Thay vào đó, hãy xem chúng như hướng dẫn trong quá trình đau buồn mất mát, nó sẽ giúp bạn hiểu và đặt vào hoàn cảnh mà bạn đang có.

Hãy nhớ rằng mọi người đau buồn theo một cách khác nhau. Một số người khóc sướt mướt và lộ rõ cảm xúc ra bên ngoài. Những người khác sẽ trải nghiệm đau buồn của họ ở bên trong nhiều hơn, và có thể không khóc. Bạn nên cảm nhận và không phán xét người khác kinh nghiệm đau buồn của họ như thế nào, vì mỗi người sẽ trải nghiệm nó một cách khác nhau.

Mục lục

1. Chối bỏ VÀ cách ly.

Phản ứng đầu tiên khi biết về bệnh tình đã ở giai đoạn cuối, mất mát, hoặc cái chết của một người yêu thương là phủ nhận thực tế của tình huống. “Điều này không xảy ra, điều này không thể xảy ra”, người ta thường nghĩ vậy. Đó là một phản ứng bình thường để hợp lý hóa những cảm xúc đang tràn ngập. Nó là một cơ chế bảo vệ để giảm nhẹ tình trạng sốc đột ngột về sự mất mát. Chúng ta ngăn chặn những lời nói và che giấu sự thật. Đây là phản ứng tạm thời mà đưa chúng ta qua làn sóng đau khổ đầu tiên.

2. Giận dữ.

Khi hiệu ứng mặt nạ của sự chối bỏ và cách ly bắt đầu giảm đi, thực tế và nỗi đau của nó lại nổi lên. Chúng ta chưa sẵn sàng. Những cảm xúc mãnh liệt bên trong cơ thể trào dâng, chuyển hướng và thể hiện bằng giận dữ. Sự tức giận có thể bị nhằm vào các đối tượng vô tri vô giác, một người hoàn toàn xa lạ, bạn bè hoặc người thân. Tức giận có thể hướng tới người thân yêu đang hấp hối hoặc đã mất của chúng ta. Về mặt lý, chúng ta biết rằng người đó không đáng để đổ lỗi. Tuy nhiên, về mặt tình cảm, chúng ta có thể bực bội với người gây ra chúng ta đau đớn hay lìa bỏ chúng ta. Chúng ta cảm thấy tội lỗi vì đã tức giận, và điều này làm cho chúng ta càng tức giận thêm.

Hãy nhớ rằng, đau buồn là một quá trình cá nhân mà không có giới hạn thời gian, cũng không có một cách đau buồn “đúng đắn”.

Người bác sĩ chẩn đoán bệnh và không thể chữa khỏi căn bệnh này có thể trở thành mục tiêu của giận dữ. Nhân viên y tế đối phó với cái chết và hấp hối mỗi ngày. Điều đó không làm cho họ miễn dịch với sự đau khổ của các bệnh nhân hoặc những người đau buồn cho họ.

Đừng ngần ngại yêu cầu bác sĩ của bạn cho bạn thêm thời gian hoặc giải thích lại chỉ một lần nữa các chi tiết về bệnh tình của người bạn thân yêu. Hãy sắp xếp một cuộc hẹn đặc biệt hoặc gọi điện thoại cho bác sĩ vào lúc hợp lý. Hãy hỏi rõ ràng về chẩn đoán và điều trị. Hiểu các tùy chọn có sẵn cho bạn. Đừng vội vã.

3. Thương lượng

Các phản ứng bình thường để cảm xúc bất lực và dễ bị tổn thương thường là một nhu cầu để lấy lại kiểm soát:

  • “Nếu mình đã đi khám bệnh sớm hơn …
  • “Nếu mình đi khám một bác sĩ khác …
  • “Nếu mình đã cư xử tốt hơn với  …

Một cách bí mật, chúng ta có thể thỏa thuận với Trời Phật, Thiên Chúa hay quyền lực cao hơn nhằm trì hoãn điều không thể tránh khỏi. Đây là một hàng phòng vệ yếu hơn để bảo vệ chúng ta khỏi hiện thực đau đớn.

4. Suy thoái.

Hai loại suy thoái có liên quan đến mất mát. Loại đầu tiên là một phản ứng với những tác động thực tế liên quan đến sự mất mát. Buồn bã và hối tiếc chiếm ưu thế trong loại suy thoái này. Chúng ta lo lắng về chi phí và chôn cất. Chúng ta lo ngại rằng, trong nỗi đau của chúng ta, chúng ta đã dành ít thời gian với những người khác đang phụ thuộc vào chúng ta. Giai đoạn này có thể được xoa dịu bởi sự làm rõ vấn đề và an ủi đơn giản. Chúng ta có thể cần một chút sự hợp tác hữu ích và một vài lời nói tử tế.

Loại suy thoái thứ hai là tinh vi hơn, và trong một nghĩa nào đó, có lẽ riêng tư hơn. Đó là sự chuẩn bị yên lặng của chúng ta để tách xa và vĩnh biệt người thân yêu. Đôi khi tất cả chúng ta thực sự cần là một cái ôm.

5. Chấp nhận.

Đạt đến giai đoạn này là một món quà không phải dành cho tất cả mọi người. Cái chết có thể đột ngột và không mong đợi hoặc chúng ta có thể không bao giờ nhìn thấy xa hơn sự tức giận hoặc chối bỏ. Không nhất thiết đó là một dấu hiệu của lòng can đảm chống lại điều không thể tránh khỏi. Giai đoạn này được đánh dấu bằng thu mình và bình thản.

Những người thân yêu đã bị ốm ở giai đoạn cuối hoặc già yếu dường như trải qua một giai đoạn cuối cùng của sự thu mình. Điều này không có nghĩa là một gợi ý rằng họ có ý thức về cái chết sắp xảy ra của họ, mà chỉ là sự suy yếu quá mức về thể chất có thể tạo ra một phản ứng tương tự.

Đối phó với sự mất mát cuối cùng là một kinh nghiệm cá nhân đơn độc và sâu sắc. Không ai có thể giúp bạn đi qua nó một cách dễ dàng hơn hoặc hiểu tất cả những cảm xúc mà bạn đang trải qua. Nhưng những người khác có thể có mặt ở đó vì bạn, và giúp an ủi bạn trải qua quá trình này. Điều tốt nhất bạn có thể làm là cho phép mình cảm nhận được nỗi đau khi nó đến. Chống lại sẽ chỉ làm kéo dài quá trình làm lành tự nhiên.

Minh đạt Rehab. Phỏng theo  Julie Axelrod, Psycentral

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

1 bình luận về “NĂM GIAI ĐOẠN CỦA ĐAU BUỒN VÀ MẤT MÁT”

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này