Lượng giá hoạt động chức năng là một phần hết sức quan trọng của thăm khám phục hồi chức năng (PHCN), nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của tình trạng bệnh lý lên các lĩnh vực hoạt động chức năng của người bệnh, đặc biệt là các chức năng vận động và thần kinh cao cấp.
Thông qua lượng giá, ta có thể xác định mức độ trầm trọng của vấn đề sức khoẻ, là cơ sở để đề ra mục tiêu và chương trình can thiệp phù hợp nhằm giúp người bệnh dần dần lấy lại chức năng ban đầu đã giảm/mất hoặc chỉ định các loại dụng cụ hỗ trợ, chỉnh hình, thay thế phù hợp để bù trừ sự suy giảm cấu trúc/chức năng.
Lượng giá hoạt động chức năng theo Khung Phân loại Quốc tế về Hoạt động chức năng, Khuyết tật và Sức khoẻ (ICF) bao gồm cả lượng giá khiếm khuyết, giới hạn hoạt động và hạn chế sự tham gia. Trong bối cảnh PHCN thông thường, lượng giá khiếm khuyết, giới hạn hoạt động thường được đánh giá từ lúc thăm khám ban đầu và những lần khám sau, còn lượng giá sự hạn chế tham gia thường chỉ được thực hiện khi người bệnh ra viện, hòa nhập cộng đồng.
Xem thêm Bài giảng: Khái niệm sức khoẻ và Khung Phân loại Quốc tế về Khuyết tật
Các lượng giá hoạt động chức năng có thể là những bảng câu hỏi người bệnh tự trả lời (tự báo cáo) hoặc được nhân viên y tế thực hiện. Mỗi loại công cụ có những ưu và nhược điểm, nhưng điều quan trọng là phải nắm mục đích của công cụ, các tham số dự kiến đo lường và các hạn chế của công cụ đó.
Phạm vi và số lượng các thang đo hoạt động chức năng rất đa dạng và phong phú, tuỳ theo đối tượng, lĩnh vực, mục đích cần lượng giá. Sự lựa chọn công cụ lượng giá chức năng nào cần dựa trên kết quả đầu ra mong muốn. Công cụ càng phù hợp càng giúp đánh giá hoạt động chức năng mong muốn chính xác, đầy đủ hơn, hỗ trợ trong việc thiết lập mục tiêu, theo dõi hiệu quả và điều chỉnh các phương pháp điều trị. Trong phạm vi bài giảng chỉ trình bày một số công cụ lượng giá đơn giản và thường sử dụng nhất.
Đau là một triệu chứng thường gặp nhất trên lâm sàng và ảnh hưởng lớn đến hoạt động chức năng của người bệnh. Các thang đo lường đau hỗ trợ đánh giá mức độ trầm trọng của đau, hiệu quả của các can thiệp, và các thành phần tâm lý- cảm xúc/hành vi kèm theo đau.
Xem thêm bài: Lượng giá Đau
Ví dụ một số thang điểm đau phổ biến:
Thang điểm Số (NRS) là thang điểm giá trị và thường được khuyến cáo sử dụng trong thực hành lâm sàng.
XEM BÀI: LƯỢNG GIÁ VÀ ĐO TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP
Trương lực cơ là độ căng của cơ khi nghỉ hoặc độ kháng của cơ khi bị kéo căng. Trương lực cơ giúp duy trì tư thế và sẵn sàng đáp ứng vận động. Bất thường trương lực cơ (tăng, giảm, hoặc thay đổi tăng giảm) thường gặp trong các bệnh lý thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Một trong những thang đo thường sử dụng để đánh giá tình trạng tăng trương lực cơ là thang điểm Ashworth chỉnh sửa (Modified Ashworth Scale, MAS) (bảng 1). Một thang đo khác là Tardieu Scale.
Xem thêm bài viết: Co cứng: Lượng giá và Can thiệp
Bảng 1. Thang điểm Ashworth có chỉnh sửa (MAS) để đánh giá sự co cứng
Độ | Mô tả |
0 | Không có sự gia tăng trương lực cơ |
1 | Tăng nhẹ trương lực cơ, biểu hiện bằng giữ lại và thả ra hoặc kháng trở nhẹ ở cuối tầm vận động khi chi thể được di chuyển. |
1+ | Tăng nhẹ trương lực cơ, biểu hiện bằng giữ lại, theo sau bằng sức cản nhẹ suốt phần còn lại của tầm vận động (ít hơn ½) |
2 | Tăng trương lực cơ rõ suốt tầm vận động, nhưng có thể di chuyển phần chi thể dễ dàng |
3 | Tăng đáng kể trương lực cơ, vận động thụ động khó khăn |
4 | Phần chi thể bị cứng ở tư thế gấp hoặc duỗi |
Cơ lực là khả năng của cơ hoặc một nhóm cơ tạo nên sức căng và lực để chống lại sức cản tối đa tác động lên cơ. Kỹ thuật lượng giá cơ lực thường được sử dụng trên lâm sàng là Thử Cơ bằng Tay (Manual Muscle Testing) (bảng 2). Đây là một phương pháp khách quan, đơn giản để lượng giá khả năng tạo lực của cơ, thường sử dụng trong các trường hợp bệnh lý thần kinh trung ương lẫn ngoại biên.
Xem thêm bài viết: Bài giảng Thử cơ bằng tay
Bảng 2. Phân độ cơ lực theo thử cơ bằng tay (MMT)
Bậc cơ lực | Khả năng co cơ chủ động |
5 | Co cơ hoàn toàn bình thường, thắng được sức cản mạnh từ bên ngoài. |
4 | Co cơ thực hiện được tầm vận động, thắng được trọng lực chi thể, và thắng được một phần sức cản bằng tay của người khám. |
3 | Co cơ thực hiện được tầm vận động và thắng được trọng lực chi thể. |
2 | Co cơ thực hiện được tầm vận động với điều kiện loại bỏ trọng lực chi thể. |
1 | Co cơ rất yếu, chỉ có thể nhìn hoặc sờ thấy co gân của cơ đó nhưng không thể thực hiện được động tác. |
0 | Khi kích hoạt, không có dấu hiệu co cơ – liệt hoàn toàn. |
Lượng giá chức năng nhận thức bao gồm lượng giá trí nhớ, sự chú ý, ngôn ngữ, nhận cảm, định hướng, khả năng học và chức năng điều hành (executive functions). Ví dụ:
Một số thang đo tâm thần phổ biến khác:
Các lượng giá này phản ánh khả năng thực hiện các hoạt động của các cơ lớn trong một thời gian kéo dài, rất quan trọng để đánh giá khả năng tập luyện thể dục. Ví dụ:
Mục đích chính là xác định có rối loạn thăng bằng khi đứng, đi hay không để tiên liệu nguy cơ ngã, xác định nguyên nhân rối loạn chức năng thăng bằng và xác định có cần điều trị hay không hoặc hiệu quả của điều trị. Ví dụ:
XEM THÊM: KHÁM VÀ LƯỢNG GIÁ THĂNG BẰNG
Chức năng cơ bản nhất và thường được lượng giá nhất khi lượng giá PHCN là chức năng sinh hoạt hàng ngày (ADL: Activities of Daily Living). Sinh hoạt hàng ngày là từ để chỉ những hoạt động cơ bản cần thiết cho cuộc sống độc lập hàng ngày.
Chất lượng cuộc sống và tái hoà nhập thành công vào gia đình, xã hội là các mục đích chính của PHCN. Ví dụ một số thang đo:
Có nhiều thang đo nhằm mục đích lượng giá mức độ trầm trọng hoặc giảm chức năng do bệnh lý hoặc vùng cơ thể cụ thể, như là:
Trong nhiều trường hợp, bên cạnh thang đo hoạt động chức năng chung, các thang đo chuyên biệt này cho phép đánh giá và theo dõi tình trạng sức khoẻ/bệnh lý tương ứng một cách chi tiết và nhạy cảm với các thay đổi hơn.
Trang web dữ liệu đo lường PHCN: https://www.sralab.org/rehabilitation-measures
Bạn có thể xem và sử dụng một số phiếu đo lường Việt hoá tại YHOCPHUCHOI.COM
Lượng giá hoạt động chức năng có một vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc phục hồi chức năng, nhằm đánh giá chính xác và đầy đủ khả năng của cá nhân (người bệnh), tạo cơ sở cho việc đề xuất và thực hiện mục tiêu và chương trình phục hồi thích hợp cho cá nhân, cũng như là thước đo để đánh giá diễn tiến và hiệu quả của công tác chăm sóc điều trị. Chính vì thế, việc áp dụng các thang đo này trên lâm sàng ngày càng được chú trọng, là nền tảng cho tiếp cận thực hành y học dựa vào chứng cứ (Evidence- Based Practice).
Thành tựu này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh nhân bị liệt…
Bài viết này trình bày tổng quan về giải phẫu các động mạch não và…
Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về EBM, các nguyên tắc cơ…
Bài viết trình bày kỹ thuật sóng xung kích ngoài cơ thể trong điều trị…
Dưới đây là bản điểm tin y học tháng 3/2025, tập trung vào các lĩnh…
Bài viết hướng dẫn tự xoa bóp để giảm phù bạch mạch sau phẫu thuật…