KHÁM KHỚP GỐI. PHẦN 1: CÁC BƯỚC CƠ BẢN

Cập nhật lần cuối vào 20/05/2023

Các bước cơ bản của thăm khám hệ vận động là Nhìn, Sờ và Vận động.

Các tư thế thăm khám thường là đứng (quan sát nhanh, đánh giá chức năng vận động), ngồi thỏng chân (nhìn sờ phía trước và bên), nằm ngửa và nằm sấp.

Nguyên tắc:

  • Bộc lộ đầy đủ
  • So sánh hai bên
  • Khám khớp phía trên (háng) và khớp phía dưới (cổ-bàn chân)
  • Khám từ vùng không đau đến vùng đau.

Đọc lại: GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG KHỚP GỐI. XƯƠNG VÀ KHỚP
Xem thêm bài: Các bước thăm khám cơ xương khớp

Mục lục

Nhìn (Look):

(Bài viết chỉ trình bày nhìn tại chổ)

Tìm kiếm sự thay đổi của:

Xương:

  • Tư thế
  • Chênh lệch chiều dài chi (sẽ đo ở bước sau)
  • Sự thẳng trục (sẽ đo ở bước sau)
    • Gối vẹo trong: genu varum)
    • Gối vẹo ngoài (genu valgum): tăng lực ép lên dây chằng bên trong, làm xương bánh chè di lệch
    • Gối ưỡn (genu recurvatum
enu recurvatum: gối quá ưỡn

  • Xương bánh chè: đúng vị trí hay bất thường
    • Xương bánh chè có thể bị di chuyển lên trên, xuống dưới, vào trong hoặc ra ngoài
Xương bánh chè lệch trong và ra ngoài

Khớp:

Biến dạng (to hơn hoặc biến dạng trong thoái hoá khớp, các bệnh khớp viêm…), mất duỗi (co rút gập gối trong bất động)

Da:

Thay đổi màu da (bầm đỏ), các vết thương, sẹo cũ, vết mổ và các thay đổi khác (lông, móng do loạn dưỡng giao cảm phản xạ)

Mô mềm:

Mất đối xứng (teo, sưng). Cơ rộng trong chéo thường bị teo nhanh và rõ sau chấn thương, bất động hoặc say phẫu thuật.

Sờ:

Xúc giác:

Xác định sự thay đổi của nhiệt độ da, sự nhiễm cứng của mô mềm, tình trạng sưng, tràn dịch (bập bềnh xương bánh chè, sưng túi thanh dịch …), các u cục bất thường…

Sờ nhiệt độ là hành động đầu tiên khi khám Sờ!

Điểm đau khi sờ/ấn

Đặc biệt là đường khớp, các dây chằng, điểm bám của gân cơ…

Các mốc giải phẫu quan trọng khi sờ:

Xương:

  • Xương bánh chè: đau khi ấn, sự di động lên xuống, sang bên, tràn dịch…
  • Xương đùi (các lồi cầu trong và ngoài)
  • Xương chày (mâm chày trong, ngoài, lồi củ chày)
  • Xương mác (đầu trên)

Khe khớp:

Trong và ngoài (đánh giá sụn chêm trong và ngoài)

Phần mềm:

  • Các dây chằng: dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài
  • Gân cơ: gân bánh chè, gân cơ tứ đầu, dải chậu chày, gân cơ nhị đầu đùi, cơ bán màng, cơ bụng chân. Các gân cơ thường được sờ rõ hơn khi yêu cầu bệnh nhân co cơ đẳng trường.
  • Sụn chêm: sụn chêm trong
  • Các túi thanh dịch (bursa): chỉ sưng và đau trong các trường hợp viêm, như túi thanh dịch các cơ chân ngỗng, túi thanh dịch dưới bánh chè, túi thanh dịch cơ bụng chân-bán màng ở hố khoeo…).
    • Ghi chú: Túi thanh dịch trước xương bánh chè (làm cho da dễ di chuyển): viêm do quỳ quá mức và được gọi là gối của thợ mộc/người giúp việc. Túi thanh dịch nông dưới bánh chè nằm ngay trước dây chằng bánh chè: Viêm có thể do quỳ quá lâu và gọi là gối của Parson. Túi thanh dịch cơ bụng chân- bán màng to ra gọi là nang Baker.
  • Thần kinh, mạch máu: động mạch khoeo trong hố khoeo (nằm sấp), thần kinh mác chung (dưới đầu trên xương mác)
Sờ sụn chêm trong (dễ thực hiện khi xoay xương chày vào trong)
Túi thanh dịch của các cơ chân ngỗng (Pes anserine bursa) và các túi thanh dịch trước xương bánh chè, dưới xương bánh chè nông và sâu
Sờ dây chằng bên trong
Tư thế phù hợp để sờ dây chằng bên ngoài
Sờ dải châụ chày (mặt ngoài đùi)
Sờ cơ nhị đầu đùi (mặt ngoài)
Các điểm đau của cơ hamstring: Nhị đầu đùi (bên trái) và Bán gân (bên phải)

Vận động (Move):

Vận động chủ động:

Người bệnh tự thực hiện động tác gập và duỗi gối nếu không có chống chỉ định.

Vận động thụ động:

Người khám nắm đầu dưới cẳng chân vận động gập gối (đưa về phía mông) hoặc duỗi thẳng gối.

  • Duỗi gối và Gập gối (bình thường duỗi 0-15 độ, gập 135 độ),
  • Xoay trong và xoay ngoài gối (xoay xương chày ở tư thế ngồi thỏng chân hoặc nằm sấp gập gối): 10-20 độ xoay trong, 20-30 độ xoay ngoài.

Đánh giá vận động hạn chế (co rút, khoá gối) hay quá mức (không vững như ưỡn gối), hạn chế do đau, cảm giác cuối tầm (mềm – cơ chạm cơ hay căng chắc và đột ngột – gân cơ, cứng – xương), tiếng động bất thường khi vận động. Có thể sử dụng thước đo góc để đo tầm vận động nếu cần lượng giá chính xác.

Gập gối thụ động thực hiện ở tư thế nằm sấp
(Quá) Duỗi gối thụ động thực hiện ở tư thế nằm ngửa
Xoay trong và xoay ngoài thực hiện ở tư thế ngồi thỏng chân, gối gập 90 độ

Khám cơ lực:

Duỗi gối:

Tứ đầu đùi (thần kinh đùi, khoanh tuỷ L2-L4)

Thử cơ tứ đầu đùi, có kháng bằng tay (bậc 4-5)

Gập gối:

Cơ hamstring (thần kinh toạ, L5-S1) và cơ bụng chân (thần kinh chày, S1)

Khám cơ gập gối có kháng (bậc 4-5)

Lưu ý: Tư thế khám cho các cơ gập duỗi gối bậc 2 là nằm nghiêng (di chuyển theo mặt phẳng ngang)

Xoay trong/xoay ngoài gối:

  • Xoay trong: các cơ chân ngỗng, cơ khoeo (medial hamstrings, sartorius, gracilis, popliteus)
  • Xoay ngoài: cơ nhị đầu đùi, cơ căng cân đùi (biceps femoris, tensor fasciae latae)
Thử cơ xoay trong- xoay ngoài gối

Xem tiếp: KHÁM KHỚP GỐI. PHẦN 2: ĐO LƯỜNG VÀ CÁC NGHIỆM PHÁP ĐẶC BIỆT

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này