QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI: TUỔI TRUNG NIÊN

Cập nhật lần cuối vào 02/06/2021

Tuổi trung niên hiện được cho là từ 45-65 tuổi.

Càng ngày con người càng sống thọ hơn. Khi tuổi thọ tăng thì khái niệm “tuổi trung niên” cũng tăng.

Mục lục

Các thay đổi thể chất

  • Sức mạnh vẫn ổn định cho đến tuổi 50, Sức mạnh giảm dần giữa tuổi 50-85 làm cho sức mạnh tối đa ở người 70 tuổi giảm 10-20% so với người 20 tuổi.
  • Chức năng tim mạch giảm dần. Sự tiêu thụ oxy và nhịp tim giảm. Sự suy giảm này là do giảm chức năng tâm thất và xơ cứng thành mạch.
  • Chức năng hô hấp vẫn ổn định cho đến tuổi 40, sau đó tính đàn hồi của mô phổi và các thay đổi cấu trúc của phế nang do sự lão hoá nguyên phát làm giảm chức năng phổi
  • Các hệ thống cảm giác : giảm tầm mắt và thính giác. Những thay đổi về độ dày của thủy tinh thể và điều tiết tạo nên viễn thị trong khi teo sợi thần kinh, các thay đổi dịch của tai và màng đáy làm giảm sự dẫn truyền âm đặc biệt ở tần số cao
  • Trong giai đoạn này ít có thay đổi về cảm giác mùi và vị

Tất cả những thay đổi này xảy ra do sự lão hoá nguyên phát và không ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi sự lão hoá thứ phát và có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Những thay đổi thời kỳ mãn kinh

Biểu hiện ở nữ là mãn kinh, đánh dấu chấm dứt thời kỳ sinh sản

Có ba giai đoạn: quanh mãn kinh (tiền), mãn kinh, và hậu mãn kinh

Cũng như dậy thì, tuổi bắt đầu và chấm dứt mãn kinh chủ yếu được xác định bởi tuổi

  • Tiền mãn kinh – biểu hiện giảm sản xuất hormon buồng trứng cho đến khi sự hành kinh ngừng hoạt động
  • Mãn kinh- buồng trứng ngừng tạo trứng và ngưng hành kinh trong khoảng hơn 1 năm. Vào thời điểm này không còn có thể có thai được nữa
  • Hậu mãn kinh- nồng độ hormon ổn định và các dấu hiệu thường gặp của mãn kinh mất đi

Các dấu hiệu của tiền mãn kinh và mãn kinh bao gồm nhức đầu, đau lưng, đau khớp, mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ

Các dấu hiệu hậu mãn kinh gồm những cơn bừng đỏ mặt và đổ mồ hôi về đêm

Phụ nữ khác nhau có thể có các biểu hiện mãn kinh khác nhau và một số cần phải can thiệp y học

Những phụ nữ đã cắt tử cung hoặc buồng trứng (do phẫu thuật) cũng sẽ trải qua mãn kinh và thường được can thiệp bằng thuốc

Thay đổi về tâm lý- xã hội

Khủng hoảng tuổi trung niên (Midlife crisis)

Vẫn còn bàn cãi về có hay không có một khủng hoảng tuổi trung niên thật sự. Một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến sự ổn định về nhân cách trong thời kỳ tuổi trung niên trong khi một số khác cho rằng khủng hoảng tuổi trung niên là một phần của sự chuyển tiếp qua tuổi trung niên, mặc dù không cần phải là một khủng hoảng thật sự.

Hầu hết mọi người giữ một nhân cách ổn định suốt cuộc đời. Điều này có nghĩa rằng trong khi họ có thể trải qua một sự thay đổi về định hướng dựa vào các mong đợi xã hội (suy nghĩ lại, định hướng lại mục đích cuộc sống), các xu hướng cơ bản của cá nhân vẫn ổn định.

Mối quan hệ gia đình

Các cặp vợ chồng tuổi trung niên có thể có cuộc sống riêng và thường không đồng ý với nhau về tài chính, giải trí và quản lý nhà cửa. 

Các cặp vợ chồng có thể có nghề nghiệp riêng của mình hoặc một người làm việc, một người chăm con. Họ không nhất thiết có nhiều thời gian với nhau hoặc cùng nhau hoạt động.

Nhiều hôn nhân trong giai đoạn này có thể đổ vỡ khi hai người không hài lòng trong giao tiếp và cách xử trí xung đột.

Sống chung (Cohabitation ) nghĩa là các cá nhân cùng sống với nhau mà chưa từng kết hôn, hoặc đã kết hôn mà đã ly dị. Sống chung được những người này xem như là một lựa chọn thay thế cho hôn nhân.

Mức độ hài lòng có xu hướng thấp nhất khi con cái ở tuổi vị thành niên và sau đó tăng lại khi con cái rời gia đình. Con cái là một lý do quan trọng của xung đột trong những năm tuổi trung niên.

Tuổi có con cũng muộn hơn và điển hình hiện nay là có đứa con đầu vào tuổi 25 -34. những người sinh con muộn hơn dễ trở lại môi trường làm việc và có thể chịu thêm stress. Một phần lớn stress liên quan đến những mong đợi quá cao của họ.

Mối quan hệ gia đình mở rộng

Cá nhân thường trở thành ông bà trong tuổi trung niên/lão niên

Bao gồm các vai trò

  • Người nắm lịch sử gia đình, dòng họ
  • Hình mẫu cho con cháu
  • Giáo dục cháu chắt
  • Người nuôi dưỡng 
  • Người ban một tình yêu thương không điều kiện
  • Người bạn (già), trung gian

Hầu hết các nền văn hóa xem trở thành ông bà là một mốc quan trọng của tuổi già và trạng thái xã hội quan trọng.

Vai trò chăm sóc cháu thường phụ thuộc vào hoàn cảnh của họ và những bổn phận khác: có thể là người chăm sóc thường xuyên, hoặc không thường xuyên, thỉnh thoảng.

Ngày càng có nhiều ông bà trung niên đóng vai trò như là thay thế bố mẹ. Phụ thuộc vào hoàn cảnh và thường họ kinh nghiệm hơn và cảm thấy chăm sóc cháu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chăm cháu có thể trở thành một gánh nặng về tài chính, sức khoẻ lẫn tâm lý.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này