CÁC MỐC PHÁT TRIỂN Ở TRẺ NHỎ: TRẺ 7- 9 THÁNG TUỔI

Cập nhật lần cuối vào 09/04/2022

Bài viết liệt kê các mốc phát triển của trẻ nhỏ, giai đoạn từ 7 – 9 tháng tuổi, theo Pathways.org.

Mục lục

Vận động

Các mốc phát triển chính

  • Ngồi không cần hỗ trợ
  • Ngồi và với lấy đồ chơi mà không bị ngã
  • Chuyển từ nằm sấp hoặc nằm ngửa sang ngồi
  • Bắt đầu di chuyển với chuyển động chân và tay luân phiên, ví dụ: trườn, bò
  • Nhấc đầu lên và chống qua khuỷu tay trong khi nằm sấp
  • Quay đầu để nhìn theo đồ vật khi đang ngồi
  • Tỏ ra khả năng kiểm soát nhiều hơn khi lăn và ngồi
  • Nhặt các vật nhỏ bằng ngón cái và các ngón
  • Bắt chước người khác trong trò chơi đơn giản 

Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:

  • Sử dụng chủ yếu một tay
  • Lưng cong tròn khi ngồi, không thể giữ thẳng lưng
  • Sử dụng cánh tay kém khi ngồi
  • Khó khăn khi bò
  • Chỉ sử dụng một bên của cơ thể để di chuyển
  • Không thể chịu sức nặng lên hai chân
  • Không chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia

Video trẻ 7 đến 9 tháng tuổi- Các mốc vận động cần tìm

Video về các mốc phát triển vận động ở trẻ 7-9 tháng tuổi minh hoạ cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc vận động mà em bé nên đạt được khi được 9 tháng tuổi.

Cảm giác

Các mốc phát triển chính

  • Thích nhiều loại vận động – bật lên và xuống, đu đưa tới lui
  • Khám phá và xem xét một đồ vật bằng cả tay và miệng
  • Lật một lúc nhiều trang của một cuốn sách (bìa cứng)
  • Thử sức mạnh cần thiết để nhặt các đồ vật khác nhau
  • Chú ý đến các đồ vật ở gần và xa
  • Khám phá hình dạng, kích thước và kết cấu của các đồ chơi và môi trường xung quanh
  • Quan sát môi trường từ nhiều tư thế khác nhau – khi nằm ngửa hoặc nằm sấp, ngồi, bò và đứng với hỗ trợ

Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:

  • Không thích chơi với các đồ chơi có kết cấu đa dạng
  • Không thích chơi với đồ chơi âm nhạc
  • Không thích chơi với các đồ vật nhiều màu sắc
  • Không di chuyển để khám phá môi trường khi đặt trên sàn
  • Không thích các kiểu chuyển động khác nhau, chẳng hạn như bị xoay
  • Có vẻ sợ các âm thanh hàng ngày

Video trẻ 7 đến 9 tháng tuổi- Các mốc cảm giác cần tìm

Video về các mốc phát triển cảm giác ở trẻ 7-9 tháng tuổi minh hoạ cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc cảm giác mà em bé nên đạt được khi được 9 tháng tuổi.

Giao tiếp

Các mốc phát triển chính

  • Sử dụng nhiều âm thanh và kết hợp âm tiết hơn khi bập bẹ
  • Nhìn những đồ vật và người thân quen khi được gọi tên
  • Nhận biết âm thanh gọi tên
  • Tham gia vào giao tiếp hai chiều
  • Tuân theo một số mệnh lệnh thông thường khi kèm với cử chỉ minh hoạ
  • Tỏ vẻ nhận ra các từ thường được sử dụng
  • Sử dụng các cử chỉ đơn giản, ví dụ: lắc đầu cho “không”
  • Bắt chước âm thanh

Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:

  • Không quan tâm thích thú đến tương tác với người khác
  • Không duy trì giao tiếp bằng mắt khi chơi 
  • Không đáp ứng với âm thanh hoặc giọng nói
  • Không bập bẹ
  • Không đáp ứng khi gọi tên của mình

Video trẻ 7 đến 9 tháng tuổi- Các mốc giao tiếp cần tìm

Video về các mốc phát triển giao tiếp ở trẻ 7-9 tháng tuổi minh hoạ cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc giao tiếp mà em bé nên đạt được khi được 9 tháng tuổi.

Ăn uống

Các mốc phát triển chính

  • Khi ngồi ghế, cầm và uống bình nước hoặc sữa 
  • Bắt đầu ăn thức ăn xay nhuyễn và nghiền sệt hơn
  • Thích nhai các đồ chơi, ngậm ti giả (núm vú giả) để xoa bóp nướu bị đau và sưng khi mọc răng
  • Giữ no lâu hơn sau khi ăn
  • Bắt đầu nhìn và vươn lấy các đồ vật, chẳng hạn như thức ăn ở gần
  • Tỏ vẻ phản ứng mạnh với mùi và vị mới

Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:

  • Không thể ngậm khi cho bú hoặc bú bình

Video trẻ 7 đến 9 tháng tuổi- Các mốc phát triển ăn uống cần tìm

Video về các mốc phát triển ăn uống ở trẻ 7-9 tháng tuổi minh hoạ cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc ăn uống mà em bé nên đạt được khi được 9 tháng tuổi.

Kỹ năng chơi và xã hội

Khả năng chính

  • Thích tương tác với những người khác, ví dụ: chơi ú òa
  • Thích chơi với đồ chơi có kết cấu đa dạng
  • Thích chơi với đồ chơi âm nhạc 
  • Thích chơi với các đồ vật có màu sắc
  • Đưa tay về phía người lớn để được bế lên
  • Duy trì giao tiếp bằng mắt với mọi người trong khi tương tác
  • Thích di chuyển để khám phá môi trường khi được đặt trên sàn
  • Thích các kiểu chuyển động khác nhau, chẳng hạn như được bố mẹ đong đưa nhẹ nhàng 

Điều hợp

Các khả năng chính

  • Có thể dồn trọng lượng qua bàn chân khi được hỗ trợ khi đứng 
  • Có thể nhấc đầu và chống lên khuỷu tay khi nằm sấp
  • Giữ đầu về phía trước khi được kéo từ nằm ngửa sang tư thế ngồi 
  • Có thể chơi khi nằm sấp 
  • Di chuyển trên sàn để lấy đồ chơi ưa thích
  • Thay đổi các tư thế khác nhau, ví dụ: ngồi, nằm sấp, bò chống tay và gối
  • Có thể quay đầu để nhìn theo các đồ chơi và người đang chuyển động
  • Giữ thăng bằng khi ngồi và sử dụng hai tay với nhau để khám phá đồ chơi
  • Sử dụng cả hai tay như nhau để chơi với đồ chơi

Các hoạt động hàng ngày

Các khả năng chính

  • Có thể ngậm núm vú giả (ti) để bú mẹ hoặc bú bình 
  • Có thể giữ yên khi được chở trên xe nếu không mệt hoặc đói 
  • Thích những lúc được tắm 
  • Thường có thể chịu đựng việc thay tã mà không quấy khóc 
  • Không sợ hãi khi bị ngửa đầu ra sau khi chuyển từ ngồi sang nằm để thực hiện sinh hoạt hàng ngày, như thay tã .

Thể hiện bản thân

Các khả năng chính

  • Có thể được an ủi bằng cách âu yếm hoặc sự vuốt ve của cha mẹ 
  • Không sợ hãi với những âm thanh hàng ngày 
  • Thường vui vẻ nếu không đói hoặc mệt mỏi 
  • Vui thích với những trải nghiệm vận động đa dạng, ví dụ: nhảy khuỵu gối 
  • Có thể giữ yên với các trải nghiệm như đung đưa, sờ chạm và các âm thanh êm dịu
  • Có một thời biểu giấc ngủ khá ổn định

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này