ĐẶT TƯ THẾ VÀ THAO TÁC: HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC

Nhiều kỹ thuật thao tác và đặt tư thế có thể được kết hợp vào việc chăm sóc trẻ hàng ngày. Bế trẻ lên và đặt trẻ xuống có thể được sử dụng để cung cấp những trải nghiệm vận động mới mà trẻ không thể tự mình bắt đầu. Sau đây cung cấp một số thông tin mà bạn có thể hướng dẫn gia đinh và người hăm sóc.

Mục lục

HƯỚNG DẪN THAO TÁC TẠI NHÀ

Cha mẹ và người chăm sóc nên được hướng dẫn những cách dễ dàng nhất để chuyển trẻ từ tư thế này sang tư thế khác. Để các thao tác hiệu quả, nên kết hợp các hoạt động này trong một chương trình tại nhà, trở thành một việc thường lệ khi bố mẹ chăm sóc hoặc chơi với trẻ.

Ví dụ, Can thiệp 1 trình bày cách hỗ trợ trẻ nhũ nhi kiểm soát đầu để chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi để mặc quần áo hoặc cho ăn. Hầu hết trẻ em sẽ được lợi khi được bế lên khi chúng đang ở tư thế gấp người và sau đó được đặt hoặc hỗ trợ để ngồi. 

CAN THIỆP 1. Nằm sấp sang Ngồi : Cách chuyển một đứa trẻ đang kiểm soát đầu từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi.

A. Đặt một tay dưới cánh tay bên cạnh bạn và tay kia đặt trên hông đối diện của trẻ.
B. Bắt đầu xoay hông và hỗ trợ dưới vai nếu cần. Cho phép trẻ đẩy lên nếu trẻ có thể làm được. 
C. Thực hiện hoạt động từ từ để trẻ có thể giúp và đỡ thân mình nếu cần khi ngồi.

XEM THÊM VIDEO: 

Người chăm sóc cần được hướng dẫn cách khuyến khích trẻ nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ để hỗ trợ vận động. Nếu trẻ kiểm soát được phần đầu nhưng giảm khả năng kiểm soát thân mình, khuyến khích trẻ quay sang một bên và đẩy khuỷu tay hoặc cánh tay duỗi thẳng lên sẽ giúp trẻ ngồi dậy (Can thiệp 2). 

CAN THIỆP 2. Nằm ngửa sang Nằm nghiêng sang Ngồi. Trình tự chuyển động từ nằm ngửa đến ngồi bằng cách sử dụng tư thế nằm nghiêng như một bước chuyển tiếp.

A. Khuyến khích nâng đầu thích hợp khi nằm nghiêng bằng cách tạo lực đè xuống ở vai.
B. Chuyển động tiếp tục khi trẻ đẩy lên trên một cánh tay duỗi thẳng.
C. Trẻ đẩy lên khuỷu tay.

Người chăm sóc trợ giúp bằng tay khi cần thiết; mục tiêu là để trẻ tự bắt đầu vận động nếu có thể được. Các vận động dịch chuyển là một phần chính của chương trình tại nhà. Ví dụ, người chăm sóc có thể kết hợp tập giúp trẻ ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp và giúp trẻ lăn luân phiên sang mỗi bên trong quá trình vận động. Theo cách này, quá trình dịch chuyển tư thế trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của trẻ, không phải là gánh nặng thêm cho người chăm sóc. 

Mặc dù việc người chăm sóc di chuyển trẻ hoàn toàn thì dễ dàng hơn đối với người chăm sóc, nhưng việc khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động sẽ có lợi hơn nhiều cho cả trẻ lẫn người chăm sóc.  Khi trẻ xoay thân mình từ tư thế ngồi trở lại tư thế nằm sấp, trẻ phải kiểm soát đầu của mình và phần thân mình không được hỗ trợ (Can thiệp 3). Người chăm sóc nên giảm bớt sự trợ giúp ngay khi trẻ có thể tự bắt đầu xoay thân mình.

CAN THIỆP 3. Chuyển từ Ngồi sang nằm Sấp. Cách Di chuyển một đứa trẻ có kiểm soát đầu từ tư thế ngồi sang tư thế nằm sấp.

A. Khi trẻ đang ngồi, gập đầu gối của bên mà trẻ sẽ xoay về phía đó. 
B. Bắt đầu vận động bằng cách xoay thân trên của trẻ.
C. Hoàn thành động tác xoay bằng cách hướng hông theo sau cho đến khi trẻ nằm sấp.

Nếu đứa trẻ không kiểm soát được đầu, thì vẫn nên cố gắng thúc đẩy xoay thân mình sang tư thế nằm nghiêng. Trước khi bế trẻ lên từ tư thế nằm nghiêng, người chăm sóc dùng một tay đỡ dưới hai vai và đầu của trẻ và tay kia đỡ dưới đầu gối.

TƯ THẾ BỒNG BẾ VÀ MANG

Can thiệp 4 mô tả các tư thế bồng bế với mức độ hỗ trợ khác nhau, tùy thuộc vào việc trẻ kiểm soát được đầu hoặc thân hay không, tăng trương lực hay giảm trương lực. 

Can thiệp 4, A minh hoạ một trẻ nhũ nhi được bế ôm quanh để hỗ trợ đầu, thân và xương chậu. 

4A. Đặt trẻ ở tư thế cuộn người với hai vai hướng về phía trước và hai háng gập. Đặt cánh tay của bạn sau đầu của trẻ, không phải đặt sau cổ.

Không nên bế trẻ bị tăng trương lực ở chân dưới nách, như trong Can thiệp 4, B. Các chân bị cứng lại trong tư thế duỗi và thậm chí có thể bắt chéo hoặc như “cái kéo”. Cũng nên tránh cách bế trẻ nhũ nhi này khi trẻ có giảm trương lực cơ vì độ ổn định của đai vai của trẻ có thể không đủ để người chăm sóc có thể bế trẻ một cách an toàn. 

4B. KHÔNG ĐÚNG: Tránh bế trẻ dưới nách mà không đỡ hai chân. Trẻ bị tăng trương lực cơ có thể “bị cắt kéo” (bắt chéo) chân. Trẻ bị giảm trương lực cơ có thể bị trượt qua hai bàn tay của bạn.

Can thiệp 4, C và E trình bày các cách đúng để bế một đứa trẻ tăng trương lực. Hai chân của  trẻ gấp, với thân mình và chân được hỗ trợ. Khuyến khích xoay thân mình. 

4C. ĐÚNG: Gập hai chân trẻ trước khi bế lên. Hỗ trợ đầy đủ cho thân mình và hai chân đồng thời cho phép xoay thân mình.
4D. Giữ trẻ với trương lực cơ thấp ở sát người bạn để tạo cảm giác ổn định.

Bằng cách để trẻ ngồi trên hông của người chăm sóc, như trong Can thiệp 4, E, các cơ khép háng của trẻ được kéo giãn và thân trên, được xoay ra ngoài, được tách ra (phân ly) khỏi thân dưới. Người chăm sóc phải nhớ bế trẻ trên hai hông luân phiên trong ngày, để tránh thúc đẩy xoay thân không đối xứng. 

4E. Cho trẻ ngồi trên hông của bạn để tách hai chân bị khép chặt. Hãy đảm bảo rằng thân mình của trẻ được xoay về phía trước và cả hai tay của trẻ đều được tự do.
XEM THÊM VIDEO: CÁCH BẾ TRẺ CÓ CHÂN. BỊ CO CỨNG

Trẻ có trương lực cơ thấp cần được giữ sát người bạn để trẻ có cảm giác ổn định (xem Can thiệp 4, D). Nhiều trẻ nhũ nhi và trẻ chậm phát triển cảm thấy tư thế sấp không thoải mái, nhưng có thể chịu đựng được khi được bế ở tư thế nằm sấp vì được tiếp xúc với người chăm sóc và kích thích vận động (xem Can thiệp 4, F).

4F. Nằm sấp.

Bế trẻ nhũ nhi ở tư thế nằm sấp trên đùi của người chăm sóc có thể cung cấp tín hiệu đầu vào của hệ thống tiền đình để củng cố khả năng định hướng đường giữa hoặc nâng đầu lên. Trẻ nhũ nhi có khả năng kiểm soát đầu và một phần thân mình có thể được giữ trên đùi của người chăm sóc trong khi chúng ngồi trên đầu gối của người chăm sóc, để dạng các chân bị căng.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này