LƯỢNG GIÁ CHIỀU DÀI CƠ CHI TRÊN

Bài viết trình bày kỹ thuật lượng giá chiều dài một số cơ chính ở chi trên. Ngược với chi dưới , có rất ít test đánh giá chiều dài cơ chi trên.

XEM THÊM: LƯỢNG GIÁ CHIỀU DÀI CƠ CHI DƯỚI

Mục lục

PHỨC HỢP VAI

Cơ ngực lớn (Pectoralis Major)

  • Lưu ý: Kỹ thuật Lượng giá chiều dài cơ này chống chỉ định nếu bệnh nhân có bệnh sử trật khớp vai ra trước.
  • Tư thế Khởi đầu. Bệnh nhân nằm ngửa với vai xoay ngoài 90 và nâng qua một mặt phẳng ở giữa gấp ra trước và dạng. Khuỷu gấp 90° (Hình 1).
  • Cố định. Người khám cố định thân mình.
  • Tư thế Kết thúc. Di chuyển vai sang dạng ngang đến giới hạn vận động, để kéo căng hết mức cơ ngực lớn. (Hình 2 ab).
  • Lượng giá. Khi cơ ngực lớn bị rút ngắn, dạng ngang khớp vai sẽ bị hạn chế. Người khám hoặc là quan sát tầm vận động thụ động PROM đạt được hoặc sử dụng một thước đo góc để ghi lại tầm vận động thụ động dạng ngang vai.
  • Cảm giác cuối tầm. Cơ ngực lớn khi giữ căng – chắc.
Hình 1. Tư thế khởi đầu đánh giá chiều dài cơ ngực lớn.

Hình 2a. Tư thế kết thúc đánh giá chiều dài cơ ngực lớn.

Hình 2b: Kéo căng cơ ngực lớn
Hình 3. Một cách đo khác với cơ ngực lớn, sử dụng thước dây.

Cơ ngực bé (Pectoralis Minor)

  • Lưu ý: Kỹ thuật Lượng giá chiều dài cơ này chống chỉ định nếu bệnh nhân có bệnh sử trật khớp vai ra sau.
  • Tư thế Khởi đầu. Bệnh nhân nằm ngửa với xương bả vai ở mép giường, khớp vai xoay ngoài và gấp khoảng 80°. Khuỷu gấp (Hình 4).
  • Cố định. Sử dụng trọng lượng của thân mình.
  • Tư thế Kết thúc. Người khám áp dụng một lực qua trục dài của thân xương cánh tay để di chuyển đai vai theo hướng ra sau để kéo căng cơ ngực bé (Hình 5, 6).
  • Lượng giá. Người khám quan sát giảm tầm vận động đưa bả vai ra sau (khép bả vai) khi có giảm chiều dài cơ ngực lớn.
  • Cảm giác cuối tầm. Cơ ngực lớn khi bị kéo căng – chắc.
Hình 4. Tư thế khởi đầu: lượng giá chiều dài cơ ngực bé.
Hình 5. Kéo căng cơ ngực bé
Hình 6. Cơ ngực bé

KHUỶU TAY VÀ CẲNG TAY

Cơ nhị đầu cánh tay (Biceps Brachii)

  • Tư thế Khởi đầu. Bệnh nhân nằm ngửa với vai duỗi qua mép giường, khuỷu gấp, và cẳng tay quay sấp. (Hình 7).
  • Cố định. Người khám cố định xương cánh tay.
  • Tư thế Kết thúc. Khuỷu tay được duỗi đến giới hạn của vận động để kéo căng hết mức cơ nhị đầu (Hình 8 and ,9).
  • Cảm giác cuối tầm. Cơ nhị đầu khi bị kéo căng – chắc.
  • Đo lường. Người khám sử dụng một thước đo góc để đo và ghi lại ROM thụ động duỗi khuỷu. Nếu cơ nhị đầu bị rút ngắn, ROM duỗi khuỷu thụ động sẽ bị hạn chế tương ứng với mức giảm chiều dài cơ.
  • Đặt thước đo góc. Thước đo góc được đặt tương tự như đo góc gấp – duỗi khuỷu.
Hình 7: Tư thế khởi đầu đánh giá chiều dài cơ nhị đầu

Hình 8. Đo chiều dài cơ nhị đầu với thước đo góc
Hình 9. Kéo căng cơ nhị đầu

Cơ tam đầu (Triceps)

  • Tư thế Khởi đầu. Bệnh nhân ngồi với vai được nâng lên hết tầm (gấp vai và xoay ngoài). Khuỷu tay duỗi và cẳng tay quay ngửa (Hình 10).
  • Cố định. Người khám cố định xương cánh tay.
  • Tư thế Kết thúc. Khuỷu tay được gấp đến giới hạn vận động để kéo căng hết mức cơ tam đầu (Hình 11, 12).
  • Cảm giác cuối tầm. Cơ tam đầu khi bị kéo căng – chắc.
  • Đo lường. Người khám sử dụng một thước đo góc để đo và ghi lại ROM thụ động gấp khuỷu đạt được. Nếu cơ tam đầu bị rút ngắn, ROM thụ động gấp khuỷu sẽ bị giới hạn tương ứng mức giảm chiều dài cơ.
  • Đặt thước đo góc. Thước đo góc được đặt tương tự như đo góc gấp – duỗi khuỷu.
Hình 10: Tư thế khởi đầu: lượng giá chiều dài cơ tam đầu

Hình 11. Tư thế kết thúc lượng giá chiều dài cơ tam đầu.
Hình 12. Đo chiều dài cơ tam đầu với thước đo góc

Tư thế thay thế: Nằm ngửa.

  • Sử dụng tư thế này nếu bệnh nhân bị giảm ROM gấp vai.
  • Tư thế Khởi đầu. Bệnh nhân nằm ngửa với vai gấp 90° và khuỷu duỗi (Hình 13).
  • Cố định. Người khám cố định xương cánh tay.
  • Tư thế Kết thúc. Khuỷu tay được gấp đến giới hạn vận động để kéo căng cơ tam đầu (Hình 14).
  • Đặt thước đo góc. Thước đo góc được đặt tương tự như đo góc gấp – duỗi khuỷu.
Hình 13. Tư thế khởi đầu (thay thế) đánh giá chiều dài cơ tam đầu.

Hình 14. Tư thế kết thúc (thay thế) đánh giá chiều dài cơ tam đầu.

CỔ TAY VÀ BÀN TAY

Các cơ gấp ngón tay (Gấp các ngón nông, Gấp các ngón sâu, Gấp ngón út, Gan tay dài).

Flexor Digitorum Superficialis, Flexor Digitorum Profundus, Flexor Digiti Minimi, and Palmaris Longus

  • Tư thế Khởi đầu. Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi với khuỷu tay duỗi, cẳng tay quay ngửa, cổ tay trung tính, và các ngón tay duỗi (Hình 15).
  • Cố định. Người khám cố định xương cánh tay bằng tay. Xương quay và xương trụ được cố định trên đùi của người khám.
  • Tư thế Kết thúc. Người khám vẫn giữ các ngón ở tư thế duỗi, và duỗi cổ tay đến giới hạn vận động để kéo căng các cơ gấp ngón tay (Hình 16, 17).
  • Lượng giá và Đo lường. Nếu cơ gấp các ngón tay bị hạn chế, ROM duỗi cổ tay sẽ bị giới hạn tương ứng với mức giảm chiều dài cơ. Người khám hoặc là quan sát ROM thụ động đạt được hoặc sử dụng một thước đo góc (Hình 18) để đo và ghi lại ROM thụ động duỗi cổ tay. Có thể cần một người thứ hai để đo với thước đo góc.
  • Cảm giác cuối tầm. Các cơ gấp ngón tay khi bị kéo căng – chắc.
Hình 15. Tư thế khởi đầu: chiều dài các cơ gấp các ngón nông, gấp các ngón sâu và gấp ngón út.

Hình 16. Kéo căng các cơ gấp các ngón tay.
Hình 17. Cơ gấp các ngón nông, gấp các ngón sâu, gấp ngón út bị kéo căng

Hình 18. Đo lường với thước đo góc để đánh giá chiều dài các cơ gấp ngón tay.

Các cơ duỗi ngón tay dài (Cơ duỗi các ngón chung, cơ duỗi ngón trỏ, cơ duỗi ngón út)

(Extensor Digitorum Communis, Extensor Indicis Proprius, and Extensor Digiti Minimi)

  • Tư thế Khởi đầu. Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi. Khuỷu tay duỗi, cẳng tay quay sấp, cổ tay ở tư thế trung gian, và các ngón gấp (Hình 19).
  • Cố định. Người khám cố định xương quay và xương trụ.
  • Tư thế Kết thúc. Người khám gấp cổ tay đến giới hạn của vận động để kéo căng hết mức các cơ duỗi ngón tay (Hình 20, 21).
  • Lượng giá và Đo lường. Nếu các cơ duỗi ngón tay bị rút ngắn, ROM thụ động gấp cổ tay sẽ bị hạn chế tương ứng với mức độ rút ngắn của cơ. Người khám hoặc quan sát ROM thụ động đạt được hoặc sử dụng một thước đo góc để đo và ghi lại ROM thụ động gấp khuỷu (Hình 22).
  • Cảm giác cuối tầm. Các cơ duỗi ngón tay dài khi bị kéo căng – chắc.
Hình 19. Tư thế khởi đầu để đánh giá chiều dài các cơ duỗi ngón tay.

Hình 20. Kéo căng các cơ duỗi các ngón tay.
Hình 21. Kéo căng các cơ duỗi các ngón tay dài

Hình 22. Đo lường chiều dài các cơ duỗi ngón tay dài với thước đo góc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Clarkson, Hazel M. Musculoskeletal Assessment: Joint Motion and Muscle Testing. 3rd ed. 2013. Lippincott Williams & Wilkins

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này