CÁC MỐC PHÁT TRIỂN Ở TRẺ NHỎ: TRẺ 4- 6 THÁNG TUỔI

Cập nhật lần cuối vào 16/03/2023

Bài viết liệt kê các mốc phát triển của trẻ nhỏ, giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi, theo Pathways.org.

Mục lục

Vận động

Các mốc phát triển chính

  • Sử dụng hai tay để tự nâng đỡ khi ngồi
  • Lăn từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại
  • Khi được giữ đứng, trẻ có thể chịu toàn bộ trọng lượng lên hai chân
  • Với tay lấy đồ chơi gần đó khi nằm sấp
  • Khi nằm ngửa, vươn cả hai tay để chơi với bàn chân
  • Khi nằm ngửa, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia

Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:

  • Ngồi cong lưng
  • Kiểm soát đầu kém và không thể nâng đầu
  • Khó đưa cánh tay ra phía trước để với tay
  • Cong lưng và cứng hai chân khi kéo sang tư thế ngồi
  • Giữ cánh tay lại và hai chân cứng khi được giữ đứng

Video trẻ 4 đến 6 tháng tuổi- Các mốc vận động cần tìm

Video về các mốc phát triển vận động ở trẻ 4-6 tháng tuổi minh hoạ cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc vận động mà em bé nên đạt được khi được 6 tháng tuổi.

Cảm giác

Các mốc phát triển chính

  • Sử dụng cả hai tay để khám phá các đồ chơi
  • Thường vui vẻ nếu không đói hay mệt
  • Đưa tay và đồ vật vào miệng
  • Có khả năng giữ yên khi được đu đưa, sờ chạm và với các âm thanh êm dịu
  • Không khó chịu bởi âm thanh hàng ngày
  • Thích những loại vận động khác nhau

Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:

  • Không cố gắng cầm nắm hoặc với lấy đồ chơi
  • Không đưa tay hoặc đồ vật lên miệng
  • Thường xuyên cáu kỉnh không có lý do rõ ràng
  • Không theo dõi trực quan các đối tượng chuyển động

Video Trẻ 4 đến 6 tháng tuổi – Các mốc cảm giác cần tìm

Video về các mốc phát triển cảm giác từ 4-6 tháng minh hoạ cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc phát triển cảm giác mà em bé nên đạt được khi được 6 tháng tuổi.

Giao tiếp

Các mốc phát triển giao tiếp

  • Phản ứng với tiếng động hoặc âm thanh đột ngột
  • Nghe và phản ứng khi nói chuyện với bé
  • Bắt đầu sử dụng các phụ âm khi bập bẹ, ví dụ: “da, da, da”
  • Sử dụng tiếng bập bẹ để thu hút sự chú ý
  • Tạo ra các loại âm thanh khác nhau để thể hiện cảm xúc
  • Chú ý đến các đồ chơi phát ra âm thanh

Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:

  • Không phản ứng với âm thanh hoặc giọng nói
  • Không phát ra bất kỳ nguyên âm nào
  • Tránh giao tiếp bằng mắt
  • Không mỉm cười hay cười thành tiếng

Video Trẻ 4 đến 6 tháng- Các mốc cần tìm với giao tiếp: 

  • Video về các mốc phát triển giao tiếp 4-6 tháng minh họa cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc phát triển giao tiếp mà em bé nên đạt được khi được 6 tháng tuổi.

Ăn uống 

Mốc phát triển ăn uống

  • Tỏ vẻ quan tâm đến thức ăn
  • Mở miệng ra khi đưa thìa đến gần miệng
  • Di chuyển thức ăn đã xay nhuyễn từ trước miệng ra sau
  • Bắt đầu ăn ngũ cốc và thực phẩm xay nhuyễn – Thực phẩm mềm, xay nhuyễn (không pha trộn), như cà rốt, khoai lang, bí, táo, lê
  • Khi ngồi được nâng đỡ trẻ có thể dùng một hoặc hai tay đặt trên sàn. Thân mình trẻ mạnh hơn và khả năng kiểm soát vận động đầu cổ tốt hơn, điều này rất quan trọng để bắt đầu cho ăn thức ăn rắn.

Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:

  • Không tự cầm bình sữa trong khi bú

Video Trẻ 4 đến 6 tháng – Các mốc cần tìm với ăn uống:

  • Video về các mốc phát triển ăn uống cho trẻ từ 4-6 tháng cho minh hoạ cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc phát triển ăn uống mà em bé nên đạt được khi được 6 tháng tuổi.

Kỹ năng Chơi và Xã hội

Các khả năng chính

  • Thích tương tác vui đùa với những người khác, ví dụ: chơi ú oà (peek a boo) 
  • Tạo âm thanh để đáp lại khi quan hệ tương tác vui đùa
  • Quay đầu về phía âm thanh 
  • Duy trì giao tiếp bằng mắt với những người quen thuộc trong quá trình tương tác vui đùa 
  • Thích chơi với đồ chơi có kết cấu khác nhau 
  • Thích đồ chơi âm nhạc 
  • Đưa tay lên để nhặt 
  • Thích nhiều kiểu vận động khác nhau, chẳng hạn như đu đưa nhẹ nhàng

Điều hợp

Các khả năng chính

  • Bắt đầu dồn trọng lượng qua bàn chân khi được nâng đỡ khi đứng 
  • Có thể nâng đầu về phía trước khi được kéo từ tư thế nằm ngửa sang ngồi 
  • Có thể chơi nằm sấp trên bụng trong thời gian ngắn 
  • Có thể lăn từ nằm sấp sang nằm ngửa (trẻ 5 tháng tuổi) và từ nằm ngửa sang nằm sấp (trẻ 6 tháng tuổi) 
  • Có thể nhấc đầu và chống bằng khuỷu tay trong khi nằm sấp 
  • Sử dụng hai bàn tay để chơi và khám phá đồ chơi 
  • Sử dụng cả hai tay như nhau để chơi đồ chơi 
  • Có thể quay đầu để dõi theo đồ chơi và người đang chuyển động

Các hoạt động hàng ngày

Các khả năng chính

  • Có thể ngậm núm vú giả (ti) để bú bình hoặc chơi 
  • Có thể giữ yên khi được chở trên xe nếu không mệt hoặc đói 
  • Thích những lúc được tắm 
  • Thường có thể chịu đựng việc thay tã mà không quấy khóc 
  • Không sợ hãi khi chuyển sang nằm ngửa để thay tã

Thể hiện bản thân

Các khả năng chính

  • Có thể được an ủi bằng cách âu yếm hoặc sự vuốt ve của cha mẹ 
  • Không sợ hãi với những âm thanh hàng ngày 
  • Thường vui vẻ nếu không đói hoặc mệt mỏi 
  • Vui thích với những trải nghiệm vận động đa dạng, ví dụ: nhảy khuỵu gối 
  • Có thể giữ yên với các trải nghiệm như đung đưa, sờ chạm và các âm thanh êm dịu

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này