PHÂN BIỆT LIỆT MẶT TRUNG ƯƠNG VÀ NGOẠI BIÊN

Cập nhật lần cuối vào 12/01/2022

Mặc dù đã học triệu chứng học thần kinh, nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa liệt mặt trung ương và ngoại biên, và diễn tiến của chúng.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần xem lại giải phẫu học thần kinh vận động.

Xuất phát từ vùng vỏ não vận động, các tín hiệu vận động được truyền theo bó tháp đến các cơ vân, thông qua các bó vỏ-hành (corticobulbar tract) và bó vỏ gai (corticospinal tract).

  • Bó vỏ hành đến vùng thân não bắt chéo đến các nhân vận động của các dây thần kinh sọ não (từ đó nối với các neuron vận động thấp tạo thành các dây thần kinh sọ não vận động);
  • Bó vỏ gai đến hành não, bắt chéo ở hành não, đi xuống, tận cùng ở tủy sống đối bên để nối với neuron vận động thấp (II) (từ đó ra khỏi tủy thành các rễ thần kinh tủy sống chi phối tay, thân mình và chân).
7h2
Hình: Bó vỏ hành (đến mặt, mắt) và bó vỏ gai (đến tay và chân)

Nhân vận động mặt có hai phần: lưng (cao hơn) và bụng (thấp hơn) chứa các neuron vận động thấp (II) chi phối cho mặt trên và mặt dưới. Phần lưng nhận các tín hiệu của neuron vận động cao (I) từ hai bên của não, trong khi phần bụng chỉ nhận các tín hiệu từ neuron vận động cao của não đối bên.

220px-Cranial_nerve_VII.svg

Tổn thương bó vỏ hành (giữa vỏ não và cầu não) làm giảm hoặc mất tín hiệu đến phần bụng, nhưng phần lưng của nhân mặt vẫn còn nhận tín hiệu cùng bên, do đó, liệt mặt trung ương đặc trưng bởi liệt hoặc yếu các cơ nửa mặt đối bên diễn cảm mặt, nhưng các cơ vùng trán và quanh mắt vẫn còn hoạt động.

Nguyên nhân thường gặp nhất là đột quỵ, sau đó là u não, ap-xe…

Đặc trưng của liệt mặt trung ương cũng như đặc trưng của liệt do tổn thương neuron vận động cao, nghĩa là ban đầu có thể liệt mềm, sau diễn tiến thành liệt cứng. Ngoài ra, liệt mặt thường kèm theo liệt những thành phần khác, như vận động lưỡi, liệt tay chân.

Liệt mặt trung ương cũng không ảnh hưởng những thành phần cảm giác của dây VII, như cảm giác ống tai ngoài và vị giác trước lưởi…

Bảng phân biệt liệt mặt trung ương và ngoại biên:

Liệt mặt trung ươngLiệt mặt ngoại biên
Bệnh sửThường thấy ở người lớn tuổi đột ngột, cấp tính. Thường kèm liệt nửa người chủ yếu chi trênCó thể bất cứ tuổi nào; thường kèm theo đau sau tai; yếu tiến triển 1-2 ngày thay vì đột ngột
Biểu hiện mặt khi nghỉThường bình thườngThường bình thường; có thể ít chớp mắt; mặt bên liệt thường nhẽo trong trường hợp liệt mặt ngoại biên hoàn toàn
Khám hệ cơ mặtMắt thường nhắm kín, nhánh trán bị nhẹ hơnNếu liệt hoàn toàn, bệnh nhân không thể nhắm kín mắt (trường hợp tổn thương một phần có thể nhắm kín); nhánh trán bị ảnh hưởng ở mức độ như những nhánh khác.
Các dấu hiệu bổ sungCó thể kèm theo yếu lưởi cùng bên, hoặc liệt nửa người trung ương cùng bênGiảm vị giác hai phần ba trước lưởi mất; giảm tiết nước mắt và nước bọt; điện cơ đồ phát hiện mất phân bố thần kinh
7tu
Liệt mặt trung ương trái, rõ khi yêu cầu bệnh nhân nhe răng, kèm theo yếu cơ lưỡi bên trái (lưởi bị đẩy lệch sang trái).

7 palsy
Liệt mặt ngoại biên phải khi nghỉ (xệ khóe miệng phải) và khi được yêu cầu nhắm mắt (mắt nhắm không kín và dấu hiệu Bell).

Một số động tác phát hiện yếu cơ mặt khác nhau:

7vd2
7vd1
7vd3

Mục lục

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này