KHÁM CỔ TAY VÀ BÀN TAY. CÁC BƯỚC CƠ BẢN

Cập nhật lần cuối vào 16/03/2023

Xin xem lại bài Giải phẫu Chức năng Cổ tay và Bàn tay, phần 1 và phần 2

Mục lục

NHÌN (LOOK)

Yêu cầu bệnh nhân đặt hai bàn tay lên bàn/gối kê và quan sát mặt lòng bàn tay, mặt mu bàn tay.

Xem xét các bất thường về màu sắc, hình dáng, so sánh hai bên.

Minh hoạ thăm khám cổ bàn tay

  • Bất thường ở cổ tay: sưng nề, bầm tím, lệch trục, sẹo, biến dạng ở cổ tay trong gãy xương (đầu dưới xương quay) hoặc bệnh lý về khớp (bàn tay gió thổi), co rút (gập cổ tay…).
  • Bất thường ở bàn ngón tay: sưng nề, bầm tím, lệch trục, teo cơ, sẹo, bất thường dinh dưỡng bàn ngón tay. Các biến dạng ở bàn tay hoặc các ngón tay thường gặp:
    • Trong bệnh lý khớp
hand deformity
Biến dạng trong bệnh lý viêm đa khớp dạng thấp (ngón tay bấm nút, cổ thiên nga, búa)
Biến dạng trong bệnh thoái hoá khớp (hạt Heberden và Bouchard)

  • Trong bệnh lý thần kinh:
Biến dạng bàn tay trong tổn thương thần kinh giữa, trụ và quay 

SỜ (FEEL)

(Xúc giác (nhiệt độ, cứng mềm…) và điểm đau khi ấn)

  • Cổ tay: sờ các mốc xương, khớp, gân cơ, dọc đường đi thần kinh (mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ, hõm lào…), tìm điểm đau do gãy xương, tổn thương gân cơ (quanh mỏm trâm quay trong viêm gân de Quervain), chèn ép thần kinh ở cổ tay, đánh giá các test độ vững cổ tay…
Mỏm trâm quay
Mỏm trâm trụ
Hõm lào
  • Bàn ngón tay: Sờ bàn ngón tay phát hiện các điểm đau quanh gân cơ, khớp…, vùng sưng nóng hoặc lạnh đầu chi…

VẬN ĐỘNG (MOVE)

Tầm vận động khớp: Chủ động và thụ động

  • Cổ tay: Gập- duỗi/ nghiêng quay, nghiêng trụ và cẳng tay sấp/ngữa
  • Bàn đốt (MCP): Gập/ duỗi, dạng/khép
  • Các ngón tay: gập/duỗi các khớp liên ngón gần (PIP) và xa (DIP)
  • Ngón cái: Gập/duỗi, dạng/khép, đối ngón

Cơ lực:

Đánh giá trương lực và sức mạnh các cơ cổ- bàn ngón tay tương ứng.

  • Cơ Gập/duỗi, Dạng/khép cổ tay
  • Cơ gập duỗi, dạng khép bàn đốt, cơ gấp và duỗi ngón. Các cơ vận động ngón cái

Một số chuyển thành các nghiệm pháp đặc hiệu

Vận động chức năng:

Đánh giá khả năng cầm nắm và thao tác với đồ vật. Cầm nắm sức mạnh sử dụng các cơ ngoại lai và cầm nắm tinh tế hơn sử dụng các cơ nội tại bàn tay để điều chỉnh vận động.

  • Cầm nắm sức mạnh: các ngón gấp nhiều hơn ở các khớp MP, PIP, và DIP, ngón cái khép. Ví dụ cầm nắm hình móc, hình trụ, hình cầu, …
Cầm nắm sức mạnh
  • Cầm nắm chính xác tinh tế: có thể chỉ gấp nhẹ ở khớp PIP và DIP và có thể chỉ một hoặc hai ngón tay, ngón cái vuông góc với bàn tay, như trong động tác kẹp khóa (mép ngón), cầm kim (đầu ngón) và cầm viết (ba ngón).
fine finger grasp
Cầm nắm tinh tế

ĐÁNH GIÁ CẢM GIÁC, PHẢN XẠ, VẬN MẠCH

  • Đánh giá cảm giác nông (sờ nhẹ, đầu tù) theo phân bố cảm giác các dây thần kinh quay, giữa, trụ.
  • Gõ phản xạ gân cơ, Hoffmann…
  • Đánh giá sự lưu thông của các mạch quay, trụ, thời gian đổ đầy mao mạch (CRT)…

ĐO LƯỜNG VÀ CÁC NGHIỆM PHÁP ĐẶC BIỆT

 XEM TIẾP: THĂM KHÁM CỔ TAY VÀ BÀN TAY. CÁC NGHIỆM PHÁP ĐẶC BIỆT.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này