KHÁM KHỚP HÁNG. PHẦN 1: CÁC BƯỚC CƠ BẢN

Cập nhật lần cuối vào 29/01/2024

Bài viết trình bày các bước thăm khám khớp háng cơ bản: Nhìn (Look), Sờ (Feel) và Vận động (Move).

Mục lục

HỎI BỆNH

Một số đặc điểm cần lưu ý với trường hợp đau/tổn thương khớp háng:

Lứa tuổi

Cơ chế chấn thương

  • Ngã đập mặt ngoài khớp háng
  • Ngã khuỵu gối
  • Chấn thương lập lại

Các chi tiết về đau:

  • Đau ở phía trước và bên đùi có thể do lan từ L1-L3.
  • Đau bên ngoài vùng mấu chuyển lớn, tăng khi chuyển từ ngồi sang đứng có thể chứng tỏ viêm túi thanh dịch mấu chuyển lớn
  • Đau vùng mông thỉnh thoảng lan xuống mặt sau đùi có thể do hội chứng cơ hình lê, viêm túi thanh dịch ụ ngồi, chấn thương cơ hamstring.
  • Đau nhức sâu trong vùng bẹn có thể do hoại tử chỏm xương đùi.
  • Đau chói vùng bẹn có thể do hội chứng chạm đùi-ổ cối (femoroacetabular impingement).

Yếu cơ và giảm hoạt động

Nghề nghiệp, thể thao

Dùng thuốc (như corticoid)

Các bệnh lý kèm theo (lao…)

Xem thêm bài Đại cương thăm khám. P1: Hỏi bệnh

KHÁM BỆNH: CÁC BƯỚC CƠ BẢN

Nhìn (Look)

Dáng đứng, đi, thăng bằng

Nhìn tư thế chi từ dưới (bàn chân) lên trên.

  • Ngắn, khép, xoay trong
  • Dạng, xoay ngoài
  • Ngắn, xoay ngoài
  • Lệch chiều dài chi

Tại chỗ: Hình dáng và sự đối xứng của xương, khối cơ, nếp gấp; các vùng sưng, thay đổi màu sắc, rò dịch, vết mổ.

Sờ

Sờ thường được thực hiện ở tư thế nằm ngửa, nằm sấp và/hoặc nằm nghiêng.

Sờ có thể phát hiện các thay đổi cấu trúc qua xúc giác (u cục, cứng mềm, nhiệt độ…) và điểm đau khi ấn.

Các mốc thường được sờ khi thăm khám khớp háng là:

Sờ các mốc xương: 

Mào chậu, Gai chậu trước trên (ASIS), Gai chậu sau trên (PSIS), Mấu chuyển lớn, Ụ ngồi

1-Mào chậu, 2-Gai chậu trước trên (ASIS), 4-Gai chậu sau trên (PSIS), 5-Ụ ngồi, 6-Mấu chuyển lớn
Sờ mào chậu
Sờ mấu chuyển lớn
Sờ gai chậu sau trên

Sờ khớp:

Nằm sâu bên trong, sờ phía trước, ở phía ngoài và dưới nơi giao nhau giữa động mạch đùi và cung bẹn.

Sờ khớp háng (vòng tròn màu xanh)

Xem thêm: Giải phẫu chức năng phức hợp vùng chậu-hông. P1: Xương và khớp

Sờ mô mềm:

Tam giác đùi (femoral triangle) gồm động mạch, tĩnh mạch đùi và thần kinh đùi; các cơ và gân (như cơ khép lớn, cơ hình lê); thần kinh tọa (nằm sấp).

Tư thế tốt để sờ tam giác đùi
Điểm đau (trigger point) của cơ thắt lưng-chậu
Trigger point cơ hình lê (piriformis)
Trigger point cơ căng cân đùi

Vận động

Tầm vận động chủ động

  • Gấp-duỗi (gối gấp/duỗi)
Gập háng
Duỗi háng
  • Khép- dạng
Dạng – khép háng chủ động
  • Xoay trong-xoay ngoài
Xoay ngoài chủ động
Xoay trong chủ động

Tầm vận động thụ động

Khớp háng là một khớp ổ-cầu có ba mặt phẳng vận động:

  • Gấp-duỗi (gối gấp/ gối duỗi)

Có thể sử dụng thước đo góc để đo tầm vận động nếu cần thiết.

  • Khép- dạng
hip abduction
Dạng háng thụ động
Khép háng thụ động
  • Xoay trong-xoay ngoài

Có thể đánh giá ở tư thế ngồi (háng gập 90 độ) hoặc nằm sấp (háng duỗi).

Đo tầm vận động xoay ngoài (trái) và xoay trong (phải) ở tư thế ngồi

Lưu ý

  • Viêm trong ổ bụng có thể gây đau khi xoay háng thụ động
  • Bệnh lý khớp háng biểu hiện bằng đau và giảm tầm vận động khi xoay trong
  • Bệnh sụn viền ổ cối biểu hiện bằng đau và lục cục khi gấp, dạng và xoay trong háng

Sức mạnh cơ

Xem thêm: Giải phẫu chức năng vùng chậu- hông: Cơ và Hoạt động cơ
  • Gập háng: Cơ thắt lưng chậu là chính.
Thử cơ gập háng (bậc 4-5)
  • Duỗi háng: Cơ mông lớn, cơ hamstrings
Thử cơ duỗi háng với gối duỗi (cơ hamstring) và gối gập (cơ mông lớn)
  • Dạng háng: Cơ mông nhỡ, cơ căng cân đùi, hình lê, mông lớn
Thử cơ dạng háng có kháng (bậc 4-5)
  • Khép háng: Chủ yếu là các cơ khép, nhất là khép lớn
Thử cơ khép háng có kháng (bậc 4-5)
  • Xoay trong: Chỉ bằng một nửa lực của các cơ xoay ngoài. Các cơ xoay trong: mông nhỡ, nông nhỏ, cơ căng cân đùi. Các cơ bán gân và bán màng là cơ phụ.
Thử cơ xoay trong có kháng
  • Xoay ngoài: Cơ hình lê (piriformis), bịt trong, bịt ngoài và hai cơ sinh đôi. Cơ vuông đùi và lược là cơ phụ.
xoay ngoài

Cần đánh giá thêm cơ lực các cơ chi dưới và các cơ vùng bụng- lưng (core)

LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG

Lượng giá đơn giản

  • Ngồi xổm
  • Bắt chéo chân
  • Đi và dáng đi
  • Lên xuống cầu thang
  • Lên xuống hai bậc cấp
  • Chạy tới, chạy và giảm tốc độ, chạy và xoay thân
  • Nhảy lò cò

Các thang đo lượng giá:

XEM TIẾP: KHÁM KHỚP HÁNG. PHẦN 2: ĐO LƯỜNG VÀ CÁC TEST ĐẶC BIỆT
XEM VIDEO CỦA PHCN ONLINE

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này