CÁC CAN THIỆP THÚC ĐẨY SINH HOẠT HÀNG NGÀY: MẶC QUẦN ÁO

DẪN NHẬP

Bài viết là một phần của loạt bài viết về các can thiệp sinh hoạt hàng ngày trong Hoạt động Trị liệu Nhi khoa.

XEM THÊM: CÁC CAN THIỆP THÚC ĐẨY SINH HOẠT HÀNG NGÀY: TẮM RỬA

Mục lục

GIỚI THIỆU

Mặc quần áo bao gồm nhiều bước và chịu ảnh hưởng bởi cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Hoạt động này liên quan đến việc lựa chọn quần áo phù hợp với thời gian trong ngày, thời tiết và dịp ; lấy quần áo từ nơi cất giữ; mặc quần áo và cởi quần áo một cách tuần tự; cài buộc và điều chỉnh quần áo và giày dép; và mang và tháo các dụng cụ cá nhân (như đồng hồ), nẹp hoặc chân tay giả. 

Hình 1. Mặc quần áo bao gồm cả mang giày.

Nhận thức, cảm nhận về hình ảnh bản thân (perceived self-image), ý thức về phong cách và sở thích ăn mặc là một số biến số bên trong có khả năng ảnh hưởng đến quá trình mặc quần áo.

Trình tự mặc quần áo bao gồm lấy quần áo từ khu vực cất giữ và hoàn thành các nhiệm vụ mặc/cởi quần áo phù hợp. Về mặt phát triển, vì các chuyển động vận động thô xảy ra trước các chuyển động vận động tinh, việc sử dụng dây nịt, điều chỉnh quần áo và giày dép cũng như việc mang và/hoặc tháo các trang bị này xảy ra sau khi trẻ có thể hoàn thành các nhiệm vụ mặc và cởi quần áo. Trẻ nhũ nhi dựa vào người chăm sóc để mặc/cởi quần áo cho trẻ. Trẻ mới biết đi chơi trò chơi hóa trang và bắt đầu phát triển các kỹ năng cơ bản để mặc và cởi quần áo. Trẻ chuyển từ các hoạt động mặc quần áo dựa trên trò chơi (chơi hoá trang) sang mặc áo quần hoặc đồng phục. Trẻ ở độ tuổi đi học chuyển từ việc dựa vào người chăm sóc chọn quần áo sang phát triển phong cách cá nhân hoặc sở thích về kiểu quần áo nhất định. Màu sắc, họa tiết và kiểu dáng yêu thích bắt đầu thúc đẩy động lực nội tại của trẻ để trẻ tự mình trải qua quá trình mặc quần áo. Thanh thiếu niên có thể thay đổi sở thích về quần áo theo xu hướng của bạn bè hoặc thời trang. KTV HDTL cần xem xét các kỹ năng vận động và cảm giác cũng như các động lực của trẻ (ví dụ: sở thích về phong cách) khi phát triển một chương trình can thiệp về mặc quần áo.

Hình 2. Trẻ em thích chơi trò hóa trang và điều này cho phép chúng thực hành các kỹ năng cần thiết, giải quyết vấn đề và học hỏi. 

Nghiên cứu trường hợp

Trường hợp

Megan 6 tuổi được chẩn đoán mắc tình trạng di chứng sau tai biến mạch máu não trái, liệt nửa người phải và không chú ý (neglect) bên phải. Cháu gặp khó khăn khi mặc quần áo do khó khăn thực hiện các vận động tinh của việc mặc quần áo. Cháu có thể mặc và cởi những bộ quần áo rộng, rộng rãi với trợ giúp tối thiểu, và cần hướng dẫn bằng lời nói vừa phải để giúp cháu sử dụng tay phải trong khi mặc quần áo.

Megan biểu hiện với tình trạng co cứng tay phải, bàn tay nắm chặt. Mặc dù trời lạnh, cháu  đến phòng khám mà không mặc áo khoác. KTV HDTL quan sát cháu dọc hành lang. Megan tỏ ra thoải mái khi chỉ mặc áo len và quần chạy bộ. Tuy nhiên, đai lưng bên phải của cháu bị xoắn lại và mặt lưng áo bị bó lại ở đường eo. Cháu không nói ra lời hoặc thể hiện dấu hiệu khó chịu.

Mẹ của Megan cho biết Megan gặp khó khăn trong việc chuẩn bị đến trường trong tuần này. Cháu chán nản ngay cả với những việc mặc quần áo đơn giản như kéo khóa quần jean và cài cúc lớn. Megan nói rằng cháu “ghét cài cúc và kéo khóa” và không muốn sử dụng tay của mình, vì tay bên phải “dù sao cũng không khoẻ”. Mẹ của Megan mất kiên nhẫn và nói rằng Megan phải học cách tự mặc quần áo.

Các mục tiêu ngắn hạn hiện tại của Megan bao gồm cài bốn hoặc năm chiếc cúc áo lớn (đường kính 2,5 cm) với trợ giúp tối thiểu để đảm bảo độ chính xác và kéo khóa áo khoác với xếp đặt và nhắc nhở bằng lời tối thiểu. KTV HDTL quyết định nâng cao động lực của Megan trong việc tự mặc quần áo bằng cách thảo luận về sở thích của cháu về kiểu dáng, màu sắc, họa tiết và loại vải. Một khi cả hai cùng chọn một bộ trang phục giống với trang phục của các bạn tuổi teen hơn, Megan bắt đầu quan tâm đến việc ăn mặc. Cháu có vẻ quan tâm hơn đến ngoại hình của mình và tham gia vào kế hoạch can thiệp.

Bàn luận

Mặc quần áo liên quan đến một chuỗi các sự kiện phức tạp. KTV HDTL áp dụng kiến thức về sự phát triển bình thường khi làm việc với trẻ có nhu cầu để thực hiện các can thiệp khắc phục/cải thiện, bồi thường và giáo dục trong lĩnh vực này (Hình 3 đến 5).

Các chiến lược khắc phục (Remediation strategies) bao gồm giúp những trẻ có biểu hiện khiếm khuyết kỹ năng vận động thông qua thực hành lặp lại và thay đổi, như được mô tả trong bài viết về kiểm soát vận động/học vận động. Ngoài ra, các triệu chứng liên quan đến tình trạng thần kinh, ví dụ như không chú ý một bên, các thay đổi về trương lực cơ, và giảm cảm giác có thể đòi hỏi KTV HDTL kết hợp các kỹ thuật thao tác liệu, bao gồm các kỹ thuật tạo thuận và/hoặc ức chế trương lực cơ (theo tiếp cận điều trị phát triển thần kinh (neurodevelopmental treatment, NDT hay Bobath). Các tình trạng dẫn đến các triệu chứng như yếu cơ đòi hỏi KTV phải tăng dần (grading) các yêu cầu hoạt động. Ví dụ, một trẻ có sức mạnh hai tay ở mức khá (bậc 3) có thể được lợi ích từ các hoạt động tầm vận động và làm mạnh cơ. Lý tưởng thì can thiệp các vấn đề về mặc áo quần nên được thực hiện trong bối cảnh môi trường tự nhiên của trẻ, vì nhiệm vụ mặc/cởi quần áo có cảm giác mục đích rõ ràng.

Các chiến lược bù trừ (Compensatory strategies) có thể có lợi cho trẻ bao gồm các dụng cụ hỗ trợ và thiết bị thích ứng như thanh với dài (reacher) dành cho trẻ em, móc cài nút, dụng cụ nâng chân, dụng cụ hỗ trợ mang tất, áo sơ mi và quần không có nhãn, tất không có đường may và dây buộc Velcro. KTV HDTL phải chắc chắn rằng trẻ và người chăm sóc chúng có thể sử dụng được thiết bị và dụng cụ trước khi giới thiệu chúng. Trẻ có thể được hưởng lợi từ sự hỗ trợ hình ảnh trực quan trong quá trình mặc quần áo để cung cấp các gợi ý về bắt đầu, trình tự và hoàn thành hoạt động. KTV HDTL cần xem xét mức độ các kỹ năng thực hiện về vận động, nhận thức và cảm xúc cần thiết để mặc quần áo. Ngoài ra, cũng cần xem xét các yếu tố bối cảnh (ví dụ: văn hóa, thời gian) khi thiết kế can thiệp mặc quần áo.

Các trẻ có vấn đề về xử lý cảm giác (sensory processing) có thể gặp khó khăn cản trở việc mặc quần áo và được hưởng lợi từ các chiến lược bù trừ (xem hộp 1). Vì thực hành là sản phẩm cuối cùng của tích hợp giác quan nên khả năng phát triển ý tưởng về làm thế nào để bắt đầu mặc quần áo có thể là một vấn đề khó khăn lớn đối với một số trẻ. Ví dụ, một số trẻ gặp khó khăn khi chịu mặc một số loại vải hoặc kiểu quần áo nhất định. Trẻ có khó khăn về xử lý cảm giác có thể trở nên kích động khi mặc quần áo quá chật. Một số trẻ cần phải có quần áo mới giặt trước khi mặc.

Hộp 1. Các chiến lược bù trừ cho trẻ có vấn đề xử lý cảm giác

  • Giặt quần áo mới bằng xà phòng quen thuộc trước khi cho trẻ mặc. 
  • Sử dụng xà phòng có mùi thơm nhẹ hoặc không có mùi thơm.
  • Để trẻ tự chọn quần áo.
  • Hãy chú ý đến dây thắt lưng, dây đeo cổ tay và vòng cổ.
  • Lấy bỏ hoàn toàn nhãn trước khi trẻ mặc quần áo.
  • Một số trẻ thích quần áo đã dùng qua vài lần hơn; trong khi những người khác muốn quần áo mới.
  • Không phải tất cả trẻ em đều thích quần áo rộng; một số có thể thích quần áo bó sát hơn. 
  • Hãy để ý đến sở thích ăn mặc của từng trẻ.
  • Yêu cầu trẻ thể hiện bản thân thông qua màu sắc và kiểu dáng quần áo.

Hình 3. Các phương pháp mặc áo sơ mi thích ứng. 

A, Lap and over-the-head hemiplegic method. (Phủ và choàng qua đầu cho liệt nửa người)

B, Front lap and facing-down method. (Phương pháp phủ mặt trước và úp xuống)

C, Front lap and facing-down hemiplegic method. (Phương pháp phủ phía trước và úp xuống liệt nửa người.)

D, Chair method. (Phương pháp choàng ghế)

E, Arm-head-arm method. (Phương pháp Tay- Đầu- Tay)

F, Lap-arm-arm-neck method. (Phương pháp phủ trước tay – tay – cổ )

Hình 4. Các phương pháp thích ứng để cởi áo. 

A, Over-the-head method. (Phương pháp qua đầu)

B, Duck-the-head-and- sit-up method (Phương pháp cúi đầu xuống và ngồi dậy). 

C, Arms-in-front method. (Phương pháp hai tay phía trước).

Hình 5. Các phương pháp thích ứng để mặc quần

A, Supine-roll method. (Phương pháp nằm ngửa và lăn)

B, Sit-stand-sit method. (Phương pháp ngồi – đứng – ngồi)

C, One-side bridge-sitting method. (Phương pháp bắt cầu một bên – ngồi)

D, Bridge-sitting method. (Phương pháp bắt cầu – ngồi)

Minh Dat Rehab. Lược dịch từ: 
Pediatric Skills for Occupational Therapy Assistants. 4th edition. Elservier. 2016. 
Có sửa đổi, bổ sung.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này