TÀI LIỆU: HƯỚNG DẪN VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO ĐIỀU TRỊ COVID-19

Cập nhật lần cuối vào 02/09/2021

Mục lục

Hướng dẫn Vật lý trị liệu cho điều trị bệnh nhân Covid cấp tại bệnh viện, bản dịch của hội Vật lý trị liệu.

Vì bản dịch có thể có những sai sót không mong muốn, độc giả có thể tham khảo thêm bản tiếng Anh.

Bản gốc tiếng Anh:

Bổ sung của MinhdatRehab:

LƯU Ý: COVID -19 LÀ CĂN BỆNH MỚI VÀ CÁC HƯỚNG DẪN CÓ THỂ THAY ĐỔI, CẬP NHẬT THƯỜNG XUYÊN. PHẦN TRÌNH BÀY SAU CHỈ LÀ MỘT KHUYẾN CÁO, CẦN XEM XÉT Y VĂN MỚI NHẤT ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HÀNH TỐT.

Các giai đoạn của bệnh nhân nhiễm COVID triệu chứng

Có thể chia tình trạng nhiễm Covid thành 2 giai đoạn Cấp (gồm 2 giai đoạn nhỏ Cấp và Nguy kịch) và Bán cấp (Hồi phục), mỗi giai đoạn gồm 3 nhóm bệnh nhỏ hơn. Bệnh nhân ở giai đoạn này có thể chuyển sang giai đoạn khác như hình. Lưu ý là bệnh nhân nhiễm Covid có thể không trải qua các giai đoạn/nhóm biểu hiện mà thường có thể nặng lên và/hoặc cải thiện rất nhanh:

Giai đoạn Cấp: Phòng cấp cứu

Có thể chia nhóm mức độ nặng nhẹ theo nhu cầu can thiệp như sau:

  • Nhóm 1: Bệnh nhân cần thở oxy <5 L/ph qua sond mũi hoặc mặt nạ
  • Nhóm 2: Bệnh nhân cần điều trị với oxy qua mặt nạ Venturi (phân lượng oxy hít vào FiO2 28%/35%/40%)
  • Nhóm 3: Bệnh nhân cần trị liệu oxy tối đa (60% FiO2 qua mặt nạ Venturi)

Giai đoạn Tối cấp, Phòng Hồi sức tích cực

Có thể chia nhóm mức độ nặng nhẹ theo nhu cầu can thiệp như sau:

  • Nhóm 1: Bệnh cần trị liệu oxy liều cao trong phòng ICU, bệnh nhân covid (+) nhưng nhập ICU không phải vì covid, bệnh nhân cần CPAP không trong bối cảnh ICU
  • Nhóm 2: Bệnh nhân cần hỗ trợ thông khí không xâm lấn trong ICU
  • Nhóm 3: Bệnh nhân cần hỗ trợ chăm sóc tích cực tối đa- thở nội khí quản và thở máy

Giai đoạn Bán cấp

Có thể chia nhóm mức độ nặng nhẹ theo nhu cầu can thiệp như sau:

  • Nhóm 1: Bệnh nhân giảm chức năng nhẹ – vừa cần VLTL
  • Nhóm 2: Bệnh nhân đang cai giảm hỗ trợ máy thở/oxy có suy giảm chức năng đáng kể cần VLTL chuyên khoa
  • Nhóm 3: Bệnh nhân đang cai giảm hỗ trợ máy thở với yếu toàn thân cần VLTL chuyên khoa tối đa.

Can thiệp Vật lý trị liệu Theo các Giai đoạn/nhóm bệnh:

Đặt Tư thế Tối ưu

Covid 19 hiện được xem là biểu hiện của Suy Hô hấp Type 1

Việc sử dụng Nằm sấp hoặc Đặt tư thế Tối ưu được khuyến cáo.

Lý do của Đặt Tư thế Tối ưu (Optimal Positioning)

Đặt tư thế nằm sấp hoặc sấp có sửa đổi (như ngồi đổ người về trước, nằm sấp -nghiêng ¾) có thể cải thiện trao đổi khí do:

  • Giảm độ giãn lồng ngực bằng cách cố định thành ngực trước có thể gia tăng độ dãn của phổi
  • Giảm áp lực trong ổ bụng để phổi dãn nở tốt hơn
  • phân bố thông khí đều hơn so với phân bố ở đỉnh phổi bình thường (tương quan V/Q tốt hơn)
  • cải thiện thanh thải chất tiết
  • Các hiệu quả trên làm giảm mức Oxy cần thiết.

Một số Cân nhắc khi sử dụng Đặt Tư thế Tối ưu:

  • Khi quyết định bệnh nhân nên nằm sấp, cần xem bệnh nhân có được nuôi dưỡng qua thông mũi-dạ dày hay không (dừng cho ăn khi nằm sấp và cho ăn khi hết nằm sấp). Góc giường nên nâng ít nhất 30 độ để giảm nguy cơ hít sặc.
  • Nếu bệnh nhân không đáp ứng với nằm sấp thì nên đặt tư thế như bình thường
  • Một số bệnh nhân cần nhắc nhỡ hoặc hỗ trợ để tuân thủ và đạt tư thế tối ưu, đặc biệt là các bệnh nhân mê sảng và người già. 
Tư thế nằm sấp

Tư thế nằm nghiêng tựa gối
Đặt tư thế ngồi có nâng đỡ
Tư thế ngồi Tựa về phía trước

Các biến chứng thứ phát thường gặp ở bệnh nhân nặng (profound) và kéo dài (prolonged) (sau covid cấp).

Các yếu tố nguy cơ bị “Hội chứng Sau Hồi sức Tích cực”:

  • Thời gian nằm ICU
  • Thời gian mê
  • Thời gian thông khí cơ học (thở máy)
  • Tuổi
  • Giảm oxy máu và hạ huyết áp
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Rối loạn điều hoà gluco
  • Bệnh kèm thể chất và tâm thần

Các khiếm khuyết thứ phát (liên quan VLTL):

  • Giảm sức bền và sức mạnh tim phổi 
  • Giảm sức bền và sức mạnh cơ xương
  • Giảm/mất định hướng thăng bằng, nhất là bệnh nhân được nằm ở nệm hơi, và quá yếu không thể dịch chuyển trên giường hoặc ra khỏi giường
  • Giảm chiều dài và tính đàn hồi của cơ và mô mềm
  • Giảm tầm vận động, đặc biệt các khớp: cổ bàn và ngón tay, cổ bàn ngón chân, bả vai-lồng ngực và khớp vai chính, cột sống cổ thấp (tăng gập) và cột sống cổ cao (tăng duỗi).
  • làm nặng hơn các bất thường vận động trước đó, nhất là người có bệnh lý thần kinh lâu dài (như co cứng, mệt, yếu…), đau lưng…
  • Những biến chứng khác: mê sảng, ác mộng, suy dinh dưỡng …

Can thiệp VLTL

Sau đây là một số gợi ý can thiệp để (1) giảm thiểu tác động của bệnh nặng lên vận động, sức mạnh, thăng bằng và chức năng của bệnh nhân và (2) để giúp bệnh nhân có một tình trạng tốt nhất có thể sẵn sàng cho khi họ có thể tự quản lý sức khoẻ của mình .

Đặt tư thế: 

Nằm sấp, nằm sấp có chỉnh sửa, nằm nghiêng, ngồi trên ghế hoặc xe lăn phù hợp để tăng tối đa thông khí và tưới máu phổi.

Điều quan trọng không kém là sự thoải mái của bệnh nhân.

Nếu cần thiết có thể sử dụng gối chêm, khăn cuộn, nẹp (như nẹp cổ bàn tay, nẹp giảm áp lực cổ chân) để nâng đỡ tư thế đầu, canh chỉnh thân, tư thế vai/cánh tay/bàn tay và canh chỉnh háng/gối và bàn chân. 

Bệnh nhân nặng, không thể tự thay đổi tư thế, do vậy có nguy cơ loét ép cần chăm sóc điều dưỡng bằng cách thay đổi tư thế thường xuyên hơn. 

Tập vận động:

Tập tầm vận động thụ động/ vận động phụ trợ hàng ngày, chú ý các khớp bả vai- vai, cổ bàn ngón tay, cổ bàn ngón chân.

Tập lăn trên giường

Nếu được, cần hướng dẫn bệnh nhân tham gia lăn chủ động

Các bước vận động bao gồm: 

  • Gập hai gối
  • Lăn hai gối sang bên
  • Theo sau với đầu và thân
  • Theo sau với vươn tay 

Ngồi ở mép giường:

Lưu ý lượng giá khả năng của bệnh nhân (thể chất và nhận thức, sự toàn vẹn của da, các dây dẫn …).

Ban đầu với trợ giúp, như dụng cụ nâng người

Nếu bệnh nhân tốt, tạo thuận hoặc để họ tham gia chủ động

Một khi bệnh nhân có thể tự vận động, cần hướng dẫn một chương trình tập luyện cụ thể tuỳ theo khả năng của họ.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này