ĐO TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP: PHỨC HỢP VAI VÀ KHUỶU, CẲNG TAY

Cập nhật lần cuối vào 18/12/2022

Bài viết minh hoạ chi tiết phương pháp đo tầm vận động khớp chi trên.

XEM LẠI: LƯỢNG GIÁ VÀ ĐO TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP

Ghi chú viết tắt thước đo góc và các khớp bàn tay

  • S: Cành cố định (stationary arm)
  • F: Trục thước đo (fulcrum)
  • M: Cành di động (movement/movable arm)
  • CMC = carpometacarpal: cổ (tay) – bàn (tay)
  • MCP = metacarpalphalangeal: bàn ngón
  • PIP = proximal interphalangeal: liên ngón gần
  • DIP = distal interphalangeal: liên ngón xa

Mục lục

ĐO TẦM VẬN ĐỘNG PHỨC HỢP KHỚP VAI

Cách đo

Động tácTư thế bệnh nhânĐặt thước đo gócTầm độ bình thườngGhi chú
GấpNằm ngửa, khuỷu duỗi, cẳng tay ở tư thế trung tính sấp/ngửa, hai gối gập và bàn chân đặt lên mặt giườngS: song song với đường nách giữa của thân
F: mặt ngoài của củ lớn
M: đường giữa mặt ngoài xương cánh tay đến lồi cầu ngoài
0–180°Tư thế thay thế: ngồi
DuỗiNằm sấp, khuỷu tay gấp nhẹ, cẳng tay trung tínhS: song song với đường nách giữa của thân
F: mặt ngoài của củ lớn
M: đường giữa mặt ngoài xương cánh tay đến lồi cầu ngoài
0–60°Tư thế thay thế: nằm ngửa cạnh mép giường, nằm nghiêng hoặc ngồi
DạngNằm ngửa, vai xoay ngoàiS: song song với đường giữa mặt trước của xương ức
F: gần mặt trước mỏm cùng vai
M: đường giữa trước của xương cánh tay
0–180°Tư thế thay thế: ngồi
Xoay ngoàiNằm ngửa, vai dạng đến 90°; khuỷu gập 90°S: vuông góc với mặt sàn
F: mỏm khuỷu 
M: dọc theo xương trụ đến mỏm trâm trụ (styloid process)
0–90°Đặt một cuộn khăn nhỏ cạnh khuỷu để đảm bảo xương cánh tay song song với mặt giường
Tư thế thay thế: nằm sấp
Xoay trongNằm ngửa, vai dạng đến 90°; khuỷu gập 90°S: vuông góc với mặt sàn
F: mỏm khuỷu 
M: dọc theo xương trụ đến mỏm trâm trụ
0–70°Đặt một cuộn khăn nhỏ cạnh khuỷu để đảm bảo xương cánh tay song song với mặt giường.
Tư thế thay thế: nằm sấp
Dạng ngangNgồi – vai dạng 900, xoay trung tính; khuỷu tay gấp; cẳng tay trung tínhS: vuông góc với thân
F: ngay trên đỉnh mỏm cùng vai
M: song song với trục dọc của xương cánh tay
0–45°Một lựa chọn tư thế khởi đầu khác là vai gấp 900, xoay trung tính; khuỷu tay gấp; cẳng tay trung tính. Cần ghi lại vị trí khởi đầu sử dụng. Khi đó dạng ngang sẽ là 135°
Khép ngangNgồi – vai dạng 900, xoay trung tính; khuỷu tay gấp; cẳng tay trung tínhS: vuông góc với thân
F: ngay trên đỉnh mỏm cùng vai
M: song song với trục dọc của xương cánh tay
0–135°Một lựa chọn tư thế khởi đầu khác là vai gấp 900, xoay trung tính; khuỷu tay gấp; cẳng tay trung tính. Cần ghi lại vị trí khởi đầu sử dụng. Khi đó khép ngang sẽ là 45°

Hình ảnh minh hoạ

ROM gấp vai, tư thế khởi đầu và kết thúc
ROM duỗi vai, tư thế khởi đầu và kết thúc
ROM dạng vai, tư thế khởi đầu và kết thúc
ROM xoay ngoài và xoay trong vai, tư thế khởi đầu (a) và kết thúc (b, c)
Dạng ngang và khép ngang khớp vai
ROM dạng ngang và khép ngang khớp vai. a) tư thế khởi đầu thông thường, b) tư thế khởi đầu thay thế, c) tư thế kết thúc khép ngang, c) tư thế kết thúc dạng ngang

ĐO TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP KHUỶU

Cách đo

Động tácTư thế bệnh nhânĐặt thước đo gócTầm độ bình thườngGhi chú
GấpNằm ngửa, vai ở tư thế 0° gấp/duỗi/dạng, cẳng tay quay ngửaS: đường giữa mặt ngoài xương cánh tay
F: lồi cầu ngoài
M: đường giữa mặt ngoài xương quay
0–150°Đặt cuộn khăn mặt sau đầu dưới xương cánh tay
DuỗiNằm ngửa, vai ở tư thế 0° gấp/duỗi/dạng, cẳng tay quay ngửaS: đường giữa mặt ngoài xương cánh tay
F: lồi cầu ngoài
M: đường giữa mặt ngoài xương quay
0–10°Đặt cuộn khăn mặt sau đầu dưới xương cánh tay

Hình ảnh minh hoạ

ROM gấp khuỷu
ROm duỗi khuỷu (a) và gấp khuỷu (b)

ĐO TẦM VẬN ĐỘNG CẲNG TAY (KHỚP QUAY TRỤ TRÊN VÀ DƯỚI)

Cách đo

Động tácTư thế bệnh nhânĐặt thước đo gócTầm độ bình thườngGhi chú
Quay sấp(pronation)Ngồi – vai ở tư thế 0° trung tính gấp/duỗi/dạng, khuỷu tay gấp 900, cẳng tay ở tư thế trung tính sấp/ ngửa. Bệnh nhân có thể nắm một vật thẳng, dài (như một cây bút)S: song song với đường giữa mặt trước xương cánh tay (vuông góc với sàn)
F: bên ngoài và ngay gần mỏm trâm trụ
M: mặt mu đầu dưới của xương cẳng tay hoặc song song với cây bút
0–80°Tránh dạng xương cánh tayNếu bệnh nhân cầm vật như bút cần đảm bảo nắm chặt
Quay ngửa (supination)Ngồi – vai ở tư thế 0° trung tính gấp/duỗi/dạng, khuỷu tay gấp 900, cẳng tay ở tư thế trung tính sấp/ ngửa. Bệnh nhân có thể nắm một vật thẳng, dài (như một cây bút)S: song song với đường giữa mặt trước xương cánh tay (vuông góc với sàn)
F: bên ngoài và ngay gần mỏm trâm trụ
M: mặt mu đầu dưới của xương cẳng tay hoặc song song với cây bút
0–80°Tránh dạng xương cánh tayNếu bệnh nhân cầm vật như bút cần đảm bảo nắm chặt

Hình ảnh minh hoạ

ROM ngửa cẳng tay
ROM ngửa cẳng tay: Tư thế khởi đầu (a) và kết thúc (b)
ROM sấp cẳng tay 1
ROM sấp cẳng tay: Tư thế khởi đầu (a) và kết thúc (b)
ROM sấp cẳng tay 2
ROM ngửa/sấp cẳng tay: Sử dụng thanh dài (bút) để tham chiếu phần di động

XEM VIDEO:

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này