PHÂN TÍCH DÁNG ĐI: THÌ TỰA VÀ CÁC ROCKERS

Cập nhật lần cuối vào 08/06/2022

Dáng đi có thể được chia một cách đơn giản gồm thì chống/tựa và thì đu. Tựa là thời gian bàn chân tiếp xúc với mặt đất, và đu đưa là khi bàn chân ở trong không trung để đưa chi tiến về phía trước. Trong cuốn Phân tích dáng đi cổ điển: Chức năng bình thường và bệnh lý, của Jacquelin Perry, MD, ScD và Judith Burnfield, PhD, PT, thì tựa chiếm 62 phần trăm chu kỳ dáng đi và thì đu 38 phần trăm còn lại, ở tốc độ đi thông thường là 82 m /min. (Hoặc dễ nhớ là tỷ lệ 60% và 40%). Vì đi là hoạt động của hai chân và trọng lượng cơ thể được chuyển từ chân này sang chân kia, thì tựa có thể được chia nhỏ hơn thành các thời điểm khi mà cả hai chân đều chạm đất, được gọi là tựa kép (double stance) hoặc khi chỉ một chân chạm đất, được gọi là tựa một chi (single-limb support, SLS).

Các thì của Dáng đi và các “lắc bàn chân”

Hãy xét một sải chân bằng cách theo dõi chuyển động của bàn chân phải, bắt đầu khi gót chân phải tiếp xúc với mặt đất đầu tiên. Thời điểm này được gọi là chạm gót hoặc tiếp xúc đầu tiên và bàn chân trái phía sau vẫn đang chạm đất. Bàn chân trái vẫn giữ chạm đất đến 12% đầu tiên của chu kỳ dáng đi khi bàn chân phải nhanh chóng chuyển sang đáp ứng tải. Đây là giai đoạn đầu quan trọng của dáng đi khi bàn chân phải chuẩn bị để tiếp nhận toàn bộ trọng lượng cơ thể trước khi chân trái nhấc khỏi mặt sàn. Có một sự gia tăng mạnh của lực phản ứng nền (GRF) và sự chuyển đổi đột ngột hướng của khớp dưới sên (STJ) thành vặn ngoài.

Perry và Burnfield đưa ra khái niệm về bốn “lắc bàn chân” (foot rockers) trong thì tựa. 

Mục lục

Lắc gót chân

Heel Rocker – lắc gót chân hoạt động từ tiếp xúc ban đầu qua đáp ứng tải và chiếm 12% đầu tiên của chu kỳ dáng đi. Thuật ngữ  “lắc gót chân” có thể hơi bị nhầm lẫn vì chính động lượng của cơ thể và hoạt động hợp lực của các cơ ở chi dưới đảm bảo cho bàn chân hạ xuống tiếp xúc hoàn toàn với mặt nền. Sau khi đánh gót chân, cơ chày trước và các cơ gập mu chân khác hoạt động để giảm tốc độ bàn chân khi nó hạ xuống mặt nền một cách có kiểm soát. 

Gót chân đánh lên nền, nhưng hoạt động của cơ chày trước và các cơ gập mu cổ chân khác ngăn ngừa vỗ bàn chân.

loading response
Bàn chân tựa nền và cố định khi hàng khớp bàn đốt hạ xuống nền. Vận động không gián đoạn ở cổ chân cho phép xương chày tiến ra trước.

Lắc cổ chân

Giai đoạn tựa một chân (SLS) bao gồm 38 % tiếp theo của chu kỳ dáng đi, được chia thành giữa thì tựa và cuối thì tựa. Ở giữa thì tựa (12 đến 31 phần trăm chu kỳ dáng đi), bàn chân đặt phẳng trên mặt nền nâng đỡ cơ thể khi xương chày tăng tốc qua trục thẳng đứng. Bàn chân cố định phải hấp thụ tất cả các lực và đồng thời cho phép chuyển động ra trước của tâm áp (center of pressure, COP) lên đầu xương bàn đốt. Hoạt động trơn tru qua giai đoạn SLS phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm hoạt động không bị gián đoạn của khớp cổ chân, hoặc lắc cổ chân (ankle rocker). Xương chày được đưa “lên và qua” trên xương sên, xoay quanh khớp cổ chân. Các cơ nội tại của bàn chân và cơ chày sau hoạt động để duy trì vòm dọc trong. Vào cuối của lắc cổ chân, cơ tam đầu cẳng chân co mạnh. 

Qua nửa thì tựa một chân, gót chân nhấc lên, báo hiệu kết thúc giữa thì tựa. Vận động ở khớp bàn đốt 1 trở nên quan trọng.

Lắc bàn chân trước

Giữa SLS, gót chân bắt đầu nâng lên, đánh dấu sự chuyển đổi sang cuối thì tựa (31 đến 50% của chu kỳ dáng đi). Trọng lượng cơ thể bây giờ rơi ngoài vùng nâng đỡ của bàn chân, và hoạt động bản lề của các xương bàn đốt tạo thành lắc bàn chân trước (forefoot rocker). Cơ gập lòng bàn chân co trên một bàn chân trước cố định.

terminal stance
Vận động ở khớp bàn đốt 1 cho phép ngón cái gấp mu trên bàn chân. Điều này hoạt hoá cơ chế tời gió (windlass mechanism) và cân gan chân bị kéo căng.
Cơ chế tời kéo

Lắc ngón cái

Thành phần cuối cùng của thì tựa xảy ra khi chân trái tiếp xúc ban đầu và chân phải bây giờ ở tiền đu đưa (50 đến 62 % của chu kỳ dáng đi). Lần tựa kép thứ hai này đem lại sự ổn định tạm thời khi bàn chân phải chuẩn bị cho đu đưa. Lắc ngón cái (toe rocker) dựa vào bàn chân trước trong và ngón cái. Chân trái sau đó tiếp nhận toàn bộ trọng lượng cơ thể khi chân phải nhấc lên khỏi mặt sàn. 

Vận động bây giờ dựa trên mặt trong ngón cái ở giai đoạn cuối cùng chuẩn bị đẩy tới. Bàn chân quay ngửa và vững

Lắc ngón cái xảy ra ngắn và liền mạch với lắc phần trước bàn chân, nên một số y văn chỉ đề cập đến 3 rockers mà thôi.

Vận dụng các rockers:

Thì tựa liên quan đến 4 lắc bàn chân xảy ra liên tục, trơn tru. Sự gián đoạn hoặc giới hạn trong bất kỳ giai đoạn nào sẽ phá vỡ nhịp và thời gian của toàn bộ trình tự.

Trên lâm sàng, việc bổ sung bù trừ cho các lắc bàn chân bị suy giảm (như khi cổ chân bị cứng) có thể trợ giúp vận động dễ dàng hơn.

Đế giày lắc trước, gót âm (negative heel), và khớp cổ chân có khớp có thể trợ giúp vận động ở mặt phẳng đứng dọc.

Bàn thêm: Góc dóng thẳng cẳng chân (Shank to Vertical Angle (SVA)

Là góc của phân đoạn cẳng chân so với đường thẳng đứng, có thể mô tả là nghiêng trước (inclined) hay ngả sau (reclined).

Thường mọi người nghĩ rằng cẳng chân, hoặc là cẳng chân và đùi đều thẳng đứng vào giữa thì tựa. Trên thực tế, khi quan sát thì tựa của dáng đi, ta không thấy lúc nào cả hai đều thẳng đứng.

Góc dóng thẳng cẳng chân khi đứng có vai trò quan trọng trong chuyển động học của phân đoạn gần (đùi- thân mình) và lực phản ứng nền (GRF).

Nếu góc dóng thẳng cẳng chân là 0 độ:

  • Hình a, bệnh nhân không thể giữ gối duỗi, nên bù trừ bằng gập háng, nghiêng thân ra trước để giữ thăng bằng.
  • Hình b, gối duỗi thẳng. Để duy trì thăng bằng cần nghiêng chậu ra trước giữ cho đường trọng lực/lực phản ứng nền ở giữa bàn chân (chân đế).
  • Hình c, hoặc là quá duỗi gối để đưa trọng tâm ra trước.

Nếu góc dóng thẳng cẳng chân nghiêng trước 11 độ:

  • Hình d, trường hợp bệnh lý gập gối (hoặc háng) cần phải bù trừ bằng gập háng (hoặc gối) để giữ thăng bằng.
  • Hình e, bình thường, gối và háng gập nhẹ.
  • Hình f, khi đứng với duỗi gối hết mức, làm đùi nghiêng trước. Hai háng duõi và thân mình ưỡn để giữ thăng bằng.

Nếu góc dóng thẳng cẳng chân nghiêng trước 20 độ:

  • Hình g, do gối bị đưa ra trước, cơ thể phải bù trừ đưa khớp háng ra sau bằng gập gối (đùi ngả sau). Có thể có gập háng bù trừ. Điển hình là dáng đi gập khom của trẻ bại não hai chân (crouch gait).
  • Hình h, đùi thẳng đứng, cần duỗi háng và/hoặc ưỡn lưng.
  • Hình i, nếu kèm theo đùi nghiêng trước, trọng tâm sẽ ra khỏi chân đế. Sẽ mất thăng bằng và ngã nếu không có nâng đỡ (tư thế đứng của một bên nhân yếu hai chân, sử dụng nẹp KAFO và hai nạng khuỷu/nách).

Tư thế của cẳng chân và vector lực phản ứng nền (GRFV):

  • Hình 4a, SVA 0 độ: tạo nên moment duỗi gối và gập háng quá mức.
  • Hình 4b, SVA nghiêng trước 10-12 độ (góc tối ưu): moment duỗi gối và duỗi háng phù hợp.
  • Hình 4c, SVA nghiêng trước 20 độ: mất moment duỗi gối và duỗi háng.

Tóm lại, góc dóng thẳng cẳng chân nghiêng trước phù hợp góp phần vào độ vững của dáng đi; tạo thuận và ảnh hưởng đến chuyển động học của đùi, xương chậu và thân mình; tạo thuận cho vector lực phản ứng nền phù hợp để tạo nên các moment duỗi háng và gối và góp phần vào bảo tồn năng lượng.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này