THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG XE LĂN

Cập nhật lần cuối vào 30/06/2022

Với người sử dụng xe lăn, bên cạnh có được chiếc xe lăn phù hợp với nhu cầu, kích thước, tình trạng khuyết tật của mình, điều quan trọng không kém là xe lăn đó phải phù hợp với môi trường sử dụng (trong nhà, ngoài nhà và cộng đồng), thông qua lựa chọn xe lăn phù hợp, và/hoặc thay đổi môi trường liên quan.

Sau đây là một số khuyến nghị thay đổi môi trường tại nhà mà người sử dụng và gia đình cần xem xét khi mua sắm hoặc nhận cấp xe lăn. Các khuyến nghị này cũng có thể được tham khảo sử dụng với các nhân viên y tế hoặc dự án cấp dụng cụ có liên quan.

Mục lục

Độ rộng

Độ rộng lối đi:


Độ rộng nói chung của xe lăn là khoảng 635 mm khi không có người ngồi (điều này cũng tuỳ loại xe lăn chỉ định). Cần thêm không gian ở hai bên xe để người sử dụng đẩy bằng tay.

Độ rộng đường dốc/lối đi theo tiêu chuẩn: ít nhất 1000 mm

Độ rộng cửa:

Nên lắp cửa một cánh với độ xoay trên 90 độ hoặc cửa lùa. Cần phải có không gian cho xe lăn đi qua được cửa mở. Độ rộng mở cửa tối thiểu 840 mm, lý tưởng là 900 mm.

Hình: Độ rộng mở cửa cho xe lăn (nên dùng cửa một cánh)

Khoảng xoay cho xe lăn:

Để xe lăn tiêu chuẩn có thể xoay vòng được, cần khoảng không gian 1500 mm x 1500 mm.

Hình: Khoảng xoay cho xe lăn

Độ dốc

Việc sử dụng xe lăn để lên xuống bậc cấp, mép lề rất khó khăn, thậm chí không thể được, và có thể gây tai nạn đáng tiếc do mất thăng bằng và không kiểm soát được tốc độ. Vì thế, để di chuyển xe lên xuống các độ cao khác nhau cần lắp đặt, xây dựng các đường dốc.

Quy chuẩn đường dốc cho người đi xe lăn:

Tỷ lệ chiều cao: chiều dài từ 1:14 – 1:20. Tối thiểu nên là khoảng 1:12.

Chiếu nghỉ:

Các đường dốc dài cần phải có chiếu nghỉ ở chân dốc và đỉnh dốc và với mỗi 9-10 m đối với đường dốc có độ dốc 1:14. Chiều dài chiếu nghỉ tối thiểu 1200 mm.

Hình: Mô hình đường dốc vào nhà với chiếu nghỉ và thanh vịn

Vật liệu:

Đường dốc cho xe lăn có thể được làm bằng gỗ, sắt hoặc xây bằng xi măng, bề mặt có độ ma sát.

đường dốc ngắn cho xe lăn
Hình: Đường dốc ngắn với các vật liệu khác nhau

Độ cao của các vật dụng:

Với người sử dụng xe lăn, độ cao của đồ vật, vật dụng trong nhà thường được lắp đặt thấp hơn mức bình thường vì họ sẽ thao tác khi ngồi. Sau đây là một số khuyến nghị cụ thể:

  • Độ cao của tay nắm cửa: 1000 mm tính từ mặt sàn
  • Độ cao của công tắc điện: 900 mm
  • Bệ rửa mặt/rửa tay: loại bệ có phần trước nông và cố định chắc ở độ cao 750 -800 mm so với mặt sàn
  • Độ cao của thanh vịn cho đường dốc: từ 850mm- 950mm so với mặt sàn của đường dốc
  • Độ cao của thanh vịn bệ xí: cao 700 mm với thanh vịn ngang (ghi chú: người sử dụng xe lăn dùng phương thức dịch chuyển ngang, thanh vịn thường lắp là thanh vịn ngang khác với bệnh nhân dịch chuyển đứng-xoay sử dụng thanh vịn dọc).
  • Độ cao của bếp: Bề mặt làm bếp cao 800 mm hoặc thấp hơn tuỳ xe lăn.
  • Tủ chạn: không cao quá 1150 mm

Nhà vệ sinh:

Một số hình ảnh tham khảo về thiết kế lắp đặt thanh vịn ở phòng vệ sinh, khu vực tắm rửa:

bathroom
Hình: Sơ đồ thanh vịn ở bệ xí

Hình: Thanh vịn ở bệ xí
Hình: Sơ đồ chổ tắm/buồng tắm

Nhà bếp : Mặt bếp có khoảng trống phía dưới cho xe lăn, độ cao chạn tủ vừa tầm với, tay mở đặt ở phía dưới.

Xem thêm: Dụng cụ trợ giúp di chuyển: Xe lăn

MinhdatRehab biên soạn và tổng hợp

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này