THỨC ĂN VÀ VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT

Cập nhật lần cuối vào 16/03/2023

Mục lục

KHÔNG NÊN

Ăn các loại thức ăn giàu purin và đường:

Purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao.

Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng:

  • Nội tạng động vật: Gan, thận, não, tim…
  • Thịt: Thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
  • Cá: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
  • Hải sản: Sò điệp, cua, tôm
  • Đồ uống có đường: Nước ép trái cây và nước ngọt
  • Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
  • Nấm men: Men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Bên cạnh những thực phẩm tránh dùng được nêu trên, một số loại thịt vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, bạn nên dùng một vài lần mỗi tuần vì nếu dùng nhiều cũng có thể gây ra cơn gout.

  • Thịt gà, thịt bò, thịt heo và thịt cừu
  • Cá hồi tươi hoặc đóng hộp.

Một điều lưu ý là chế độ ăn hoàn toàn không có purin rất khó ăn, và bạn cũng không nên quá khắt khe trong chế độ ăn của mình.

Uống thức uống có cồn

Các chất cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao. Đặc biệt là bia.

NÊN

Ăn các loại thức ăn:

Một số loại thực phẩm có hàm lượng các purin và fructose rất thấp và bạn có thể dùng thoải mái, chẳng hạn như:

  • Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể
  • Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ
  • Các loại thảo mộc và gia vị
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Dầu thực vật
  • Các loại hạt
  • Trứng

Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C: Theo các nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm mức axit uric, do đó có thể ngừa cơn gout. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về thông tin này.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước. Có thể uống cà phê và trà xanh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì thì một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu, chúng bao gồm:

Giảm cân

Nếu bạn bị gout, thừa cân sẽ khiến bạn dễ bị một đợt gout. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp.

Trang phục

Nên mặc áo quần thoáng rộng, tránh mang giày dép quá chật gây đau khớp bàn đốt ngón cái.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này