Cập nhật lần cuối vào 14/11/2021
Bài viết trình bày các mẫu vận động PNF ở thân mình và phần gốc (bả vai, chậu)
XEM THÊM: KỸ THUẬT PNF 3. CÁC MẪU VẬN ĐỘNG CHI
Mục lục
CÁC MẪU GỐC : BẢ VAI VÀ XƯƠNG CHẬU
Mẫu Bả vai (Scapular Patterns)
Nâng trước (D1 flex) và hạ sau (D1 ext)
- Bả vai di chuyển theo các mẫu chéo cùng với sinh cơ học bả vai-lồng ngực.
- Mẫu bả vai gấp D1 là nâng vai ra trước. Bả vai nâng và đưa ra trước (protract) khi tay đưa chéo qua cơ thể.
- Mẫu bả vai D1 duỗi ngược lại với D1 gấp, bả vai hạ và đưa ra sau.
Hình: Kháng trở với mẫu nâng bả vai ra trước, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc
Nâng sau (D2 flex) và hạ trước (D2 ext)
Mẫu bả vai D2 gấp là nâng ra sau, như khi đưa tay lên và xoay ngoài, và mẫu bả vai D2 duỗi hạ ra trước, như khi nằm nghiêng chống tay ngồi dậy.
Để dễ nhớ, có thể hình dung bả vai di chuyển trên lồng ngực, hông di chuyển theo các hướng như trên mặt đồng hồ, với các hướng chéo D1 (1 giờ- 7 giờ) và D2 (11 giờ- 5 giờ).
Hình: Mẫu nâng nâng bả vai ra sau, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc
Hình: Mẫu hạ bả vai ra trước, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc
Mẫu Chậu (Pelvic Patterns)
Cũng như các mẫu bả vai liên quan đến các mẫu chi trên, các mẫu xương chậu iên quan đến các mẫu chi dưới (nhưng tầm vận động ít hơn). Có 4 mẫu chéo D1 (gấp/duỗi) và D2 (gấp/duỗi) tương tự như mẫu chéo bả vai.
Nâng trước (D1 flex) và hạ sau (D1 ext)
Hình: Kháng trở với mẫu nâng nâng chậu ra trước, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc
Nâng sau (D2 flex) và hạ trước (D2 ext)
MẪU CỔ
Gấp cổ và xoay sang bên
Hình: Mẫu gấp và xoay cổ sang trái, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc
Duỗi cổ và xoay sang bên
Hình: Mẫu duỗi và xoay cổ sang phải, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc
MẪU THÂN MÌNH PHỐI HỢP
Kết hợp các mẫu PNF chi trên có thể hoạt hóa các cơ thân, đặc biệt là các cơ xoay thân. Hai tay tiếp xúc với nhau, một tay giữ cổ tay kia, bàn tay kia tự do. Tay có bàn tay tự do có thể được gọi là tay dẫn. Vận động của tay dẫn xác định tên của mẫu thân.
Mẫu Nâng (Lifts) và Nâng đảo nghịch
Nếu tay dẫn theo mẫu D2 (gấp/dạng/xoay ngoài) Gấp, vận động được gọi là mẫu nâng (lifting pattern). Vận động đi xuống của mẫu thân được gọi là nâng đảo nghịch (reverse lifting pattern). Trong động tác nâng đảo nghịch, tay dẫn thực hiện mẫu D2 duỗi.
Có thể sử dụng tiếp xúc bằng tay để tạo thuận và thay đổi theo tình huống bệnh nhân. Kết hợp cả hai tay gia tăng sự lan truyền đến các cơ thân. Kháng trở có thể sử dụng để thúc đẩy vận động đẳng trương qua suốt tầm vận động hay gia tăng co cơ đẳng trường ở một tư thế mong muốn. Giữ tư thế nâng cuối tầm có thể tạo thuận duỗi thân, kéo dài một bên của thân và chuyển trọng lượng.
Hình: Mẫu nâng chi trên, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc
Mẫu chặt (choppings):
Mẫu thân còn lại gọi là mẫu chặt. Hai tay tiếp xúc như trên tay dẫn thực hiện mẫu D1 (duỗi/dạng/xoay trong) Duỗi. kết hợp các mẫu chi trên này tạo thuận gấp thân, làm ngắn thân một bên và chuyển trọng lượng. Vận động lên trên từ mẫu chặt được gọi là chặt đảo nghịch.
Ghi chú: Tài liệu này được MinhdatRehab biên soạn và dịch thuật từ các tài liệu tiếng Anh để hướng dẫn kỹ thuật cho khoá Cử nhân Vật lý trị liệu từ 2014. Các cá nhân và website đăng lại xin đính kèm nguồn tác giả hoặc website. Cám ơn
MinhdatRehab
Tài liệu tham khảo chính:
- Neurologic Interventions for Physical Therapy, 2nd edition. Suzanne “Tink” Martin, Mary Kessler. Saunder Elsevier. 2012. (Chương 9, Proprioceptive Neuromuscular Facilitation)
- PNF in Practice, 3rd edition, An Illustrated Guide. Susan S. Adler, Dominiek Beckers, Math Buck. Springer Medizin Verlag. 2008.
- Musculoskeletal Intervention, Techniques for Therapeutic Exercises. William E. Prentice. McGraw-Hill Education. 2014.