GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG VÙNG KHUỶU TAY VÀ CẲNG TAY. CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ

Cập nhật lần cuối vào 10/05/2023

XEM LẠI: Giải phẫu chức năng vùng cánh-cẳng tay: Xương và khớp

Các hoạt động gồm ở vùng khuỷu và cẳng tay gồm gấp và duỗi khuỷu tay, sấp và ngửa cẳng tay. Gồm những cơ một khớp hoặc cơ hai/ba khớp.

Mục lục

CÁC CƠ VÙNG KHUỶU TAY VÀ CẲNG TAY

Các cơ vùng khuỷu tay và cẳng tay gồm:

  • Cơ cánh tay (Brachialis)
  • Cơ cánh tay-quay (Brachioradialis)
  • Cơ nhị đầu (Biceps)
  • Cơ ngửa (Supinator)
  • Cơ tam đầu (Triceps)
  • Cơ khuỷu (Anconeus)
  • Cơ sấp tròn (Pronator teres)
  • Cơ sấp vuông (Pronator quadratus)
Khuỷu tay, nhìn từ trước, lớp nông
Khuỷu tay, nhìn từ trước, lớp nông
Khuỷu tay, nhìn từ trước, lớp sâu
Khuỷu tay, nhìn từ trước, lớp sâu
Khuỷu tay, nhìn từ sau, lớp nông
Khuỷu tay, nhìn từ sau, lớp nông
Khuỷu tay, nhìn từ sau, lớp sâu
Khuỷu tay, nhìn từ sau, lớp sâu
Khuỷu tay, nhìn từ ngoài
Khuỷu tay, nhìn từ ngoài
Khuỷu tay, nhìn từ trong
Khuỷu tay, nhìn từ trong

Cơ nhị đầu cánh tay (Biceps Brachii )

  • O: Củ trên ổ chảo, mỏm quạ
  • I: Lồi củ quay
  • A: Gấp  khuỷu, Quay ngữa cẳng tay, Gấp nhẹ khớp vai, Dạng nhẹ khớp vai khi xoay ngoài
  • N: TK cơ bì (C5, C6)
Cơ nhị đầu cánh tay

Cơ cánh tay  (Brachialis Muscle)

  • O: Nửa dưới mặt trước xương cánh tay
  • I: Lồi củ xương trụ
  • A: Gấp khuỷu
  • N: TK cơ bì (C5-C6)
Cơ cánh tay

Cơ cánh tay quay (Brachioradialis Muscle)

  • O: Lồi cầu ngoài xương cánh tay
  • I: Mỏm trâm quay
  • A: Gấp khuỷu, Quay sấp từ tư thế ngửa đến trung tính, Quay ngửa từ tư thế sấp đến trung tính
  • N: TK quay (C5, C6)
Cơ cánh tay quay

Cơ tam đầu cánh tay (triceps)

  • O: Đầu dài: củ dưới ổ chảo xương bả vai. Đầu ngoài (ngắn): dưới mấu chuyển lớn xương cánh tay. Đầu trong: Mặt sau của xương cánh tay
  • I: Mỏm khuỷu xương trụ
  • A: Duỗi khuỷu
  • N: Thần kinh quay (C7, C8)

Cơ khuỷu

  • O: Lồi cầu ngoài xương cánh tay
  • I: Mặt dưới và ngoài mỏm khuỷu xương trụ
  • A: Hỗ trợ duỗi khuỷu
  • N: TK quay (C7, C8)

Cơ Sấp tròn (pronator teres)

  • O: Lồi cầu trong xương cánh tay và mỏm xương trụ
  • I: Mặt ngoài xương quay tại điểm giữa
  • A: Sấp cẳng tay, Gấp khuỷu yếu
  • N: TK giữa (C6, C7)

Cơ Sấp vuông (prnator quadratus)

  • O: một phần tư dưới của xương trụ
  • I: Một phần tư dưới của xương quay
  • A: Sấp cẳng tay
  • N: TK giữa (C8, T1)

Cơ ngửa (supinator)

  • O Lồi cầu ngoài xương cánh tay và xương trụ kế cận
  • I: Mặt trước đầu trên xương quay
  • A: Ngửa cẳng tay
  • N: TK quay (C6)

Thần kinhKhoanh tuỷ
Cánh tayCơ bìC5, C6
Nhị đầuCơ bìC5, C6
Cánh tay quayQuayC5, C6, C7
Tam đầuQuayC6, C7, C8
KhuỷuQuay C7, C8, T1
Sấp trònGiữaC7, C8, T1
Sấp vuôngGiữaC8, T1
NgữaQuayC6
Bảng: Phân bố thần kinh cơ vùng khuỷu tay

CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ VÙNG KHUỶU VÀ CẲNG TAY

Hoạt động
GấpNhị đầu, cánh tay, cánh tay quay
DuỗiTam đầu
SấpSấp tròn và sấp vuông
NgữaNhị đầu, cơ ngửa
Bảng: Tóm tắt các hoạt động cơ cánh-cẳng tay

Gấp khuỷu tay

  • Cơ nhị đầu cánh tay (Biceps brachii)
  • Cơ cánh tay (Brachialis)
  • Cơ cánh tay quay (Brachioradialis)
  • Trợ giúp từ cơ sấp tròn (Pronator teres)
  • Nhận xét:
    • Cơ cánh tay là một cơ lớn, nhưng có cánh tay đòn nhỏ nhất, thuận lợi cơ học kém nhất.
    • Cơ nhị đầu có kích thước lớn và cánh tay đòn dài,
    • Tuy nhiên cơ cánh tay quay nhỏ hơn có cánh tay đòn dài nhất, do đó có thuận lợi cơ học tốt nhất trong động tác gấp khuỷu
    • Cơ cánh tay có vai trò lớn hơn khi cẳng tay quay sấp.
    • Cơ cánh tay quay hiệu quả nhất khi cẳng tay nửa sấp
    • Cơ nhị đầu gấp tốt hơn khi cẳng tay quay ngữa
image31
Hình: Góc kéo của các cơ gấp khuỷu

Duỗi khuỷu

  • Cơ tam đầu cánh tay (Triceps brachii)
  • Cơ khuỷu (Anconeus) trợ giúp

Sấp cẳng tay:

  • Cơ sấp tròn (Pronator teres)
  • Cơ sấp vuông (Pronator quadratus)
  • Cơ cánh tay quay (Brachioradialis)

Ngửa cẳng tay

  • Cơ nhị đầu cánh tay (Biceps brachii)
  • Cơ ngửa (Supinator)
  • Cơ cánh tay quay (Brachioradialis)
Đường tác dụng lực của các cơ ngửa (A) và sấp (B) cẳng tay

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG KHUỶU VÀ CẲNG TAY

Sức mạnh của các cơ cẳng tay

Nhóm cơ gấp gần như mạnh gấp đôi các cơ duỗi ở tất cả các vị trí khớp khiến chúng ta là người kéo tốt hơn là đẩy ra. Các lực khớp được tạo ra bởi  gấp đẳng trường tối đa ở một tư thế duỗi bằng khoảng hai lần trọng lượng cơ thể. Tư thế khuỷu tay  nửa sấp là tư thế có thể tạo lực gấp tối đa, tiếp theo là tư thế ngửa và cuối cùng là tư thế gấp. Tư thế bán sấp là tư thế được sử dụng nhiều nhất trong các hoạt động hàng ngày. Các bài tập gấp ở tư thế bán sấp nên được đưa vào các bài tập hàng ngày để lợi dụng tư thế mạnh của cẳng tay.

Sức mạnh duỗi khuỷu lớn nhất ở tư thế gấp khuỷu 90 độ. Đây là tư thế phổ biến của cẳng tay trong các hoạt động hàng ngày và hoạt động thể thao chi trên cần sức mạnh. Sấp và ngửa mạnh nhất ở tư thế nửa sấp và moment lực giảm nhiều ở tư thế sấp hoặc ngửa hoàn toàn..

Sự đồng vận giữa các cơ vận động khớp ổ chảo-cánh tay, khuỷu, & khớp quay-trụ

Khi khớp quay-trụ vận động qua tầm của nó, các cơ ổ chảo cánh tay và khuỷu co để làm vững hoặc hỗ trợ hiệu quả của vận động ở các khớp quay-trụ

Ví dụ khi vặn chặt ốc (ngửa xương quay-trụ) , chúng ta có xu hướng xoay ngoài vai và gấp khuỷu

Ngược lại, khi vặn lỏng ốc (sấp cánh tay), chúng ta có xu hướng xoay trong vai và duỗi khuỷu

Các cơ chủ vận và đối vận ở các khớp xung quanh co để hỗ trợ  làm vững cho hoạt động

Sự phối hợp lực của cơ:

Hình: Cơ ngửa và nhị đầu kết hợp trong hoạt động force couple để di chuyển xương quay quanh xương trụ từ cẳng tay sấp sang ngữa

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này