Bài viết liệt kê các mốc phát triển của trẻ nhỏ, giai đoạn từ 10 – 12 tháng tuổi, theo Pathways.org.
MinhDat Rehab
Mục lục
Vận động
Các mốc phát triển chính
- Kéo để đứng dậy và di chuyển kiểu bước ngang dọc theo đồ đạc
- Tự đứng và bước vài bước một cách độc lập
- Thay đổi các tư thế khác nhau để khám phá môi trường và lấy đồ chơi mong muốn
- Giữ thăng bằng trong tư thế ngồi khi ném đồ vật
- Vỗ tay
- Thả các đồ vật vào một hộp đựng có lỗ mở lớn
- Sử dụng ngón cái và ngón trỏ để nhặt các vật nhỏ
Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:
- Khó đứng dậy vì hai chân bị cứng và ngón chân chúc xuống
- Chỉ sử dụng tay để kéo đứng dậy
- Ngồi với trọng lượng dồn sang một bên
- Tay bị gập quá mức hoặc duỗi cứng
- Cần sử dụng tay để giữ tư thế ngồi
- Kiểm soát đầu kém khi ở tư thế dựng thẳng
Video trẻ 10 đến 12 tháng tuổi- Các mốc phát triển vận động cần tìm
Video về các mốc phát triển cảm giác ở trẻ 10 – 12 tháng tuổi minh hoạ cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc vận động mà em bé nên đạt được khi được 12 tháng tuổi.
Cảm giác
Các mốc phát triển chính
- Thích nghe các bài hát, nhạc
- Khám phá đồ chơi bằng bàn tay, các ngón tay và miệng
- Bò đến hoặc ra xa các vật mà bé nhìn thấy ở khoảng cách xa
Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:
- Dễ bị kích thích phản ứng với vận động
- Phản ứng mạnh khi chạm vào hoặc khi tiếp xúc với đồ vật có kết cấu mới
Video trẻ 10 đến 12 tháng tuổi- Các mốc cảm giác cần tìm
Video về các mốc phát triển cảm giác ở trẻ 10 – 12 tháng tuổi minh hoạ cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc cảm giác mà em bé nên đạt được khi được 12 tháng tuổi.
Giao tiếp
Các mốc phát triển chính
- Sử dụng các từ “mama” hoặc “papa” một cách có ý nghĩa
- Đáp ứng các yêu cầu đơn giản, ví dụ: “Đến đây”
- Tạo ra những chuỗi dài từ vô nghĩa trong giao tiếp xã hội
- Nói một hoặc hai từ
- Bắt chước âm thanh giọng nói
- Tiếng bập bẹ có âm thanh và nhịp điệu của lời nói
- Chú ý đến nơi bạn đang nhìn và chỉ vào
- Đáp ứng với “không”
- Bắt đầu sử dụng các vận của bàn tay để truyền đạt mong muốn và nhu cầu, ví dụ: vươn tay tới để được bế
Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:
- Không quay đầu khi ai đó gọi tên bé
- Không nhận ra được các từ quen thuộc, chẳng hạn như “mẹ” hoặc “mama”, bố hoặc “papa”
Video trẻ 10 đến 12 tháng tuổi- Các mốc giao tiếp cần tìm
Video về các mốc phát triển giao tiếp ở trẻ 10 – 12 tháng tuổi minh hoạ cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc giao tiếp mà em bé nên đạt được khi được 12 tháng tuổi.
Ăn uống
Các mốc phát triển chính
- Tự ăn bằng ngón tay
- Ăn ngày càng nhiều loại thực phẩm
- Bắt đầu sử dụng ly cốc có miệng
- Sẵn sàng thử ăn các loại rau nấu chín mềm, trái cây mềm và thức ăn mềm như chuối cắt lát, mì ống nấu chín
- Có thể đã sẵn sàng để bắt đầu tự ăn bằng dụng cụ ăn uống
- Thích nhiều mùi và vị hơn
- Bé có thể bắt đầu học cách sử dụng đồ dùng trong giờ ăn và có thể bắt đầu sử dụng ly cốc có miệng ở độ tuổi này. Thường làm đổ và giảm dần khi thực hành.
Hãy hành động sớm bằng cách liên hệ với nhân viên y tế nếu con bạn:
- Không dùng đầu ngón tay để bốc các miếng thức ăn nhỏ
- Bé từ chối thức ăn đặc, chỉ thích uống sữa
Video trẻ 10 đến 12 tháng tuổi- Các mốc ăn uống cần tìm
Video về các mốc phát triển ăn uống ở trẻ 10 – 12 tháng tuổi minh hoạ cho cha mẹ và người chăm sóc ví dụ về các mốc ăn uống mà em bé nên đạt được khi được 12 tháng tuổi.
Kỹ năng chơi và xã hội
Các khả năng chính
- Quan tâm đến tương tác với những người khác, ví dụ: chơi ú oà
- Duy trì giao tiếp bằng mắt với mọi người trong quá trình tương tác vui đùa
- Đưa hai tay ra để được bế lên
- Quay đầu khi được gọi tên
- Chỉ vào đồ vật quan tâm ưa thích vào lúc 12 tháng tuổi
- Thích chơi với đồ chơi có kết cấu khác nhau
- Thích chơi và đập các đồ chơi âm nhạc
- Thích nhiều loại chuyển động, chẳng hạn như được bố mẹ xoay nhẹ trên không
- Thường xuyên khám phá môi trường khi được đặt trên sàn
- Thích di chuyển để lấy được món đồ chơi mong muốn
Điều hợp
Các khả năng chính
- Di chuyển vào và ra khỏi các tư thế khác nhau (ví dụ: bò, leo, đi ngang, và đi) để khám phá môi trường và lấy đồ chơi mong muốn
- Giữ đầu về phía trước khi được kéo sang tư thế ngồi từ tư thế nằm ngửa
- Có thể tự kéo tay để đứng dậy
- Có thể giữ đầu thẳng đứng trong khi bò khi trẻ 11 tháng
- Chủ yếu bò hoặc đi để lấy đồ vật mong muốn
- Chịu trọng lượng qua hai bàn tay hoặc bàn chân khi di chuyển ra vào các tư thế và khi được hỗ trợ đứng
- Có thể ngồi không cần hỗ trợ và quay đầu nhìn các đồ vật mà không bị mất thăng bằng
- Có thể ném bóng và giữ thăng bằng
- Sử dụng cả hai bàn tay như nhau để chơi và khám phá các đồ chơi
- Có thể vỗ tay
- Thích và tìm ra nhiều cách khác nhau để di chuyển và chơi
Các hoạt động hàng ngày
Các khả năng chính
- Thường thích thời gian tắm rửa
- Có thể giữ yên khi được chở trên xe nếu không mệt hoặc đói
- Có thể chịu đựng việc thay tã mà không quấy khóc
- Không sợ bị ngửa đầu ra sau khi chuyển từ tư thế ngồi sang nằm ngửa
- Có thể sử dụng đầu ngón tay để nhặt các đồ vật nhỏ, chẳng hạn như những mẩu thức ăn nhỏ
- Ăn ngày càng nhiều loại thức ăn khác nhau
- Thường có thể tham gia mặc quần áo mà không khó chịu
- Đã có một lịch trình giấc ngủ ổn định
- Thường có thể tự giữ yên để đi ngủ
Thể hiện bản thân
Các khả năng chính
- Có thể được an ủi bằng cách âu yếm hoặc sự vuốt ve của cha mẹ
- Đã quen với những âm thanh hàng ngày và thường không bị chúng làm cho giật mình
- Thường vui vẻ nếu không đói hoặc mệt mỏi
- Có thể giữ yên với các trải nghiệm như đung đưa, sờ chạm và các âm thanh êm dịu
- Vui thích với nhiều loại kích thích cảm giác như sờ chạm, âm thanh và mùi
- Khóc và gây chú ý khi bị tổn thương
- Có thể tự xoa dịu khi bị khó chịu.
XEM THÊM VIDEO: HƯỚNG DẪN BỐ MẸ CHO NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA BÉ