ĐẠI CƯƠNG SINH CƠ HỌC. P2: CÁC THUẬT NGỮ

Cập nhật lần cuối vào 31/03/2023

XEM LẠI: Đại cương sinh cơ học. Phần 1: Giới thiệu 

Mục lục

Một số khái niệm giải phẫu cơ bản mô tả vận động người

Các tư thế tham chiếu

  • Tư thế giải phẫu
    • Là tư thế tham chiếu đứng, lòng bàn tay hướng về phía trước.
  • Tư thế chức năng
    • Tương tự như tư thế giải phẫu nhưng tay thư giãn hơn, lòng bàn tay hướng vào trong.
Hình 1-7. Tư thế khởi đầu giải phẫu và tư thế khởi đầu chức năng

Các hệ quy chiếu (tọa độ) và các loại góc

Để phân tích vận động, cần xác định một hệ quy chiếu không gian mà vận động đó xảy ra.

  • Hệ tọa độ 2 D có hai trục tưởng tượng vuông góc với nhau (x,y). Hai trục này tạo nên mặt phẳng x-y. Mỗi điểm trong mặt phẳng này được biểu diễn bởi khoảng cách từ điểm đó đến trục y hoặc x, (x,y).
  • Hệ tọa độ 3D dành cho các vận động trong không gian ba mặt phẳng (ví dụ động tác gấp và dạng đùi). Trong hệ tọa độ 3D, thứ tự mô tả là (ngang, thẳng đứng, trong-ngoài; hay x,y,z).

Có thể phân hệ tọa độ thành hai loại (hình 1-8):

  • Hệ tọa độ tương đối: Vận động phân đoạn được mô tả tương đối (so) với phân đoạn kế cận
  • Hệ tọa độ tuyệt đối: Hệ tọa độ cố định trong môi trường.
Hình 1-8. Hệ tọa độ tuyệt đối và tương đối. Hình trái: hệ tọa độ tuyệt đối đo lường góc phân đoạn tương quan với điểm xa. Hình phải, hệ tọa độ tương đối đo lường góc tương đối (B) từ hai phân đoạn

Các loại góc

  • Góc tuyệt đối: Là góc của phần cơ thể tương ứng với hệ tọa độ tuyệt đối (cố định trong môi trường). Góc tuyệt đối thường được sử dụng trong phân tích sinh cơ học.
Hình 1-9. Các góc tuyệt đối: tay (a), thân (b), đùi (c), và cẳng chân (d) của một người đang chạy.
Hình 1-10. Tọa độ của khớp háng, gối, cổ chân và các góc tuyệt đối của đùi và cẳng chân được xác định trong một hệ tọa độ tuyệt đối.
  • Góc tương đối:
    Là góc giữa các trục dọc của hai phân đoạn và cũng được gọi là góc khớp. Góc tương đối thường được sử dụng trên lâm sàng. Góc tương đối (ví dụ, góc khớp khuỷu) có thể mô tả mức độ gập hoặc duỗi ở khớp đó. Tuy nhiên, góc tương đối không mô tả vị trí của các phân đoạn trong không gian. Nếu một người có một góc tương đối 90° ở khớp khuỷu và giữ góc đó, cánh tay có thể ở vị trí bất kỳ.
Hình 1-11: Góc tương đối khuỷu (A) và gối (B)

Các thuật ngữ tư thế tương đối

  • Trong/Ngoài (di chuyển hướng về/ ra khỏi đường giữa cơ thể)
  • Gần /xa
  • Trên/ Dưới (hướng lên đầu/ hướng xuống bàn chân)
  • Trước/ Sau (phía trước, phía bụng/ phía sau, phía lưng)
  • Cùng bên/Đối bên
Hình 1-12. Một số thuật ngữ tư thế tương đối mô tả vận động


Các mặt phẳng và trục của vận động

Các mặt phẳng chính: Là các mặt phẳng vuông góc nhau và giao nhau ở trọng tâm


Trục xoay: là điểm quanh đó vận động xảy ra, vuông góc với mặt phẳng vận động.
Các mặt phẳng và trục chính (Hình 1-13):

  • Mặt phẳng đứng dọc (Sagittal): Chia ra các nửa phải và trái. Trục trong -ngoài
  • Mặt phẳng trán (Frontal, coronal): Chia ra các nửa trước và sau. Trục trước -sau
  • Mặt phẳng ngang (Transverse, horizontal): Chia nửa trên và dưới. Trục dọc
Hình 1-13. Các mặt phẳng và trục chính ở cơ thể người

Sự phân tích vận động đơn giản có thể được tiến hành ở một mặt phẳng chủ yếu. Ví dụ phân tích vận động các khớp ở chân trong động tác đi, chạy (hình 1-14).

Hình 1-14. Đánh dấu các mốc giải phẫu của video một người đang chạy để phân tích chuyển động học chân phải ở mặt phẳng đứng dọc.


Hầu hết vận động ở cơ thể người xảy ra ở nhiều mặt phẳng và ở nhiều khớp đòi hỏi sự phân tích ở cả ba mặt phẳng. Ví dụ động tác ném bóng (hình 1-15).

Hình 1-15. Vận động trong ba mặt phẳng ở động tác ném bóng. Vận động ở mặt phẳng đứng dọc được quan sát từ phía bên, vận động ở mặt phẳng trán từ phía sau; vận động ở mặt phẳng ngang từ phía trên.


Các vận động khớp:

Hình 1-16. Các vận động khớp cơ bản
  • Gấp và duỗi: vận động trong mặt phẳng song song với mặt phẳng đứng dọc
    • Gấp: Giảm góc độ của khớp trong mặt phẳng đứng dọc.
    • Duỗi: Tăng góc độ của khớp trong mặt phẳng đứng dọc
    • Gấp quá: Gấp quá mức bình thường
    • Duỗi quá: Duỗi quá mức bình thường
  • Dạng và khép: vận động trong mặt phẳng song song với mặt phẳng trán
    • Dạng: Vận động tách xa đường giữa
    • Khép : Vận động đến đường giữa
    • Dạng quá: Dạng quá điểm 180°
    • Khép quá: Khép quá điểm 0°
  • Xoay: vận động trong mặt phẳng song song với mặt phẳng cắt ngang
    • Xoay trong/xoay ngoài
    • Xoay sang phải/ trái của đầu và thân

Các thuật ngữ mô tả vận động khác

  • Gập bên: Dành cho nghiêng sang bên của đầu và thân
  • Xoay vòng: Vận động hình tròn
  • Vận động của xương bả vai
    • Nâng bả vai/ hạ bả vai
    • Tách bả vai ra xa (Protraction) /Ép bả vai gần nhau (Retraction)
    • Xoay bả vai lên trên (Upward rotation)/Xoay bả vai xuống dưới (Downward rotation)
  • Một số mô tả vận động đặc biệt
    • Khép ngang: kết hợp khép và gấp
    • Dạng ngang : kết hợp duỗi và dạng (ví dụ dạng ngang khớp vai)
    • Ngửa/sấp
    • Nghiêng bên quay/ nghiêng bên trụ
    • Gấp lòng bàn chân/gấp mu bàn chân
    • Xoay bàn chân vào trong (Inversion)/ xoay bàn chân ra ngoài (Eversion)
    • Sấp và ngửa bàn chân: Sấp ngửa bàn chân không đồng nghĩa với xoay bàn chân vào trong và ra ngoài. Sấp bàn chân gồm: Gấp mu bàn chân ở khớp cổ chân, Xoay xương cổ chân ra ngoài, Dạng ở phần trước bàn chân. Ngửa bàn chân gồm: Gấp lòng bàn chân, Xoay trong ở khớp các xương cổ chân, Khép phần trước bàn chân

Các độ tự do

  • Độ tự do (Degree of freedom, Df): Là số mặt phẳng mà một khớp có thể di chuyển
  • 1 độ tự do: Một trục
    • Ví dụ: khớp khuỷu, gian ngón, quay trụ (khuỷu), cổ chân
  • 2 độ tự do: Hai trục
    • Ví dụ: gối, bàn-đốt, cổ tay, khớp ngón cái
  • 3 độ tự do: Ba trục
    • Ví dụ: vai, háng, cột sống

Kết luận

Sinh cơ học là ứng dụng các kiến thức của cơ học để nghiên cứu vận động con người và như vậy là một môn học cần thiết cho những người làm việc có liên quan đến cải thiện, tăng cường vận động hoặc phòng ngừa và điều trị các rối loạn liên quan đến vận động. Để nghiên cứu vận động con người chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích định lượng hoặc định tính.

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này