ĐO TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP CHI DƯỚI

Cập nhật lần cuối vào 23/08/2023

XEM LẠI: LƯỢNG GIÁ VÀ ĐO TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP

Ghi chú: 

  • ROM = range of motion, tầm vận động
  • PROM = passive ROM, tầm vận động thụ động
  • AROM = active ROM, tầm vận động chủ động
  • goniometer = thước đo góc
  • S: Cành cố định (stationary arm)
  • F: Trục thước đo (fulcrum)
  • M: Cành di động (movement/movable arm)
  • ASIS = anterior superior iliac spine, gai chậu trước trên
  • MTP = metatarsophalangeal, bàn ngón chân

XEM THÊM: ĐO TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP CHI TRÊN

Mục lục

KHỚP HÁNG

Cách đo

Động tácTư thế bệnh nhânCành cố định (S)
Trục thước đo (F)
Cành di động (M)
Tầm độ bình thườngGhi chú
GấpNằm ngửaS: đường giữa mặt ngoài của xương chậu
F: mấu chuyển lớn
M: đường giữa mặt ngoài xương đùi đến lồi cầu ngoài
0–120°Xương chậu bệnh nhân không được xoay ra sau (có thể cần cố định)
DuỗiNằm sấpS: đường giữa mặt ngoài của xương chậu
F: mấu chuyển lớn
M: đường giữa mặt ngoài xương đùi đến lồi cầu ngoài
0–30°Xương chậu bệnh nhân không được xoay ra trước (có thể cần cố định)
DạngNằm ngửaS: ASIS bên kia
F: ASIS cùng bên
M: đường giữa trước của xương đùi
0–45°Chân bệnh nhân không được xoay ngoài
KhépNằm ngửaS: ASIS bên kia
F: ASIS cùng bên
M: đường giữa trước của xương đùi
0–30°Chân bệnh nhân không được xoay trong
Xoay ngoàiNgồi – nâng đầu dưới xương đùi sao cho song song với mặt giườngS: vuông góc với mặt sàn
F: phần trước xương bánh chè (chia đôi lồi cầu xương đùi)
M: đường giữa trước của xương chày (đến điểm giữa hai mắt cá)
0–45°Bệnh nhân ngồi cân đối hai bên, thân mình cố định
Xoay trongNgồi – nâng đầu dưới xương đùi sao cho song song với mặt giườngS: vuông góc với mặt sàn
F: phần trước xương bánh chè (chia đôi lồi cầu xương đùi)
M: đường giữa trước của xương chày (đến điểm giữa hai mắt cá)
0–45°Bệnh nhân ngồi cân đối hai bên, thân mình cố định

Minh hoạ hình ảnh

ROM gập háng, khởi đầu và kết thúc
ROM gập háng, khởi đầu và kết thúc
ROM duỗi háng, khởi đầu và kết thúc
ROM duỗi háng, khởi đầu và kết thúc
ROM dạng háng (b) và khép háng (c)
ROM dạng háng (b) và khép háng (c)
ROM xoay ngoài (b) và xoay trong (c) khớp háng
ROM xoay ngoài (b) và xoay trong (c) khớp háng

KHỚP GỐI

Cách đo

Động tácTư thế bệnh nhânCành cố định (S)
Trục thước đo (F)
Cành di động (M)
Tầm độ bình thườngGhi chú
GấpNằm ngửaS: đường giữa mặt ngoài xương cánh đùi đến mấu chuyển lớn
F: lồi cầu ngoài xương đùi
M: đường giữa mặt ngoài xương mác đến mắt cá ngoài
0–135°Khi đo tầm vận động chủ động, bàn chân bệnh nhân không được chạm mặt giường
DuỗiNằm ngửa, đặt một cuộn khăn dưới gót để nâng nhẹ chânS: đường giữa mặt ngoài xương cánh đùi đến mấu chuyển lớn
F: lồi cầu ngoài xương đùi
M: đường giữa mặt ngoài xương mác đến mắt cá ngoài
0–10°Hõm khoeo không được chạm mặt giường để đảm bảo duỗi gối đầy đủ 

Minh hoạ hình ảnh

ROM duỗi và gấp gối
ROM duỗi gối (a) và gấp gối (a)

KHỚP CỔ CHÂN

Cách đo

Động tácTư thế bệnh nhânCành cố định (S)
Trục thước đo (F)
Cành di động (M)
Tầm độ bình thườngGhi chú
Gấp mu (Dorsiflexion)Ngồi (bệnh nhân cũng có thể nằm ngửa hoặc nằm sấp với gối gập)S: đường giữa mặt ngoài xương mác đến đầu trên xương mác
F: ngay dưới mắt cá ngoài
M: song song với mặt ngoài xương bàn ngón 5
0–20°Bắt đầu với góc ở thước đo 900. Kết quả lấy trị số cuối trừ 900.
Gấp lòng (Plantar flexion)Ngồi (bệnh nhân cũng có thể nằm ngửa hoặc nằm sấp với gối gập)S: đường giữa mặt ngoài xương mác đến đầu trên xương mác
F: ngay dưới mắt cá ngoài
M: song song với mặt ngoài xương bàn ngón 5
0–50°Bắt đầu với góc ở thước đo 900. Kết quả lấy trị số cuối trừ 900.
Vặn trong (Inversion)Ngồi (bệnh nhân cũng có thể nằm ngửa với cẳng chân được nâng lên)S: đường giữa mặt trước xương chày đến lồi củ chày
F: giữa hai mắt cá chân
M: đường giữa trước của xương bàn 2
0–35°
Vặn ngoài (Eversion)Ngồi (bệnh nhân cũng có thể nằm ngửa với cẳng chân được nâng lên)S: đường giữa mặt trước xương chày đến lồi củ chày
F: giữa hai mắt cá chân
M: đường giữa trước của xương bàn 2
0–15°

Minh hoạ hình ảnh

ROM gấp mu (b) và gấp lòng (c)
ROM gấp mu (b) và gấp lòng (c) bàn chân
ROM vặn trong (b) và vặn ngoài (c) cổ chân
ROM vặn trong (b) và vặn ngoài (c) cổ chân

Lưu ý: Đúng ra vặn trong và vặn ngoài ở đây là thành phần vặn trong và ngoài của sấp và ngửa cổ bàn chân, bao hàm cả vận động của khớp dưới sên, khớp sên gót ghe và khớp gót hộp. Vặn trong và vặn ngoài đúng nghĩa xin xem thêm ở mà PHCN online video minh hoạ.

BÀN CHÂN: KHỚP BÀN – NGÓN CHÂN CÁI (FIRST MTP)

Cách đo

Động tácTư thế bệnh nhânCành cố định (S)
Trục thước đo (F)
Cành di động (M)
Tầm độ bình thườngGhi chú
Gấp MTP ngón cáiNgồi hoặc nằm ngửaS: đường giữa mặt trong xương bàn 1 
F: đường giữa mặt trong khớp MTP thứ nhất
M: đường giữa mặt trong đốt gần ngón cái
0–45°
Duỗi MTP ngón cáiNgồi hoặc nằm ngửaS: đường giữa mặt trong xương bàn 1 
F: đường giữa mặt trong khớp MTP thứ nhất
M: đường giữa mặt trong đốt gần ngón cái
0-70°
Dạng khớp MTP ngón cáiNgồi hoặc nằm ngửaS: đường giữa mặt mu  xương bàn thứ 1
F: mặt mu khớp MTP thứ nhất
M: đường giữa mặt mu đốt gần ngón cái
Đo thụ động vì phần lớn mọi người không thể dạng chủ động

Minh hoạ hình ảnh

ROM gập (b) và duỗi (c) khớp MTP thứ nhất
ROM gập (b) và duỗi (c) khớp MTP thứ nhất
ROM dạng khép khớp MTP thứ nhất
ROM dạng khép khớp MTP thứ nhất

VÍ DỤ LÂM SÀNG

Một ví dụ tiếng Anh để các bạn kỹ thuật viên tham khảo và cách ghi SOAP (Chủ quan, Khách quan, Lượng giá, Kế hoạch):

A 69-year-old patient underwent a ® total knee arthroplasty yesterday. He is pleasant and cooperative, but somewhat drowsy from the anesthesia. He is oriented to person, place, and time. He rates his ® knee pain at 4/10 (at rest) and 7/10 (with motion). He reports that he has not been out of bed since surgery. The goal for the day is to assess transfers and ability to ambulate. AROM assessment of the upper extremities reveals no deficits, and the L hip, knee, and ankle motions all demonstrate adequate range for bed mobility, transfers, and gait. When the patient is asked to flex the ® knee, it is obvious that this causes pain, but the patient is able to achieve approximately 50% of normal range. When he is asked to straighten the ® knee as far as possible, he can achieve close to full extension, but less than the unaffected side. Using a goniometer, you find that his knee flexion AROM is 60° and PROM is 67°. His AROM knee extension is lacking 15° from neutral and PROM extension is lacking 11° from neutral. The patient’s ® ankle AROM appears equal to that of the L except in the direction of dorsiflexion. Goniometric measure of ® ankle dorsiflexion shows the patient can achieve 2° actively and 9° passively with patient stating the back of his calf feels very tight with this motion.

Documentation (Ghi chép SOAP):

  • Subjective: Pt is drowsy but oriented × 3. Rates current ® knee pain at 4/10 at rest (0–10 scale; 10 = worst pain) and 7/10 c ̄ movement. States he has not been out of bed since awaking from surgery last night.
  • Objective: See ROM chart below.
  • Assessment: Pt c ̄ limited and painful A/PROM on ® knee; limited ® ankle df likely 2° to tightness of gastroc-soleus. Current A/PROM adequate for post-op bed mobility, TFs, and amb c ̄ AD.
  • Plan: Will initiate ® knee and ankle AROM exs for pt to complete in room; will issue HEP prior to D/C.

(Chữ viết tắt trong ghi chép:

  • Pt: = patient, bệnh nhân
  • ®, L: phải, trái
  • c ̄ (gạch ngay trên c) = with, với
  • df = dorsiflexion, gấp mu bàn chân
  • pf = plantar flexion, gấp lòng bàn chân
  • post-op = postoperative, sau phẫu thuật
  • TF = transfer, dịch chuyển
  • amb = ambulation, đi lại
  • AD = assistive device, dụng cụ trợ giúp
  • exs = exercises, các bài tập
  • HEP = home exercise program, chương trình tập ở nhà
  • D/C = discharge, xuất viện

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Gởi bình luận

Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này